Ân xá Quốc tế: Facebook và Google \’đồng lõa\’ với việc kiểm duyệt tại Việt Nam
1 tháng 12 2020Cập nhật 7 giờ trước
Tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Ân xá Quốc tế nói Facebook và Google đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam kiểm duyệt những lời chỉ trích và trấn áp tiếng nói của giới bất đồng chính kiến.
Trong một báo cáo mới, tổ chức này cáo buộc các gã khổng lồ công nghệ đã \”đồng lõa sâu rộng\” với chính phủ Việt Nam, bằng cách chặn nội dung bị nhà chức trách cho là chỉ trích chính quyền.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam được cho là có tiếng hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Trong những năm gần đây, một số blogger đã bị bỏ tù vì đăng các bài báo chỉ trích nhà nước Cộng sản.
\”Trong thập niên trước, quyền tự do ngôn luận phát triển mạnh mẽ trên Facebook và YouTube ở Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, nhà chức trách bắt đầu tập trung vào những phát biểu ôn hòa trực tuyến xem đây như một mối đe dọa hiện hữu đối với chế độ\”, Ming Yu Hah, Phó khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
\”Ngày nay, các nền tảng này đã trở thành nơi săn lùng của các nhà kiểm duyệt, quân đội trên không gian mạng và dư luận viên do nhà nước bảo trợ. Bản thân các nền tảng này không chỉ đơn thuần để cho điều đó xảy ra – mà họ ngày càng đồng lõa.\”
Báo cáo dài 78 trang của Amnesty dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư và nhà văn.
Các nhà hoạt động cáo buộc rằng nội dung của họ được đăng trên Facebook và YouTube, vốn thuộc sở hữu của Google, ngày càng bị chặn ở Việt Nam.
Chẳng hạn, nhà báo tự do Trương Châu Hữu Danh đăng trên Facebook về một vụ được cho là bê bối tham nhũng ở Việt Nam, nhưng sau đó được thông báo rằng các bài đăng của ông bị hạn chế ở Việt Nam do \”các hạn chế pháp lý địa phương\”. Ông không được cung cấp bất kỳ cách nào để tranh cãi điều này, Trương Châu Hữu Danh nói.
Trong tháng 4, Facebook tuyên bố sẽ \”tăng cường đáng kể\” việc tuân thủ các yêu cầu của chính phủ Việt Nam về việc gỡ bỏ nội dung.
Kể từ đó, số lần nền tảng mạng xã hội này hạn chế nội dung ở Việt Nam đã tăng 983%, từ 77 trong nửa cuối năm 2019 lên 834 trong nửa đầu năm 2020, theo Báo cáo Minh bạch mới nhất của Ân xá Quốc tế.
Tương tự, Google nhận được 74 yêu cầu xóa \”chỉ trích chính phủ\” trong nửa cuối năm 2019, tăng từ 44 yêu cầu trong nửa đầu năm, Amnesty cho biết. Điều này bao gồm yêu cầu xóa hơn 3.000 video chỉ trích đảng và chính phủ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lưu ý rằng \”quân đội mạng\” và \”đạo quân dư luận viên\”, bao gồm một đơn vị quân đội cũng như các tình nguyện viên của Đảng Cộng sản, đang tích cực quấy rối các nhà hoạt động nhân quyền trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Ân xá Quốc tế ước tính Việt Nam có 170 tù nhân lương tâm tại, trong đó 69 tù nhân bị giam cầm \”chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ\”.
Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á cho các công ty công nghệ.
Năm 2018, doanh thu của Facebook từ Việt Nam là gần 1 tỷ đôla – gần một phần ba doanh thu Đông Nam Á – theo ước tính trong ngành được Tổ chức Ân xá Quốc tế trích dẫn. Google được cho là đã kiếm được 475 triệu đôla trong cùng thời gian, chủ yếu từ quảng cáo trên YouTube.
Việt Nam chưa bao giờ cấm các công ty truyền thông xã hội, nhưng vào tháng 4 năm nay, hai nguồn tin tại Facebook nói với hãng tin Reuters rằng các máy chủ địa phương của họ được đặt ở chế độ không họat động cho đến khi họ đồng ý tăng cường kiểm duyệt các bài đăng \”chống nhà nước\” đối với người dùng địa phương.
Người phát ngôn của Facebook nói với BBC:
\”Không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng quan điểm với các chính phủ về các vấn đề như ngôn luận và tự do biểu đạt, kể cả ở Việt Nam, nhưng chúng tôi nỗ lực làm việc để bảo vệ quyền này trên toàn thế giới.\’\’
\”Trong vài tháng qua, chúng tôi đã phải đối mặt với thêm nhiều áp lực từ chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn, tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục thể hiện bản thân.\”
Google tuyên bố trong một văn bản gửi cho Ân xá Quốc tế rằng họ sử dụng \”cách tiếp cận ít hạn chế nhất để xóa nội dung bằng cách chặn [nội dung] trong những khu vực pháp lý liên quan, trong khi vẫn cung cấp nội dung đó ở các khu vực pháp lý khác trên toàn cầu\”.