Thỏa thuận khả thi về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu của Huawei
8 giờ trước
Theo các báo cáo, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang thảo luận về một thỏa thuận khả thi với Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei.
Thỏa thuận được cho là sẽ cho phép bà Mạnh trở về Trung Quốc từ Canada, nơi bà bị bắt vào năm 2018.
Theo tờ Wall Street Journal, tờ báo đầu tiên đưa tin về thương vụ khả dĩ này, bà Mạnh sẽ phải thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Bà Mạnh phải đối mặt với cáo buộc của Mỹ về việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ giáng lên Iran.
Các tội danh liên quan đến gian lận ngân hàng là việc lừa dối ngân hàng HSBC theo hướng có thể khiến ngân hàng này vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Tuần này đánh dấu hai năm kể từ khi bà Mạnh bị bắt theo lệnh của Mỹ khi bà đang đổi chuyến bay ở Vancouver.
Kể từ đó, bà đã chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ để hầu tòa.
Hiện bà đang được tại ngoại nhưng không được phép rời khỏi Vancouver, nơi bà có một ngôi nhà ở đó.
Các cuộc đàm phán giữa các luật sư của bà Mạnh và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã được xúc tiến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng trước.
Bà Mạnh vẫn nghĩ mình không làm bất cứ điều gì sai trái nên được ghi nhận là miễn cưỡng trong việc thừa nhận những điều mà bà cho là không được đúng.
Động cơ chính trị
Huawei và bà Mạnhbị cáo buộc mưu đồ lừa gạt HSBC và các ngân hàng khác bằng trình bày không đúng về mối quan hệ của công ty với Skycom, một công ty bình phong bị tình nghi hoạt động tại Iran.
Các nhà chức trách Mỹ cáo buộc Huawei đã sử dụng Skycom để có được hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ vốn bị cấm vận tại Iran.
Bà Mạnh, con gái của nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), từ lâu vẫn luôn khẳng định bà vô tội, chỉ rõ vụ bắt giữ bà là có động cơ chính trị.
Chính quyền Trump đã nhắm mục tiêu vào Huawei, chỉ ra thiết bị của Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để theo dõi, cáo buộc mà công ty đã liên tục phủ nhận.
Năm ngoái, Mỹ đã đưa gã khổng lồ viễn thông có trụ sở tại Thâm Quyến này vào danh sách đen và gây áp lực buộc các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G của họ.
Hiện Mỹ yêu cầu bất kỳ công ty nào bán công nghệ của Mỹ sản xuất cho Huawei trước tiên đều phải có giấy phép.
Xích mích
Các hạn chế về xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt các thành phần mang tính sống đối với Huawei và khiến công ty này phải bán rẻ đi Honor – thương hiệu điện thoại dành cho giới trẻ.
Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng đã gây ra xích mích về mặt ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada.
Sau vụ bắt giữ bà, Trung Quốc đã cắt nguồn nhập khẩu hạt cải dầu của Canada và bắt giữ hai người Canada về tội danh gián điệp, hiện vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên án động thái này, tranh luận rằng hai người đàn ông này được dùng như công cụ trong cuộc đấu ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.