Trung Quốc và Úc: Cuộc cãi vã trên Twitter nhanh chóng leo thang thế nào

Trung Quốc và Úc: Cuộc cãi vã trên Twitter nhanh chóng leo thang thế nào

5 giờ trước

\"A
Chụp lại hình ảnh,Tập Cận Bình và Scott Morrison dường như không thèm nhìn mặt nhau trong những ngày này

Từ những lời nhục mạ đầy giận dữ cho đến việc kiểm duyệt trên WeChat, cuộc cãi vã giữa Trung Quốc và Úc về một dòng tweet gây tranh cãi đã leo thang thành cuộc ăn miếng trả miếng trên mạng trong những ngày gần đây.

Chất xúc tác cho cuộc tranh cãi ồn ào khởi nguồn từ việc quan chức hàng đầu của chính phủ Trung Quốc đăng một tấm ảnh giả.

Nhưng sự đổ vỡ về mặt ngoại giao là có thực, nhấn chìm mối quan hệ vốn đã mong manh giữa hai nước xuống vực thẳm.

Cảnh báo: Câu chuyện có thể chứa hình ảnh gây tổn thương.

\’Thực sự kinh tởm\’

Tất cả bắt đầu từ một dòng tweet gây sốc.

Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã đăng một bức hình giả mạo trên Twitter, như là phản ứng trước một báo cáo kết tội hồi tháng trước về tội ác chiến tranh của Úc.

\"In

Chúng tôi đã làm mờ một phần, nhưng bức ảnh cho thấy một binh sĩ Úc đang cười toe toét và cầm một con dao dính đầy máu kề vào cổ một đứa bé người Afghanistan.

Ông Triệu viết: \”Sốc trước việc binh lính Úc sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi cực lực lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm.\”

Chưa đầy hai giờ sau, Scott Morrison, thủ tướng Australia, lên sóng truyền hình quốc gia yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi. Dùng ngôn ngữ không còn tính ngoại giao nhất cho đến nay, ông gọi nó là \”thực sự kinh tởm, xúc phạm sâu sắc, cực kỳ vô nhân đạo\”.

Ông nói thêm rằng Úc đã thiết lập một quy trình minh bạch để điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh, như là một quốc gia \”dân chủ, tự do\”.

\"Scott
Chụp lại hình ảnh,Scott Morrison nói bài đăng là một hành vi \”xấu hổ\” và \”gây kinh hãi\”

Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi đàm phán ngoại giao của Úc.

Bắc Kinh có vẻ ít hứng thú trong việc này: một vài giờ sau, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trả đũa. Bà nói: \”Không phải Trung Quốc mà chính Úc, nên cảm thấy xấu hổ.\”

Trên Weibo, một nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, nghệ sĩ đứng đằng sau bức hình này cũng tham gia vào cuộc tranh cãi, đăng bài viết rằng anh ta không ngờ là \’Lão Già Morrison\’ cũng trả lời.

Không mất nhiều thời gian để các nước khác can dự vào, đứng về phía Úc.

Pháp gọi hình ảnh này là \”gây sốc và sỉ nhục\” đối với các quốc gia từng tham chiến ở Afghanistan, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói bà đã nêu lên quan ngại với Trung Quốc về \”bài đăng không đúng sự thật\”, trong khi ở Mỹ, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói:

\"1px

Ngay cả Hội đồng An ninh Nhà Trắng cũng ra đòn hú họa, đề cập tới việc trước đây Trung Quốc áp đặt thuế cao ngất cho rượu vang Úc

\"1px

Nhưng không có lời xin lỗi nào từ Trung Quốc, chỉ có sự leo thang cương quyết từ các phía, nói rằng hình ảnh đó là biếm họa và sự phản ứng là thái quá.

Đối với Úc, Trung Quốc phải nói rằng: \”Các cáo buộc được đưa ra chỉ đơn thuần nhằm phục vụ hai mục đích. Một là lệch hướng sự chú ý của công chúng ra khỏi những hành động hung ác kinh khủng của một số binh sĩ Úc. Hai là đổ lỗi cho Trung Quốc về việc làm xấu đi mối quan hệ song phương.\”

Và đối với Pháp, Trung Quốc chỉ ra cái việc bảo vệ mãnh liệt của nước này với quyền biếm họa cách đây không lâu. \”Quyền tự do ngôn luận mà bạn khoác lác nằm ở đâu?\” Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris vặn lại.

Cuộc cãi vã đã tiến một bước mạo hiểm vào địa hạt mới hôm thứ Ba – theo nghĩa đen – khi ông Morrison thực hiện bước hiếm hoi trong việc sử dụng nền tảng nhắn tin Trung Quốc WeChat để thu hút người Trung Quốc, đặc biệt là cộng đồng lớn đang sống ở Úc.

Ông viết, tranh chấp ngoại giao \”không làm sụt giảm lòng tôn trọng và sự đánh giá cao đối với cộng đồng người Hoa ở Úc\”, đồng thời nhắc lại những lời chỉ trích trước đó về hình ảnh giả mạo và bảo vệ việc Úc xử lý các cuộc điều tra tội ác chiến tranh.

Tin nhắn bị chặn và \’sờ lưng cọp\’

Đến sáng thứ Tư, thông điệp của ông Morrison đã được 50.000 người dùng WeChat đọc.

Tuy nhiên, ngay tối hôm đó, bài đăng của ông đã bị WeChat xóa sạch. Một thông báo lưu ý từ trung tâm hoạt động của nền tảng này nói rằng nội dung đã vi phạm các quy định, bao gồm \”xuyên tạc các sự kiện lịch sử và gây hoang mang dư luận\”.

Sau đó, trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc xuất hiện bài viết và tranh biếm họa này.

\"Screenshot

Tờ Thời báo Hoàn cầu viết: \”Một số người phương Tây rất không quen với những lời chỉ trích của người Trung Quốc. Phương Tây giống như một con cọp mà không ai dám sờ vào lưng.

\”Bức họa châm biếm gồm cả sự cường điệu nghệ thuật. Nó gây khó chịu cho các quan chức Úc. Nhưng hãy thử nghĩ xem: Đã bao nhiêu lần phương Tây sản xuất biếm họa mạo phạm một số người không phải phương Tây? … Tại sao họ không thể chấp nhận được khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc theo sát với lời chỉ trích? \”

Trong khi đó, ông Morrison thì đang ngập đầu trong cơn giận của cư dân mạng Trung Quốc yêu cầu ông xin lỗi và rút lời.

Vậy tất cả những điều này thực sự là gì?

Cuộc khẩu chiến này không phải từ trên trời rơi xuống. Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã bị rạn nứt ngay từ đầu. Đầu năm nay, lời kêu gọi của Canberra về việc truy nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đã chịu phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.

Các cáo buộc xuất hiện từ cả hai phía về các vấn đề bao gồm cả gián điệp và tự do báo chí, trong khi các lệnh trừng phạt kinh tế cũng được triển khai.

Nhưng \”cuộc chiến tranh tweet\” này đưa cuộc tranh chấp sang tầm ảnh hưởng mới, giáo sư James Laurenceson từ Viện Quan hệ Trung Quốc Australia lưu ý.

Ông cho rằng dòng tweet từ ông Triệu là mồi nhử và sự leo thang về một mặt nào đó là không thể tránh khỏi vì mạng xã hội có thể là mảnh đất màu mỡ cho \”phản ứng cảm tính hơn là cái đầu lạnh\”.

\”Ông Triệu có một thành tích trong quá khứ về điều này. Ông ấy đã từng làm điều tương tự với một số quốc gia trước đây. Vì vậy, tôi nghĩ đó có chút châm chọc\”, ông nói với BBC.

Nhưng ông lưu ý rằng phản ứng cứng rắn của Thủ tướng Úc cũng là một loại \”củng cố rằng trò châm chọc có hiệu quả\”.

\”Phản ứng của chúng tôi là theo trình tự, nhưng có lẽ đó không phải là phản ứng lý trí và điềm tĩnh mà chúng ta cần,\” Giáo sư Laurenceson nói thêm.

Không ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc chiến ngoại giao mới này. Đầu tuần này, việc Twitter đã từ chối yêu cầu của Canberra xóa bỏ hình ảnh giả mạo đã châm ngòi cho tất cả, mặc dù bài đăng đã được gắn nhãn là nội dung nhạy cảm.

Trong khi đó, dòng tweet vẫn được ghim lên đầu đầy tự hào trên tài khoản Twitter của ông Triệu – bài viết đã được gần 65.000 lượt \”thích\”.

Preeti Jha và Frances Mao đưa tin

Bài Liên Quan

Leave a Comment