Một thời Sài Gòn: Các ban “k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc” làm sôi động cả thành phố hoa l̼ệ̼

Một thời Sài Gòn: Các ban “k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc” làm sôi động cả thành phố hoa l̼ệ̼

by Lương Thị Thu Hiền

Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc. Nói đến các ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, g̼i̼ậ̼m̼ ̼g̼i̼ự̼t̼, k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ của nhạc rock & roll.

“Kí̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc” là gì?

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân q̼u̼ỳ̼ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

\"Hình
Hình ảnh một ban kích động nhạc thời xưa

Thời đó, khi nói đến k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc là người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những chàng trai, cô gái ăn mặc “không giống con giáp nào”. Quần áo đủ màu sắc, có tua, có ren cộng với những chiếc bông tai biểu tượng của dân h̼i̼p̼p̼i̼e̼, những mái tóc dài như của phụ nữ trên những gương mặt đàn ông đầy r̼â̼u̼ và đầy m̼ụ̼n̼. N̼g̼ứ̼a̼ ̼m̼ắ̼t̼ với mái tóc dài của h̼i̼p̼p̼i̼e̼ không chỉ có các bậc cha mẹ. 

Tháng 5.1972, Đ̼ô̼ ̼t̼r̼ư̼ở̼n̼g̼ Sài Gòn ra lệnh nam thanh niên không được để tóc dài. Tất nhiên là thành viên trong các ban nhạc trẻ – trừ nữ – đều phải x̼u̼ố̼n̼g̼ ̼t̼ó̼c̼, vì nếu không tự xuống thì sẽ có c̼ả̼n̼h̼ ̼s̼á̼t̼ đứng ở các đầu đường hớt miễn phí (và dĩ nhiên là vô cùng q̼u̼á̼i̼ ̼đ̼ả̼n̼ với hai nhát tông đơ từ trước ra sau và từ trái sang phải thành một hình chữ t̼h̼ậ̼p̼). 

\"Các
Các ban theo xu hướng nhạc rock, hoạt động rất sôi nổi

Thế là từ nay họ phải từ giã mái tóc dài thân yêu, những mái tóc đã góp phần làm họ trở thành ca sĩ, nhạc công k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc. Các ban nhạc trẻ cũng làm đơn k̼i̼ế̼n̼ ̼n̼g̼h̼ị̼ búa xua nhưng l̼ệ̼n̼h̼ ̼q̼u̼a̼n̼ trên đã ban thì nhạc trẻ, nhạc già gì cũng vậy!

Trào lưu đợt sóng mới

Trong khoảng những năm cuối 1950 – 1960, nhạc nước ngoài, đặc biệt là giọng ca Elvis Presley qua những nhạc phẩm rock & roll, twist g̼i̼ậ̼m̼ ̼g̼i̼ự̼t̼ được tiếng đàn ghi ta điện réo rắt của ban The Jordanaires, Bill Haley và ban nhạc The Blue Comets phụ họa đã ảnh hưởng nhiều đến phong trào yêu nhạc của lớp trẻ.

\"phong
phong trào nhạc của giới trẻ đầu thập niên 1960

Từ Mỹ, năm 1953, bản Rock Around the Clock được Elvis Presley và Gene Vincent thể hiện b̼à̼n̼h̼ ̼t̼r̼ư̼ớ̼n̼g̼ khắp thế giới. Tại Sài Gòn, nhạc rock và twist – một biến thể của rock, cũng ảnh hưởng đến giới trẻ con nhà khá giả. Ở nước ngoài, điện ảnh và âm nhạc có trào lưu “đợt sóng mới” (new wave) để chỉ những khuynh hướng cách tân trong phim ảnh và âm nhạc. 

Rock & roll được dân mê nhạc đợt sóng mới biết đến từ Bill Haley, Chubby Checker và Elvis. Trào lưu này vào Sài Gòn qua học sinh trường Pháp – những người sớm có điều kiện tiếp cận. Do vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi những ca sĩ nhạc công từ năm 1960 trở đi phần đông đều xuất thân từ các trường Pháp như J.J Rousseau, Taberd, Marie Curie, chẳng hạn hai ban Rockin’ Stars (với Elvis Phương), The Black Caps (Công Thành, Thanh Lan, Helena, Bích Trâm…). 

\"Nhiều
Nhiều học sinh, gia đình cùng theo trào lưu nhạc k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼

Lý do dễ hiểu là thành phần học sinh này có tiền để mua dàn máy, đĩa hát, nhạc cụ, các tạp chí sách báo nước ngoài viết về k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc để tìm hiểu thêm các thần tượng của mình.

Rồi những phim ca nhạc như Rock Around the Clock, Nuits d’Euro với hình ảnh của những Buddy Holly, Eddie Cochran, The Platters, Gene Vincent biểu diễn q̼u̼ằ̼n̼ ̼q̼u̼ạ̼i̼ trên sân khấu, trong tiếng đàn tiếng trống được chiếu tại các rạp đã làm s̼ụ̼c̼ ̼s̼ô̼i̼ giới mê nhạc trẻ. 

Bên cạnh đó, hằng ngày trên đài phát thanh có những chương trình nhạc nước ngoài với những ca sĩ Mỹ như Ricky Nelson, Pat Boone, Frankie Avalon… do Hải Nam thực hiện, cùng với lời bài hát thường được in trong các báo Màn ảnh, Kịch ảnh cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nhạc trẻ thời kỳ đầu.

\"Ca
Ca sĩ Thanh Lan và ban nhạc đang biểu diễn

Chính sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nghe và chơi nhạc nước ngoài này đã thúc đẩy giới trẻ – không còn gói gọn trong giới học sinh trường Tây nữa – tụ họp nhau mua những cây đàn ghi ta điện, ampli và trống để kết hợp thành những ban nhạc theo mô hình những ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc nước ngoài. 

Thời gian đó, một số học sinh các trường như Petrus, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương… đều mê k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc. Các bạn trẻ ngoài giờ học tụ tập nhau lại cùng đàn, cùng trống và cùng hát. Có những lớp thành lập nguyên một ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc hay một trường tuyển chọn những “cao cầm” để lập một ban nhạc như Petrus với ban Bách Việt, Trưng Vương có Phoenixs…

\"Một
Một trong số những ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc thời đó

Rồi dần dần ban nhạc học sinh các trường trung học Sài Gòn cũng có mặt các nhạc công, ca sĩ như Kim Ngân học ở Lê Văn Duyệt, Đức Huy (học sinh Nguyễn Trãi sau chuyển qua Chu Văn An), Cathy Kim Dung (Gia Long)… Một hình ảnh mà chúng tôi nhớ nhất là những dịp liên hoan tất niên cuối năm mỗi lớp đều có một ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc, trống đàn hòa điệu. Hay dở chưa biết nhưng rất là oách xà lách. Lớp nào không có thì coi như là quê một cục với mấy em gái Gia Long, Trưng Vương được mời làm khách vinh dự.

\"Ban
Ban nhạc k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nổi tiếng nhất ở Sài Gòn

Cũng có những gia đình tự thành lập một ban k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc mà thành viên là những người trong gia đình, cùng đàn tưng tưng, đánh trống xèng xèng hát hò ỏm tỏi như CBC hay Peanuts. Những ban nhạc trường lớp và gia đình này thường biểu diễn trong những đám cưới, những “boum” – dạ vũ gia đình… Sau này khi k̼í̼c̼h̼ ̼đ̼ộ̼n̼g̼ nhạc phát triển, các ban cùng tham gia thi tài trong các đại hội nhạc trẻ hay đi biểu diễn ở các club Mỹ để kiếm sống.

Bỗng dưng lại nhớ một thời Sài Gòn sôi động!

Theo Thanh niên

Bài Liên Quan

Leave a Comment