\’Giải phóng Hong Kong\’: Khẩu hiệu sẽ đưa bạn vào tù
9 giờ trước
Đó là một trong những khẩu hiệu tiêu biểu của phong trào biểu tình ở Hong Kong. Bây giờ, nó đã khiến một người phải ngồi tù 9 năm.
Trở lại năm 2019, \”Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta\” là một khẩu hiệu phổ biến trong thành phố, được hàng chục nghìn người hô vang khi họ xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ.
Nhưng tuần này, một thanh niên đã bị kết án một phần vì anh ta mang theo một lá cờ có in khẩu hiệu này.
Các nhà hoạt động cho rằng phán quyết mang tính bước ngoặt này đánh dấu \”sự khởi đầu của sự kết thúc\” cho quyền tự do ngôn luận ở Hong Kong.
Khẩu hiệu này bắt nguồn từ đâu?
Khẩu hiệu gồm 8 ký tự lần đầu tiên được sử dụng bởi chính trị gia Hong Kong Edward Leung vào năm 2016, khi ông tham gia một cuộc bầu cử phụ và sử dụng nó làm khẩu hiệu tranh cử.
Vào thời điểm đó, ông là một trong những nhà lãnh đạo của Hong Kong Indigenous, một đảng chính trị ủng hộ độc lập cho thành phố.
Leung cho biết khẩu hiệu này \”đại diện cho những người tin tưởng vào tự do, đón nhận tự do và sẵn sàng chiến đấu cho tự do bằng máu và mồ hôi của mình\”, theo South China Morning Post.
Khẩu hiệu đã không đạt được sự hưởng ứng hồi đó. Các cuộc thăm dò đều chỉ ra rằng đa số người Hong Kong không ủng hộ thành phố độc lập khỏi đại lục.
Nhưng ba năm sau đó lại là một câu chuyện khác, khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra và sự tức giận đối với chính quyền Hong Kong ngày càng tăng.
Khẩu hiệu này thường được hô vang tại các cuộc mít tinh, với nhiều người vẫy cờ đen, cầm biểu ngữ và mặc áo phông có in khẩu hiệu này bằng chữ tiếng Trung và tiếng Anh màu trắng.
Tại sao khẩu hiệu này bây giờ bị coi là bất hợp pháp?
Ngay từ năm 2016, chính quyền Hong Kong đã phản đối khẩu hiệu này. Đặc khu trưởng Carrie Lam vào thời điểm đó nói rằng nó \”thách thức chủ quyền quốc gia\” và đe dọa mô hình \”một quốc gia hai hệ thống\” của Trung Quốc trong việc quản lý Hong Kong.
Nhưng phải đến ngày 30/6/2020, luật an ninh quốc gia gây tranh cãi của Trung Quốc mới có hiệu lực ở Hong Kong.
Trong số các điều khoản khác, luật này cấm bất cứ điều gì được coi là \”tội phạm ly khai và lật đổ\” – kìm hãm một cách hiệu quả các khẩu hiệu phản đối.
Chỉ một ngày sau – vào ngày kỷ niệm Hong Kong được Anh quốc chuyển giao cho Trung Quốc – Tong Ying-kit đã lái xe mô tô lao vào một nhóm cảnh sát trong khi mang theo lá cờ có khẩu hiệu \”Giải phóng Hong Kong\”.
Chính quyền Hong Kong sau đó nói khẩu hiệu này hàm ý \”Hong Kong độc lập\” và cảnh báo người dân không nên thách thức luật an ninh quốc gia.
Đầu tuần này, một tòa án ở Hong Kong đã kết luận Tong – người đầu tiên bị buộc tội theo luật này – tội kích động ly khai và khủng bố.
Khẩu hiệu này thực sự có ý nghĩa gì?
Phiên tòa kéo dài 15 ngày xét xử Tong – diễn ra mà không có bồi thẩm đoàn – còn tập trung vào ý nghĩa của khẩu hiệu và vào việc liệu nó có thực sự ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc hay không.
Bên công tố lập luận rằng khẩu hiệu này chỉ có thể được hiểu theo nghĩa đen và chỉ ra thực tế rằng nó đã được tạo ra bởi một chính trị gia ủng hộ độc lập.
Hong Kong: Người dân xúc động chia tay tờ báo ủng hộ dân chủ, Apple Daily
Nhưng người bào chữa cho rằng kể từ đó đến nay, ý nghĩa của cụm từ đã phát triển kể và mơ hồ hơn.
Nó dựa trên lời các chuyên gia cho rằng cụm từ này giờ đây có thể được hiểu là lời kêu gọi \”thay đổi lịch sử\” và mong muốn \”đòi lại\” Hong Kong từ một làn sóng người đại lục gần đây.
Cuối cùng, ba thẩm phán chủ tọa vụ án đã ra phán quyết rằng bản thân cụm từ này \”có khả năng xúi giục người khác ly khai\”.
Bản án mang tính bước ngoặt, với việc Tong nhận 9 năm tù, hiện đã tạo tiền lệ và có khả năng sẽ các có án tù khác.
Một số người khác sử dụng khẩu hiệu \”Giải phóng Hong Kong\” đã bị bắt hoặc bị buộc tội theo Luật An ninh Quốc gia hoặc các luật khác cấm xúi giục.
Luật sư nhân quyền Hong Kong Mark Daly bày tỏ quan ngại về điều mà ông gọi là \”sự thiếu kiềm chế\” trong việc sử dụng các luật như vậy, một số luật được \”soạn thảo một cách mơ hồ … mà không có ý kiến đóng góp từ Hong Kong\”.
Các nhóm nhân quyền nói rằng phán quyết này ảnh hưởng xấu đến xã hội Hong Kong nản lòng.
Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế Yamini Mishra nói rằng việc kết tội ai đó sử dụng \”khẩu hiệu chính trị được sử dụng rộng rãi là vi phạm luật pháp quốc tế, theo đó, việc biểu đạt không được hình sự hóa trừ khi nó gây ra một mối đe dọa cụ thể.
\”Việc kết án Tong Ying-kit là một thời điểm quan trọng và đáng ngại đối với nhân quyền ở Hong Kong\”
Bài viết của Tessa Wong