‘Nhà nước ngầm’ và ‘Đầm lầy Washington’

‘Nhà nước ngầm’ và ‘Đầm lầy Washington’

Hương Thảo | DKN 5 giờ tới 989 lượt xem

\"\"/
Ảnh: NTDVN.

Bầu cử Mỹ hiện vẫn chưa có kết quả chung cuộc. Tuy nhiên, thông qua cuộc bầu cử lần này thế giới quả thật đã được chứng kiến rất nhiều điều khuất tất, ví như cái gọi là “Đầm lầy Washington” và thế lực “Nhà nước ngầm” trong nội bộ nước Mỹ, theo Vision Times.

“Đầm lầy Washington” là một cụm từ ám chỉ những nhóm lợi ích thâm căn cố đế tại thủ đô nước Mỹ, được ví von với những con cá sấu đầy rẫy trong đầm lầy. Chính những nhóm lợi ích này trên thực tế đang nắm thực quyền, đang thống trị nền chính trị tại Hoa Kỳ.

Vậy còn cụm từ Nhà nước ngầm (Deep State)? Ngoài chính phủ trên bề mặt mà chúng ta có thể nhìn thấy được ra, còn có một thế lực đen tối hắc ám, ẩn giấu trong bóng tối nhưng lại đang mạnh mẽ chi phối sự vận hành của chính phủ, sức ảnh hưởng của thế lực này là rất lớn đối với các quyết sách của chính phủ, do đó được đặt tên là Nhà nước ngầm.

Ở Mỹ, “Nhà nước ngầm” bao gồm những thành phần sau: các cơ quan tình báo chủ yếu của đất nước, các nhân vật chính trị cấp cao, một số quan chức thâm niên hoặc lâu năm không được bầu trong chính phủ (chẳng hạn như công chức cấp cao), các cá nhân nắm giữ quyền kiểm soát các tập đoàn thương mại, quân sự hoặc tội phạm chủ chốt, các cá nhân và công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp chống khủng bố, ngành tài chính quốc gia, các kênh truyền thông, … Các nhóm này đã cấu thành một nhóm lợi ích chung đan xen rất phức tạp, ở một mức độ nào đó rất giống với các nhóm đặc quyền thời phong kiến. Thế lực Nhà nước ngầm này tồn tại đã lâu, nhiều đời tổng thống Mỹ quả thật đã phát hiện ra điều này, nhưng có thể họ ném chuột sợ vỡ bình quý, vậy nên thường không động chạm đến chúng.

Ban đầu, các thành viên của “Nhà nước ngầm” này có ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng nhìn chung phần đông họ nghiêng nhiều về phía Đảng Dân chủ hơn. Vì kể từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào năm 1992, thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa”. Trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” này (từ năm 1992 đến 2016), đảng Dân chủ đã cầm quyền được 16 năm (Clinton và Obama), trong khi Đảng Cộng hòa chỉ có 8 năm (Bush con), và chính lợi thế nắm quyền trong thời gian dài hơn là yếu tố đầu tiên khiến lượng lớn các đảng viên Đảng Dân chủ trở thành thành viên của thế lực đen tối này.

Điểm thứ hai là, so với Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, đồng thời bản thân thế lực Nhà nước ngầm này cũng nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​toàn cầu hóa. Hai yếu tố này khiến thế lực đen tối ở “đầm lầy Washington” thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn đối với Đảng Dân chủ.

Ngay từ trước khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ “tát cạn đầm lầy”. Theo thống kê ghi nhận được, ông đã nhắc đến cụm từ này đến 79 lần chỉ tính riêng trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong 4 năm tại vị, ông cũng đã 75 lần đề cập đến nó. Trên thực tế ông cũng đang tấn công “cái đầm lầy” này trong một số lĩnh vực. Dù chưa thể nhổ tận gốc, nhưng những hành động của ông cũng đã có tác dụng nhất định đến quyền lợi của thế lực Nhà nước ngầm này, nên họ đã tìm mọi cách ngăn chặn việc tái đắc cử của ông. Trong lần bầu cử này, người ta có thể phần nào thấy được hành tung của cái thế lực đó.

Sau khi sự cố máy tính của Hunter Biden – con trai ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden bị phanh phui, tất cả các kênh truyền thông dòng chính cánh tả ở Mỹ đều im hơi lặng tiếng, và các mạng xã hội chủ chốt ở Mỹ như Twitter hay Facebook cũng mạnh tay che giấu tất cả các ngôn luận xoay quanh vụ bê bối này của gia đình Biden.

Hành động đồng bộ của một loạt các kênh truyền thông dòng chính như vậy khiến mọi người phải tự hỏi liệu có một thế lực nào ở Mỹ đang chi phối các kênh truyền thông khác nhau hay không. Bởi sau khi “Đạo luật Viễn thông năm 1996” được thông qua dưới thời chính quyền Clinton, ngành truyền thông Mỹ đã bị lũng đoạn nghiêm trọng. Sáu tập đoàn lớn, cụ thể là Viacom, News Corp, Comcast, CBS, Time Warner và Disney đã kiểm soát hơn 90% các công ty truyền thông trên khắp nước Mỹ.

Trong suốt quá trình bầu cử, các thông điệp của Tổng thống Trump liên tục bị kiểm duyệt và phong tỏa bởi các kênh truyền thông dòng chính. Ngay cả khi ông đưa ra cáo buộc gian lận trong một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc sau ngày bầu cử, tất cả các kênh truyền thông dòng chính đều ngắt chương trình phát sóng trực tiếp của ông với lý do không có bằng chứng xác thực. Họ chỉ là người đưa tin, tại sao họ lại có quan điểm của một nhà xuất bản.

Việc các kênh truyền thông dòng chính có thể đạt được sự đồng bộ nhất trí trong phối hợp như vậy là một điểm đáng kinh ngạc. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hành nghề cơ bản trong ngành truyền thông.

Không chỉ vậy, tất cả các bình luận trên Twitter và Facebook đề cạp đến gian lận bầu cử đều bị chặn hoặc đặt cảnh báo, gồm cả của những nhà xuất bản truyền thông cũng như người dân bình thường. Trong một xã hội nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên như Mỹ, thật khó hiểu tại sao một hành vi kiểm duyệt bóp nghẹt tự do ngôn luận mang tính đồn thuận như vậy lại có thể tồn tại giữa ban ngày.

Các nhóm lợi ích thâm căn cố đế trong giới chính trị Hoa Kỳ đã trực tiếp lũng đoạn chính sách đối nội và ngoại giao, tiến hành can thiệp quân sự và các hiệp định thương mại quốc tế hòng giúp một số ít giới tinh tú doanh nghiệp kiểm soát nguồn tài nguyên toàn cầu.

Thế lực đen tối này tin rằng quốc gia dân tộc chính là chướng ngại lớn đang ngáng trở họ, do vậy họ đang cố gắng hết sức để loại bỏ Tổng thống Trump, làm đủ mọi cách khiến ông rớt đài. Tổng thống Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu, chủ trương xé bỏ các hiệp định thương mại đa phương, điều này đã đe dọa đến lợi ích của nhóm người này, từ đó khiến Tổng thống Trump trở thành cái gai trong mắt.

Tổng thống Trump, một doanh nhân nhỏ bé chưa bao giờ nằm trong vòng tròn chính trị Washington, nhưng lại quyết tâm sẽ “Tát cạn đầm lầy Washington”, thì làm sao không bị các thế lực đen tối thâm căn cố đế này tẩy chay cho được? Nếu không hiểu rõ bối cảnh này, chúng ta sẽ rất khó hiểu được một loạt các hiện tượng kỳ lạ đang xảy ra trong cuộc bầu cử lần này.

Bài Liên Quan

Leave a Comment