Brexit: Anh ký FTA với Singapore và VN còn hội đàm với EU vẫn bế tắc

Brexit: Anh ký FTA với Singapore và VN còn hội đàm với EU vẫn bế tắc

5 giờ trước

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng thương mại Anh, bà Lizz Truss và người tương nhiệm Singapore Chan Chun Sing tại lễ ký FTA ở Singapore hôm 10/12

Bộ trưởng Thương mại Anh, bà Lizz Truss vừa ký với người tương nhiệm Singapore hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) trước khi bay sang Việt Nam trong khi bế tắc đàm phán EU-Anh sẽ còn kéo tới cuối tuần này.

Các báo Anh hôm 10/12/2020 đồng loạt loan tin về việc ký kết thỏa thuận FTA với Singapore, đảm bảo quy chế mậu dịch cho Anh với đảo quốc giàu có ở Đông Nam Á.

Trị giá trao đổi mậu dịch của Anh với Singapore nay đạt trên 22 tỷ USD (17 tỷ bảng).

Chuyển đối tác có sẵn của EU thành bạn hàng của Anh

Theo BBC News, thỏa thuận này “về cơ bản giống như những gì Singapore đã ký với Liên hiệp châu Âu (EU).

Giới quan sát nói cách làm của Anh trên đường ra khỏi EU là tạo ra các \’continuity trade deal\’ – thỏa thuận rập khuôn quy chế thương mại EU đã có sẵn.

Động tác này, biến hiệp định thương mại của EU với đối tác thành FTA với Anh, kèm theo sửa đổi không lớn, giúp Anh cắt ngắn thời gian đàm phán từng FTA riêng với các đối tác.

Đây cũng là cách mà Anh sẽ làm với Việt Nam.

Trang của chính phủ Anh cho hay bà Lizz Truss, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế “sẽ tới Việt Nam để ký một thỏa thuận về quan hệ mậu dịch mà trong thời gian từ 2010 tới 2019 đã tăng ba lần, lên tới 5,7 tỷ bảng.”

Chính phủ Anh cho hay: \’Chừng 99% thuế quan sẽ được xóa bỏ trong vòng bảy năm, gồm cả thuế đánh vào máy móc, dược phẩm, vốn là các hàng xuất khẩu đầu bảng của chúng ta sang Việt Nam.”

Nhìn chung, theo lời bà Truss nói về các thỏa thuận FTA ký với Đông Nam Á thì “tất cả đều rất quan trọng cho tương lai của Anh với tư cách là quốc gia thương mại độc lập”.

Bà Truss cho rằng các FTA này sẽ “mở đường cho đối tác kỹ thuật số của Anh với các nước này, và để Anh gia nhập TPP”.

Anh Quốc nhấn mạnh đến vai trò tương lai của mình như một trung tâm (hub) có tầm vóc toàn cầu về dịch vụ và công nghệ kỹ thuật số.

\"Boris
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Boris Johnson

Bữa tối không giải quyết được bế tắc

Cùng thời gian, các báo Anh tỏ ra bi quan về khả năng EU và Anh đạt thỏa thuận thương mại hậu Brexit sau bữa tối của lãnh đạo hai bên hôm thứ Tư.

Thủ tướng Boris Johnson đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen tại

Brussels hôm qua, 09/11 nhưng “cuộc bàn thảo trong bữa tiệc tối” của họ không đi đến đâu.

Bà von der Leyen nói hai bên “vẫn còn khoảng cách lớn”, điều Phủ Thủ tướng Anh (Downing Street) cũng xác nhận.

Hai nhà lãnh đạo chỉ thị cho cấp dưới là các nhà đàm phán về Brexit tiếp tục họp trong ngày 10/12 và muộn hơn.

Trong đảng Bảo thủ đang cầm quyền, những người ủng hộ cho phương án chấm dứt năm chuyển tiếp (2020) bằng việc Anh \’giành độc lập toàn bộ\’ khỏi các ràng buộc của EU cùng một số tờ báo Anh đang khích lệ thủ tướng Johnson “tỏ ra quyết đoán” và chấp nhận \’no-deal Brexit\’.

Nguy cơ \’no-deal Brexit\’, tức là không đạt thỏa thuận điều chỉnh quan hệ thương mại hai bên từ 01/01/2021 ngày càng tăng.

Phản ánh xu thế này, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab nói “thảo luận sẽ không kéo dài quá ngày Chủ Nhật 13/12.

Downing Street nói đến Chủ Nhật tuần này Anh Quốc sẽ phải quyết định cứng rắn về tương lai hội đàm với EU trong lúc xu hướng tại Anh sẵn sàng bỏ đàm phán tăng lên.

Anh đã ký thỏa thuận Brexit từ năm ngoái với EU nhưng cả năm 2020 được hai bên đồng ý là thời gian chuyển tiếp nhằm đạt hiệp định thương mại song phương.

Những bất đồng lớn vẫn còn về quyền đánh bắt cá, các quy tắc cạnh tranh kinh doanh và cách thức giám sát một thỏa thuận.

Nếu không đạt được gì thì từ năm mới, hai bên sẽ trao đổi thương mại trên nguyên tắc thành viên Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO.

Khi đó, theo một số cơ quan về kinh tế cảnh báo giá hàng nhập từ EU (chiếm 26% thực phẩm tiêu thụ tại Anh) sẽ tăng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment