Ngày Đông chí là gì?

Ngày Đông chí là gì?

December 16, 2020

\"\"

Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.

Nguồn gốc của ngày Đông chí

Do vị trí địa lý cũng như sự giao thoa văn hóa trong suốt nhiều năm, ngày Đông chí của người Việt Nam cũng tương tự như ngày Đông chí của người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ nông lịch (hay Âm lịch).

Dựa theo sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao trên bầu trời kết hợp với quy luật Âm – Dương, người xưa đã nhận thấy rằng một năm chúng ta có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa bao gồm 6 tiết khí, tổng cộng một năm có 24 tiết khí, trong đó có 8 tiết khí chính là: Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí.

8 tiết này ra đời theo lịch cổ đại Trung Quốc và tên gọi của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa và thời điểm kết thúc một mùa. Đông chí (hay Tết Đông chí) là tiết cuối cùng trong năm và ngày Đông chí là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của năm tiếp theo.

Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Đông chí chính là ngày giữa mùa đông, chữ Chí (至) trong Đông chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía bắc.

Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.

Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.

Theo Âm lịch, ngày Đông chí năm 2020 là ngày mùng 8 tháng 11, tức ngày 21 tháng 12 theo Dương lịch.

Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu.

Ngày Đông chí có gì đặc biệt?

Trái đất của chúng ta không nằm thẳng, mà nó nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Nên vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.

Ngày Đông chí ở Việt Nam không có gì đặc biệt cho lắm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chọn ngày này là một ngày lễ hội. Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12. Ngày Đông chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng nam, ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Bắc.

Việc xác định ngày Đông chí là điều rất quan trọng. Thực ra thì ở Việt Nam chúng ta thì ngày Đông chí không có gì đặc biệt nhưng nó lại là một ngày có ý nghĩa quan trọng với nhiều nước trên thế giới.

Đối với người Hoa

Vì Đông chí được xác định theo văn hóa Trung Quốc cổ đại nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân ở đất nước này và các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc cổ đại .Bởi theo quan điểm của Trung Hoa thì ngày Đông chí là yếu tố rất quan trông để các nhà thiên văn học có thể để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong lịch âm. Vì thế mà ý nghĩa ngày Đông chí rất quan trọng với người Hoa. Hiện nay, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới xem Tết Đông chí là một ngày tết truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây là thời điểm tổ chức nghi lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Trong thời điểm này thì các lễ hội và phong tục truyền thống được tổ chức đặc biệt là phong tục ăn thang viên. Đây chính là món “chè trôi nước” – món ăn đặc trưng của người Hoa.

Đối với các nước trên thế giới

Ngày Đông chí cũng là thời điểm rất náo nhiệt ở các nước trên thế giới. lễ hội ở nhiều nơi trên thế giới như: lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa,lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, Hanukkah, và lễ hội HumanLight. Đặc biệt là Lễ hội Yule của đạo Wicca. Đây là một một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) trên thế giới hiện nay. Ngoài ra thì lễ Giáng Sinh cũng là một lễ lớn mà rất nhiều nước trên thế giới tổ chức, trong đó có Việt Nam. Đây ngoài ý nghĩa là ngày Đông chí thì theo đạo Thiên chúa cho rằng đây là ngày mà chúa Jesus ra đời. Vì thế mà các tín đồ Thiên chúa giáo rất xem trọng lễ hội này.

Theo Khoa học

Bài Liên Quan

Leave a Comment