Điểm danh những điểm nóng quân sự trong năm 2020
Năm 2020 là một năm đầy biến động với việc sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã trở thành vấn đề y tế toàn cầu. Tuy nhiên không phải vì vậy mà năm nay là một năm hòa bình, ngược lại lại là một năm vô cùng nhiều biến động với một loạt các điểm nóng quân sự nguy hiểm mới trong khi các cuộc xung đột quân sự cũ từ những năm trước vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nguồn ảnh: QQ.Điểm nóng quân sự 2020 đáng chú ý đầu tiên là cuộc đụng độ quân sự khốc liệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp Đông Ladakh từ hồi giữa tháng 5. Vào thời điểm này, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc dồn quân tới Ladakh với âm mưu thay đổi hiện trạng, trong khi đó Trung Quốc đáp lại bằng việc nói rằng Ấn Độ cố tình gây căng thẳng ở biên giới để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân về Covid-19 đang diễn biến cực kỳ phức tạp trong nước. Nguồn ảnh: QQ.\\Cao điểm nhất là vào hồi tháng 6 khi một cuộc ẩu đả lớn đã khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ tử vong và hàng chục lính khác bị thương khi họ mở một cuộc tấn công nhằm đẩy lùi quân Trung Quốc tại các chốt. Quân đội Trung Quốc đã phản công hiệu quả và nhiều lần tung hình ảnh cho thấy rất nhiều lính Ấn Độ bị bắt sống. Vụ việc đã đẩy xung đột lên cao trào và người ta đã nghĩ rằng cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á sẽ nổ ra. Nguồn ảnh: QQ.Tiếp theo đó là hàng loạt hoạt động quân sự quy mô lớn của cả Trung Quốc và Ấn Độ dồn khí tài hạng nặng và gia tăng quân số đến khu vực biên giới. Trung Quốc đã điều động xe tăng hạng nhẹ Type-15 chuyên đánh sơn cước và hàng loạt cường kích, tiêm kích J-11, J-16, máy bay trinh sát cảnh báo sớm,… Ấn Độ cũng điều số lượng lớn xe tăng T-72 Ajeya, T-90S ứng phó cùng với đó là biên chế ngay những chiếc chiến đấu cơ Rafale hiện đại nhập khẩu từ Pháp đến gần khu vực. Nguồn ảnh: QQ.Một điểm nóng xung đột quân sự gây sự chú ý không kém thời gian vừa qua đó là cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng Nargono – Karabakh tự trị. Ngày 27/9, chiến sự bắt đầu và gia tăng ác liệt qua thời gian, Armenia và Azerbaijan đều thẳng thắn công kích đối phương là kẻ gây chiến trước trong khi Nga không có bất cứ một hành động thực tế nào ngoài kêu gọi hai người anh em vốn thuộc khối Liên Xô cũ của mình kiềm chế. Nguồn ảnh: QQ.Vài tháng qua, hai quốc gia Azerbaijan và Armenia đã sử dụng hàng loạt khí tài, đẩy mạnh quy mô xung đột lên cường độ rất cao với sự tham gia chiến đấu của hàng ngàn binh sĩ hai bên. Tính đến nay thì cả hai quân đội đều đã mất ít nhất gần 3.000 quân trên chiến trường này, cùng với đó là thiệt hại lớn về xe tăng, pháo, thiết giáp, xe cơ giới, máy bay không người lái, các tổ hợp phòng không,… Cuộc chiến cũng cho ta thấy được bộ mặt của chiến tranh công nghệ cao thế hệ mới ở quy mô nhỏ, chắc chắn sẽ tác động lớn đến tư duy của quân đội nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.Chỉ cho đến tháng 11 sau khi Azerbaijan mở hàng loạt cuộc tấn công ồ ạt, quy mô cùng với đó là chiếm lại thành công thủ phủ Shusha – Thành phố lớn thứ hai ở vùng Karabakh thì Armenia mới chịu nhượng bộ trên bàn đàm phán, hay nói cách khác thì người Armenia đã thua trong cuộc chiến lần này. Nga với vai trò là trung gian hòa giải đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực chiến sự để giám sát lệnh ngừng bắn giữa hai phe và có thể nói là tình hình chiến sự đã ngã ngũ. Nguồn ảnh: QQ.Tình hình Biển Đông và Trung Quốc trong năm vừa qua cũng phức tạp không kém khi hàng loạt quốc gia liên tục điều tàu đến khu vực làm gia tăng căng thẳng tình hình. Tháng 7, Hải quân Mỹ đã điều động hai tàu sân bay cùng đội tàu hộ tống tiến vào tập trận rầm rộ trên Biển Đông, theo sau đó là nhóm tàu của Nhật và Úc. Hải quân Anh và Đức cũng đã tuyên bố sẽ gửi tàu đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để cùng Mỹ duy trì quyền tự do hàng hải. Nguồn ảnh: QQ.Những hành động quân sự của khối các nước Phương Tây không những làm mất sự ổn định đáng có tại tuyến đường biển nhộn nhịp hàng đầu thế giới mà nó còn tạo cớ để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ở Biển Đông như việc điều thêm quân, máy bay chiến đấu hay oanh tạc cơ xuống các khu vực chiếm đóng trái phép, hiện diện nhiều chiến hạm hơn và gia tăng mở rộng hải quân. Nguồn ảnh: QQ.Năm 2020 cũng là năm quan trọng với hải quân Trung Quốc khi chỉ trong năm này, Trung Quốc đã cho hạ thủy tới 23 chiến hạm mặt nước, một con số vô cùng kinh khủng với bất cứ ngành công nghiệp đóng tàu chiến của bất cứ quốc gia nào. 8 tàu khu trục Type 055 đều đã hoàn thành và tàu sân bay Sơn Đông cũng đang nhanh chóng hoàn thiện quá trình huấn luyện cùng 2 chiếc tàu đổ bộ trực thăng Type 075 khiến cho sức mạnh hàng hải của Trung Quốc sẽ tăng mạnh vượt bậc trong thời gian tới. Nguồn ảnh: QQ.
Theo Kiến thức