Ngôi sao Giáng sinh. (Ảnh minh họa: Pixabay)
Ngày 21/12 sắp tới, lần đầu tiên trong vòng 800 năm, bầu trời sẽ xuất hiện một hiện tượng đặc biệt
Bình luậnThanh Hương • 07/12/20
Năm 2020 là một năm đầy hỗn loạn với những sự kiện lớn liên tiếp phát sinh. Tuy nhiên, may mắn làm sao mùa Giáng sinh này sẽ chứng kiến một \”phép màu nhỏ\” có thể phần nào mang đến hy vọng và niềm tin cho nhân loại vững bước vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Vào ngày 21/12 sắp tới, mọi người sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác kinh ngạc giống như ba nhà thông thái năm xưa khi họ ngước lên bầu trời và nhìn thấy “Ngôi sao Giáng sinh”, hay “Ngôi sao của Bethlehem”, tỏa sáng rực rỡ.
Nguồn gốc của \”Ngôi sao Giáng sinh\” được đề cập đến trong Kinh Thánh (Matthew 2: 1-10) như sau:
Khi Chúa Jesus giáng sinh ở Bethlehem, dưới thời vua Herod, có ba nhà thông thái từ phương Đông đi tới Jerusalem gặp Herod và hỏi nhà vua: “Xin Ngài cho biết vua của người Do Thái (tức là Jesus) được sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao sáng của nhà vua ấy xuất hiện ở phương Đông nến muốn đến đó để tôn vinh nhà vua”.
Vua Herod và mọi người trong thành Jerusalem lúc ấy đã rất ngạc nhiên và bối rối trước câu hỏi của các nhà thông thái. Herod đã triệu tập tất cả các thầy tu và các nhà thông thái trong thành Jerusalem, yêu cầu họ dự đoán nơi mà Jesus sẽ được sinh ra. Họ bảo cho Herod biết rằng, theo dự đoán của một nhà tiên tri thì Jesus sẽ giáng sinh tại Bethlehem, thuộc nước Do Thái (nước Israel ngày nay). Thế là Herod chỉ đường cho 3 nhà thông thái đến Bethlehem để tìm hài nhi vừa giáng sinh, và dặn rằng khi tìm được thì báo cho Herod để ông cùng đến tôn vinh Jesus.
Sau đó, ba nhà thông thái lên đường, đi theo hướng của ngôi sao sáng mà họ đã nhìn thấy. Ngôi sao ấy luôn ở phía trước họ, dẫn đường cho họ đến Bethlehem và cuối cùng ngôi sao dừng lại ngay đúng ở nơi mà Jesus đã giáng sinh.
Chúng ta biết rằng, các hành tinh trong hệ Mặt trời chuyển động xung quanh Mặt trời với tốc độ khác nhau: Các hành tinh càng gần Mặt trời thì chuyển động càng nhanh so với các hành tinh ở xa Mặt trời. Cho nên, từ Trái đất quan sát, ta sẽ thấy có những lúc hành tinh này vượt qua hành tinh kia. Hiện tượng này được gọi là “giao hội”, xảy ra khá phổ biến trên bầu trời đêm. Khi hai hoặc nhiều hành tinh tiến đến rất gần nhau rồi thẳng hàng với nhau, ta nhìn thấy như chúng nhập vào với nhau thành một hành tinh rất sáng.
Theo một báo cáo từ Forbes Media, lần đầu tiên trong vòng 800 năm trở lại đây, vào ngày 21/12/2020, Sao Mộc và Sao Thổ sẽ \”giao hội\” với nhau, khiến chúng trông giống như một \”hành tinh kép\” tỏa sáng cực kỳ rực rỡ.
Nhà thiên văn học Patrick Hartigan của Đại học Rice giải thích rằng, cứ khoảng 20 năm một lần, các hành tinh này sẽ \”gần như thẳng hàng\”.
Tuy nhiên, hiện tượng các hành tinh xuất hiện gần nhau như thế này là \”đặc biệt hiếm\”, và sự kiện như vậy sẽ không xảy ra cho đến ngày 15/3/2080.
Hartigan nói với Forbes: “Bạn sẽ phải quay ngược thời gian, trở lại trước bình minh ngày 4/3/1226, để chứng kiến những hành tinh này \’giao hội\’, và có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm\”.
Đối với những người thích ngắm sao thì đây hẳn là một cảnh tượng thú vị không nên bỏ qua, nhưng đối với những người theo Đạo Thiên Chúa thì sự xuất hiện của \”Ngôi sao Giáng sinh\” có một ý nghĩa quan trọng hơn – nó có thể khơi dậy hy vọng của họ trong năm 2020 đầy biến động này.
Thanh Hương