LHQ kêu gọi Thái Lan sửa luật về tội khi quân

LHQ kêu gọi Thái Lan sửa luật về tội khi quân

19 tháng 12 2020

\"Thai
Chụp lại hình ảnh,Cảnh sát đứng canh tại Tượng đài Dân chủ ở Bangkok, Thái Lan

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 18/12 đã kêu gọi Thái Lan sửa đổi luật về tội khi quân (lese majeste law), theo Reuters.

Văn phòng nhận định rằng luật này đã được sử dụng để chống lại ít nhất 35 nhà hoạt động, một người mới 16 tuổi, trong những tuần gần đây.

Văn phòng nói rằng Thái Lan nên ngừng sử dụng luật cấm xúc phạm chế độ quân chủ, và ngưng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng khác đối với những người biểu tình, lưu ý rằng việc hình sự hóa các hành vi này vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Các cuộc truy tố, đã dừng vào năm 2018, được khởi động lại sau khi những người biểu tình phá bỏ những điều cấm kỵ lâu nay bằng cách kêu gọi cải cách để kiềm chế quyền lực của Vua Maha Vajiralongkorn trong nhiều tháng biểu tình trên đường phố. Những người bị kết tội theo luật về xúc phạm hoàng gia đối mặt với ba đến 15 năm tù.

Người dân Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức

Người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc lưu ý rằng các cáo buộc khác về tội sử dụng thuốc an thần và tội phạm máy tính cũng đã được dùng để chống lại người biểu tình.

\”Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Thái Lan ngừng sử dụng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng như vậy đối với các cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa,\” phát ngôn viên Ravina Shamdasani nói trong một cuộc họp báo tại Geneva.

Đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet đã kêu gọi Thái Lan thay đổi luật về tội khi quân để phù hợp với quyền tự do biểu đạt.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết luật này không nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và nó tương tự như luật về tội phỉ báng.

\”Trong vài tháng qua, những người biểu tình không bị bắt chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa,\” Tanee Sangrat nói trong một tuyên bố.

\”Những người bị bắt đã vi phạm các luật khác của Thái Lan và phải thừa nhận rằng phần lớn đã được thả.\”

Các cuộc biểu tình do thanh niên lãnh đạo bắt đầu vào tháng Bảy để kêu gọi phế truất Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, một cựu tướng quân đội, và yêu cầu soạn thảo hiến pháp mới.

Sau đó, họ kêu gọi cải cách chế độ quân chủ: yêu cầu nhà vua phải chịu trách nhiệm rõ ràng hơn theo hiến pháp và đảo ngược các thay đổi giúp ông kiểm soát tài chính hoàng gia và một số đơn vị quân đội, trong số các yêu cầu khác

Bài Liên Quan

Leave a Comment