Thỏa thuận mật giúp đặc vụ Trung Quốc tự do hành động ở Thụy Sĩ

Thỏa thuận mật giúp đặc vụ Trung Quốc tự do hành động ở Thụy Sĩ

Thứ Tư, 16 Tháng Mười Hai 2020

Thỏa thuận cho phép đặc vụ Trung Quốc tới Thụy Sĩ và tự do hành động. Nó bí mật đến nỗi Quốc hội Thụy Sĩ cũng không hay biết.

\"Thỏa

Thỏa thuận mà Thụy Sĩ ký với Trung Quốc bí mật đến nỗi Quốc hội Thụy Sĩ cũng không hay biếtReutersTờ The Guardian ngày 9.12 đưa tin một thỏa thuận bí mật giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc với nội dung cho phép các đặc vụ an ninh Trung Quốc tới Thụy Sĩ bằng tiền thuế của người dân Thụy Sĩ đã lần đầu tiên được tiết lộ khi chính phủ Thụy Sĩ muốn gia hạn thỏa thuận.

Mang tên “thỏa thuận tái tiếp nhận”, thỏa thuận được có thời hạn 5 năm, được ký hồi năm 2015 và mới hết hiệu lực vào ngày 7.12 vừa qua. Thỏa thuận này cho phép đặc vụ Trung Quốc đến Thụy Sĩ để thẩm vấn những công dân Trung Quốc nằm trong diện mà giới chức Thụy Sĩ muốn trục xuất.Khác với hơn 50 thỏa thuận mà Thụy Sĩ từng ký kết với các quốc gia khác, thỏa thuận với Trung Quốc chưa từng được chính phủ Thụy Sĩ công khai, cho đến tháng 8 vừa qua.Nhóm vận động nhân quyền Safeguard Defenders mới đây có được bản dịch tiếng Anh chính thức của thỏa thuận giữa Trung Quộc – Thụy Sĩ và đã tiết lộ những điều khoản bí mật có thể khiến dư luận quan ngại.

Vô cùng bí mật

Theo tờ The Guardian, các “chuyên gia” từ Bộ Công an Trung Quốc (MPS) sẽ được mời đến Thụy Sĩ để “làm nhiệm vụ” trong vòng 2 tuần. Sau khi nhận lời mời, Trung Quốc có thể lựa chọn và gửi đặc vụ đến Thụy Sĩ mà không cần đợi chính phủ nước sở tại phê duyệt, tức không cần qua các thủ tục thị thực thông thường.Những đặc vụ này có thể nhập cảnh Thụy Sĩ không cần thân phận chính thức và được Thụy Sĩ cam kết giữ kín danh tính. Các báo cáo mà họ cung cấp cho giới chức Thụy Sĩ cũng được giữ bí mật.Thỏa thuận tái tiếp nhận là điều thường thấy trong luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, theo nhóm Safeguard Defenders, thỏa thuận giữa Trung Quốc và Thụy Sĩ năm 2015 “hoàn toàn khác biệt” so với những văn kiện mà Bern ký kết với các quốc gia khác.Theo The Guardian, có rất nhiều điều bất thường ở thỏa thuận nói trên, không chỉ là sự bí mật của thỏa thuận mà còn là công việc của các đặc vụ Trung Quốc, sự hiện diện của các đặc vụ Bắc Kinh trên đất Thụy Sĩ và cả việc lựa chọn MPS – được xem là một siêu bộ về an ninh không chỉ gồm cảnh sát mà còn cả đặc vụ tình báo.“Chỉ trong một vài trường hợp, các bên ký thỏa thuận tái tiếp nhận mới cho phép đại diện sang nước đối tác để đưa cá nhân nào đó về nước. Trong những trường hợp đó, người đại diện được cử đến phải bị giới hạn phạm vi hoạt động và phải thực hiện các nhiệm vụ một cách công khai”, theo nhóm Safeguard Defenders.Giáo sư luật Margaret Lewis tại trường Seton Hall ở Mỹ nhận xét, thỏa thuận nói trên quá có lợi cho phía Trung Quốc và vượt qua những thỏa thuận chia sẻ thông tin về di cư trái phép thông thường. “Tôi thấy thật kỳ lạ khi chỉ vì một ai đó ở lại trái phép tại Thụy Sĩ lại khiến Trung Quốc phải bận tâm đến độ phải cử cả quan chức sang”, bà nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment