Sự thật về Giáng Sinh, ông già Noel và tuần lộc
Cứ mỗi mùa Giáng Sinh tới là câu hỏi “Ông già Noel có thật hay không” lại được nhắc tới nhiều hơn.
Để phần nào đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, kênh YouTube PBS Studios chuyên cung cấp các video có nội dung giáo dục vừa ra mắt video với tên gọi “Is Santa Real?“, tạm dịch là “ông già Tuyết có thật không?”.
Trong video của PBS Studios, họ đã đi phân tích và tìm ra được nhiều kiến thức khoa học để chứng minh về ông già Noel, cung cấp một số sự thật thú vị về Noel và những chú tuần lộc trong đoàn xe kéo của ông. Dưới đây là một số thông tin đó:
1. Cách trang trí truyền thống là thắp nến trực tiếp trên cây thông Noel
Nhà khoa học, sáng chế nổi tiếng người Mỹ Thomas Edition đã giới thiệu đèn trang trí Giáng Sinh ra toàn thế giới vào năm 1880. Ít ai biết rằng trước đó, con người thường sử dụng nến để thắp trực tiếp lên cây thông Noel và điều này thực sự nguy hiểm.
2. Đèn trang trí Giáng Sinh sẽ luôn bị rối dù cho bạn có cất giữ chúng cẩn thận như thế nào đi chăng nữa
Điều này được các nhà khoa học giải thích rằng, những đoạn dây có độ dài hơn 2 mét trở lên thường dễ bị rối hơn nhiều những đoạn dây ngắn hơn.
3. Đoàn tuần lộc của ông già Noel đều là “cái”
Những hình ảnh tượng trưng về đoàn tuần lộc của ông già Noel đều thấy có sự xuất hiện của nhiều nhánh sừng trên đầu.Theo nghiên cứu, những con tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông trong khi những con cái thì không như vậy. Do đó, khả năng cao những con tuần lộc trong đoàn kéo của ông già Noel đều là những con cái.
4. Tuần lộc không thể bay nhưng lại biết bơi
Dù cho những con tuần lộc có thể không bay được nhưng chúng vẫn có thể bơi được dễ dàng dưới nước nhờ vào lớp da dày.
5. Một số con tuần lộc có mũi đỏ
Trong những bộ phim hoạt hình về ông già Noel và đoàn tuần lộc, chúng ta thấy những con tuần lộc có những chiếc mũi đỏ rất xinh và thực tế đã chứng minh có như vậy. Đó là bởi các mạch máu ở dưới mũi đang tích cực làm ấm và điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cho những con tuần lộc.
6. Phải di chuyển với tốc độ 2.092km/giây, ông già Noel mới có thể phát quà cho trẻ em trên toàn thế giới trong đêm Giáng Sinh
Nếu như ông già Tuyết có thật thì ông cũng phải vượt qua khá nhiều trở ngại và gian nan.
7. Lý thuyết về cơ học lượng tử chắc chắn là một trong những trở ngại lớn nhất mà ông già Noel khó có thể vượt qua được ở thế giới hiện đại
8. Ông già Noel có đến từ Bắc Cực?
Nhiều người nghĩ ông già Noel được bắt nguồn từ các nước Bắc Âu gần vùng Bắc Cực lạnh giá. Thực tế hình ảnh ông già Noel được mô tả theo Thánh Nicolas, 1 vị thánh nhân từ rất được yêu quý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1809 nhà văn Washington Irving đã miêu tả Thánh Nicolas bay trên không trung đi phát quà. Năm 1823 ông già Noel có thêm chiếc xe tuần lộc kéo trong một câu chuyện thần thoại của nhà văn Clement Clarke Moore (Cuộc viếng thăm của thánh Nicolas). Vì thế ngày nay người ta chấp nhận ông già Noel là hóa thân của thánh Nicolas ở thành Myra (Thổ Nhĩ Kỳ).
9. Tại sao lại là bộ đồ màu đỏ?
Ông già Noel luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng. Nhiều người cho rằng có hình ảnh này là do một chiến dịch quảng cáo của hãng Coca Cola vào năm 1930 (mẫu quảng vẽ ông già Noel mặc bộ đồ đỏ, cầm một chai Coca Cola). Nhưng thực tế bộ quần áo màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ 4.
10. Tại sao có 9 con tuần lộc?
Ban đầu cỗ xe bay của ông già Noel gồm có 8 chú tuần lộc, xếp thành 2 hàng. Vào một đêm Giáng sinh, ông già Noel gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ vì bầu trời giá rét đầy sương mù. May sao khi ấy, ông phát hiện ra Rudolph – một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ phát sáng của chú tuần lộc đã giúp ông hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel. Từ đó có 9 con tuần lộc. Theo truyền thuyết chúng bay được vì ông già Noel cho ăn bột ngô và yến mạch thần kỳ.
11. Ông già Noel làm “trộm”
Tại sao ông già Noel không bước vào cửa chính mà lại cứ phải chui vô ống khói giống trộm vậy nhỉ? Vì ông chỉ đi ban đêm thôi, mà đêm thì mọi người ngủ hết rồi, cửa nẻo khóa kỹ hết chỉ còn mỗi cái ống khói là chui vô trong được. Hơn nữa cỗ xe bay của ông đáp trên mái nhà có vẻ dễ dàng hơn là trên mặt đất.
12. Tại sao quà để vào tất?
Đêm Noel, trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Tại sao lại thế nhỉ? (Tất khá dơ mà!). Chuyện kể rằng lúc còn sống thánh Nicolas (sau này là ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà.
13. Tên gọi Santa Claus
Cái tên “Santa Claus” lần đầu xuất hiện trong một bài viết xuất bản năm 1977 của tờ báo New York. Cái tên này bắt nguồn từ phiên bản tiếng Hà Lan của “Sinterklaas” – một câu chuyện được dựng nên để giữ cho câu chuyện về Đức Giám mục Saint Nicholas mãi mãi trường tồn.
14. Ông già Noel có vợ không?
Vợ của ông già Noel lần đầu tiên được nhắc tới trong cuốn truyện ngắn mang tên “Huyền thoại Giáng Sinh” và được xuất bản vào năm 1849.
Tác giả của cuốn truyện đó là James Rees – một nhà truyền giáo Cơ đốc ở Philadelphia, Mỹ.
Trong truyện, tên đầy đủ của vợ ông già Noel là là Jessica Mary Claus. Tên đó được đặt tên theo tên mẹ của Chúa Jesus – Thánh Mary.
Ngoài truyện, bộ phim đầu tiên có hình ảnh bà già Noel (vợ của ông già Noel) là bộ phim “Santa Claus chinh phục người sao Hỏa” năm 1964.
Tuy nhiên, đến nay, vợ của ông già Noel chỉ xuất hiện trong những tác phẩm hư cấu và hình ảnh về bà già Noel vẫn là hình ảnh vô cùng hiếm gặp trong dịp Giáng sinh.
15. Có mấy ông già Noel?
Chỉ có duy nhất một ông già Noel trên thế giới, những người khác chỉ là ăn vận giống ông già Noel mà thôi. Điều này giúp không khí Noel được duy trì trong cả tuần lễ trọng đại.
16. Món quà đầu tiên ông già Noel làm là gì?
Trong những bức hình minh họa đầu thế kỷ 20, các họa sĩ khắc họa ông già Noel là một người tỉ mẩn chuẩn bị từng món quà cho các em nhỏ. Món quà đầu tiên của ông già Noel là tượng khắc gỗ một chú mèo nhỏ xinh.
17. Chú tuần lộc Rudolph
Rudolph là một trong những chú tuần lộc nổi tiếng nhất của ông già Noel, được dựng nên vào năm 1939 bởi một người viết quảng cáo tên Robert L. May. Nhân vật chú tuần lộc Rudolph ngộ nghĩnh đáng yêu sau đó cũng được xuất hiện trong một cuốn sách Giáng Sinh của cửa hàng bách hóa Montgomery Ward, được trao cho những đứa trẻ đến thăm ông già Noel tại cửa hàng.
18. Ông già Noel đi bằng xe gì?
Washington Irving là nhà văn Mỹ đầu thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với tác phẩm The Legend of Sleepy Hollow, và cũng là người có ý tưởng về cỗ xe trượt tuyết biết bay của ông già Noel. Trong The Sketch Book of Geoffrey Crayon tập hợp 1.819 truyện ngắn, Irving kể lại giấc mơ nhìn thấy Thánh Nicholas bay ngang bầu trời trong một toa xe. Câu chuyện của ông trở nên phổ biến ở Mỹ và Anh, đến mức ngay cả Charles Dickens cũng thừa nhận lấy cảm hứng từ Irving khi tạo nên tác phẩm kinh điển A Christmas Carol.
19. Nguồn gốc đàn tuần lộc
Đàn tuần lộc của ông già Noel bắt nguồn từ bài thơ “The Night Before Christmas” của tác giả Clement C. Moore ra đời năm 1823. Theo đó, cỗ xe của ông già Noel có 8 chú tuần lộc chia thành 2 hàng. Và các chú tuần lộc có tên lần lượt là Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder và Blitzen.
20. Sừng của tuần lộc ghi lại ước mơ của tất cả trẻ em
Theo truyền thuyết, ông già Noel chọn các chú tuần lộc để đi phát quà cho trẻ em. Đó là nhờ chiếc sừng của tuần lộc có khả năng bắt, thu nhận tất cả những giấc mơ, nguyện vọng của trẻ em trên toàn thế giới.
Lễ Giáng sinh là gì?Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius. |
Theo Khoa học