Cú sốc lớn: Nga bán Su-75 cho Triều Tiên, “chiếu tướng” F-35 trên 2 mặt trận?

Cú sốc lớn: Nga bán Su-75 cho Triều Tiên, “chiếu tướng” F-35 trên 2 mặt trận?

July 27, 2021

\"\"

“Món hời” trong mơ

Nếu giá cả và hiệu suất được đảm bảo giống như quảng cáo, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới Su-75 sẽ mà một món hời lớn dành cho Nga, khi vừa cạnh tranh về thương mại vừa ganh đua cả trong chiến đấu với F-35 của Mỹ.

Mặc dù đã được báo chí Nga đề cập trước đó nhiều lần, việc Su-75 xuất hiện vào cuối tuần trước tại sự kiện MAKS-2021, là một tiết lộ bất ngờ.

Trước MAKS, một báo cáo của Nga cho biết Su-75 sẽ có trọng lượng 18 tấn. Đây là một chi tiết đáng chú ý, bởi dù thuộc thế hệ thứ 5 nhưng tiêm kích này sẽ chỉ nặng tương đương F-16 thế hệ thứ 4 của Lockheed Martin với trọng lượng 19 tấn, trong khi F-35A thế hệ thứ 5 nặng 30 tấn.

Theo Rick Fisher, thành viên cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Quốc tế, yếu tố thúc đẩy lớn nhất của Su-75 là giá cả.

\"Cú

Su-75 sẽ là đối thủ khó chịu của phương Tây.

Các quan chức Nga cho biết Su-75 sẽ có mức giá rẻ bất ngờ từ 25 đến 30 triệu USD. Để so sánh, Su-35 rơi vào khoảng 80 triệu USD, trong khi J-10C của Tập đoàn Máy bay Thành Đô thế hệ 4+ của Trung Quốc có thể lên tới 60 triệu USD.

Mức giá của Su-75 sẽ đánh bại lời chào mua chiến đấu cơ vốn được coi là hời nhất của Trung Quốc – nhưng hiệu suất kém hơn – là Chengdu FC-1/JF-17 Block 3, nặng 12 tấn, giá 50 triệu USD.

Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu về giá cả sẽ luôn là công việc khó khăn đối với bất kỳ quốc gia nào. Thời kỳ đầu phát triển, F-35 được quảng cáo là có chi phí ước tính khoảng 50 triệu USD.

Nhưng kể cả khi đã tối ưu hóa chi phí nhờ vào sản xuất quy mô lớn, giá của F-35A cất và hạ cánh thông thường vẫn chạm mức 80 triệu USD, sau này có thể giảm xuống còn 77 triệu USD.

Phiên bản cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B và F-35C trên tàu sân bay thậm chí còn đắt tiền hơn.

Chuyên gia Fisher nhận định, để đạt được các mục tiêu về giá, Su-75 sẽ phụ thuộc vào lượng xuất khẩu đủ lớn, vì bản thân Không quân Nga có thể chưa có nhu cầu quá nhiều. Nga vẫn ưa thích Su-57 với tầm hoạt động xa và vũ trang tốt hơn, dù sẽ chỉ có đủ 76 chiếc được chế tạo vào năm 2028.

\"Cú

Tiêm kích Checkmate nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông trong Triển lãm MAKS-2021.

Su-75 cho Iran, Triều Tiên?

Ngoài các khách hàng tiềm năng được giới thiệu trong video quảng bá của Rostec, một số khách hàng quan trọng khác được gọi tên bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, Venezuela và Iran.

Tuy nhiên, Ấn Độ dường như sẽ tập trung vào các mẫu tiêm kích thế hệ 4+ và 5 bản địa, thậm chí là một tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay mới.

Trung Quốc đang phát triển loại máy bay hai động cơ hạng trung Shenyang FC-31/J-35 cho các hoạt động tác chiến trên tàu sân bay và đất liền.

Nước này có thể mua một số lượng nhỏ Su-75 để khai thác thông tin tình báo, nhưng Trung Quốc sẽ mặn mà hơn nếu Sukhoi phát triển phiên bản cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng cho các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn của nước này để cạnh tranh với F-35B.

Ở hướng ngược lại, những chiếc F-35 được định hướng thống trị phân khúc máy bay thế hệ thứ 5 tầm trung trên thị trường. Mẫu tiêm kích này vừa có được khách hàng thứ 16 là Thụy Sĩ.

Ưu thế lớn nhất của F-35 là hình thành “liên minh” quân sự của riêng mình, có thể chia sẻ thông tin tình báo ngay lập tức, bổ trợ bởi hệ thống giám sát và liên lạc trên không gian cho mục đích tấn công và hưởng lợi từ các tài sản huấn luyện và hậu cần toàn cầu.

Vào đầu những năm 2030, F-35 được cho là sẽ trải qua một loạt nâng cấp, bao gồm trang bị động cơ mới mạnh hơn, tăng tầm hoạt động cũng như nâng cấp radar và các hệ thống điện tử.

F-35 cũng có thể được trang bị vũ khí laser mới, khắc chế tên lửa đối phương và thay đổi trạng thái trở thành vũ khí tấn công.

Không chỉ so kè với đối thủ đáng gờm như F-35, Su-75 cũng sẽ phải cạnh tranh giành thị phần với các đối thủ cùng phân khúc thế hệ thứ 5 giá rẻ khác đến từ Hàn Quốc và có thể là Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu Su-75 được Iran, Trung Quốc, Venezuela hoặc thậm chí là Triều Tiên mua, thì đó chắc chắn là viễn cảnh đáng lo ngại. Nhưng để “chiếu tướng” F-35 trên thị trường, tiêm kích mới của Nga sẽ phải có được tiếng vang về năng lực và doanh số xuất khẩu lớn.Video Player00:0003:35

Nguyên mẫu tiêm kích Su-75 được trưng bày tại MAKS-2021 (Nguồn: Rostec)

Nguồn Tin nóng

Bài Liên Quan

Leave a Comment