Bitcoin lên giá kỷ lục, vượt 34 nghìn USD
59 phút trước
Còn có cách gọi khác là \’tiền mã hóa\’ (cryptocurrency), hoặc \’tiền ảo\’ trị giá một đồng Bitcoin đạt 34.000 đô la (24.850 bảng Anh) rồi giảm xuống chừng 33.000 đô la, theo trang Coindesk.
Trang BBC Business hôm 04/01/2021 giải thích việc tăng giá đột ngột là vì có các nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh.
Năm ngoái, Bitcoin tăng giá 300% cùng giá trị các đồng tiền kỹ thuật số khác (digital currencies), như Ethereum.
Giá trị của đồng thứ nhì này tăng 465% trong năm 2020.
Hồi tháng 11/2020, Justin Harper, phóng viên kinh doanh của BBC News có bài nói rằng lo ngại dịch Covid là một nguyên nhân khiến đồng Bitcoin tăng giá.
Theo một số phân tích, giá trị Bitcoin sẽ có thể còn lên nữa vì đồng đô la Mỹ sụt giá.
Hồi tháng 3/2020, USD tăng giá rồi giảm nhờ gói kích cầu của Bộ Ngân khố Liên bang, nhưng vẫn mất giá so với 2017.
Việc các nhà đầu tư tìm nơi bỏ tiền vào khiến giá thị trường tiền điện tử biến động.
Bitcoin được buôn bán tựa như các đồng tiền thật đô la Mỹ và bảng Anh (pound sterling).
Gần đây, PayPal đã chấp nhận việc chi trả bằng Bitcoin nhưng đồng tiền này vẫn có tiền sử \’biến động thất thường\’, theo BBC Business.
Ngay trong năm 2017 Bitcoin tăng giá lên gần hai chục nghìn đô la Mỹ rồi sụt xuống dưới 3.300 đô la.
Tháng 11/2020, đồng tiền này vượt ngưỡng 19.000 đô la để rồi lại rớt.
Còn chưa được công nhận mọi nơi
Hiện nay không phải nước nào cũng công nhận Bitcoin hoặc tiền điện tử.
Hồi 2017 một chuyên gia từ ĐH Harvard tin rằng các chính phủ \’quan sát đồng tiền số\’.
Kenneth Rogoff, giáo sư chính sách công cộng và kinh tế tại Harvard University và là cựu kinh tế gia trưởng tại Quỹ tiền tệ Quốc tế, cho rằng sẽ có việc rà soát trên diện rộng.
Thậm chí có những nước như Nhật hay Úc đã và đang hợp thức hóa Bitcoin nhưng khó có việc cấp phép cho đồng tiền này thêm bởi các chính phủ khác.
Lý do là các chính phủ không thể cho phép người dân thực hiện các giao dịch khối lượng lớn mà không biết tiền đi đâu về đâu, ông nói trong một bài trên BBC.
Hiện tại, ông nói các chính phủ đang ngồi quan sát và để Bitcoin nuôi dưỡng sáng tạo công nghệ.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, giáo sư Rodoff tiên đoán là việc quản lý cũng là một thách thức.
\”Điều vô lý là thử nghĩ xem chúng ta sẽ rơi vào tình huống mọi thứ được thực hiện bằng tiền số mà không có ai trả thuế,\” ông nói.
\”Chính phủ làm ra luật và họ sẽ thay đổi luật cho tới khi người ta không thể thắng được họ. Các chính phủ rồi sẽ ra tay và phối hợp quốc tế.
Tuy vậy, ông nói: \”Tôi không nghĩ là Bitcoin là không có giá trị gì.”
Cuối năm 2017, Bitcoin lần đầu được đưa lên sàn giao dịch hợp đồng tương lai CBOE (future) ở Chicago, Hoa Kỳ.
Tháng 9/2020, Trung Quốc công bố dùng công nghệ blockchain để tạo ra tiền điện tử của họ, gọi là Digital Currency Electronic Payment (DCEP).
Tuy gọi là tiền có giá trị quốc tế, đồng DCEP mà tiếng Trung là \’数字货币\’ – số tự hóa tệ, chỉ là bản điện tử của đồng Nhân dân tệ (yuan), do nhà nước Trung Quốc kiểm soát.