Trụ sở Công ty Tencent ở Thâm Quyến (GREG BAKER/AFP/Getty Images)
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent: Nạn nhân mới nhất bị thanh trừng ở Trung Quốc
Bình luậnNguyên Hương • 03/08/21
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát gắt gao của Bắc Kinh. Gã khổng lồ internet Trung Quốc Tencent, một trong mười công ty lớn nhất thế giới, gần đây đã bị phạt và phải từ bỏ độc quyền phát nhạc trực tuyến trong vòng 30 ngày.
Vào ngày 24/7, trang web chính thức của Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc đã báo cáo rằng việc Tencent mua lại giao dịch cổ phần của Tập đoàn Âm nhạc Trung Quốc vào tháng 7/2016 đã cấu thành một thương vụ bất hợp pháp “Tập trung các nhà điều hành kinh doanh”. Cục này đã yêu cầu Tencent chấm dứt bản quyền âm nhạc độc quyền trong vòng 30 ngày và yêu cầu gã khổng lồ công nghệ này phải nộp báo cáo hoạt động hàng năm trong 3 năm liên tiếp. Tencent cũng bị phạt 500.000 nhân dân tệ (hơn 1,7 tỷ VND).
Trong một báo cáo độc quyền vào ngày 12/7, Reuters dẫn lời hai người trong cuộc nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã yêu cầu công ty truyền thông phát trực tuyến âm nhạc do Tencent kiểm soát phải từ bỏ quyền phát trực tuyến độc quyền của họ, nếu không, có thể phải đối mặt với mức phạt ít nhất là 10 tỷ nhân dân tệ (34.500 tỷ VND). Nếu Tencent đồng ý từ bỏ bản quyền, tiền phạt sẽ giảm xuống còn 500.000 nhân dân tệ (hơn 1,7 tỷ VND).
Ngày 12/7/2016, Tencent đã mua lại 61,64% cổ phần của China Music Group và giành quyền kiểm soát công ty. Vào tháng 12/2016, Tập đoàn Âm nhạc Trung Quốc hợp nhất hiện nay đã được đổi tên thành Tập đoàn Giải trí Âm nhạc Tencent. Các thủ tục đăng ký đã hoàn tất với giao dịch cuối cùng vào ngày 6/12/2017.
Tài liệu phạt nêu rõ rằng, vào thời điểm hợp nhất tháng 7/2016, số lượng người dùng tích cực hàng tháng của Tencent và China Music Group lần lượt là 160 triệu và 230 triệu, với thị phần lần lượt là 33,96% và 49,07%. Thời gian người dùng hàng tháng là 805 triệu giờ và 698 triệu giờ, với thị phần lần lượt là 45,77% và 39,65%. Họ cùng nhau nắm giữ tổng thị phần hơn 80%.
Tài liệu nói thêm rằng Tencent đã giành được thị phần cao hơn bằng cách sát nhập với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường; dịch vụ phát trực tuyến hiện sở hữu hơn 80% thị phần Trung Quốc có, [hoặc có thể có] tác động loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
Cuộc đấu tranh quyền lực trong ĐCSTQ
Gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng “luật chống độc quyền” của mình để đàn áp một số công ty công nghệ lớn, bao gồm Alibaba, Tencent và Baidu. Hình phạt nghiêm khắc nhất được đưa ra vào ngày 10/4 là đối với Tập đoàn Alibaba, bị phạt 18,228 tỷ nhân dân tệ (64.705 tỷ VND).
Tencent đã bị phạt ba lần, trong tổng số chín trường hợp, với mức phạt lên tới 4,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ VND).
Trước cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Li Yanming, một nhà bình luận chính trị hiện tại ở Hoa Kỳ và là một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng, từ quan điểm của người ngoài cuộc, những đòn giáng gần đây của Bắc Kinh dường như gây choáng lúc đầu. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường là những cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ.
Những công ty bị nhà cầm quyền đánh đòn đều là những công ty do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân ủng hộ. Sự phát triển và tăng trưởng của Tencent bắt đầu từ thời Giang Trạch Dân và nó có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm lợi ích chính trị và kinh doanh quyền lực của Giang Trạch Dân.
Giang Trạch Dân là chủ tịch của Trung Quốc từ tháng 3/1990 đến tháng 3/2005. Năm 1999, trước sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định cổ xưa của Trung Quốc theo nguyên lý đạo đức Chân, Thiện, Nhẫn, Giang đã ghen tức và lo lắng về quyền lực của mình. Tháng 7/1999, Giang đã phát động phòng trào đàn áp các học viên Pháp Luân Công, thành lập phòng 610 hoạt động ngoài vòng pháp luật để tiến hành cuộc bức hại nhằm xóa sổ Pháp Luân Công. Minhui.org, một trang web ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi cuộc bức hại Pháp Luân Công cho biết, cuộc bức lại vẫn tiếp diễn đến ngày nay với hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt giam trong các trại lao động cải tạo, bị tra tấn và bức hại đến chết, bị buộc phải trở thành người vô gia cư, bị vắt kiệt tài chính. Dã man nhất là, rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng, một hoạt động được ĐCSTQ hậu thuẫn để kiếm lời từ việc cung cấp nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng đang bùng nổ ở Trung Quốc. Năm 2019, một Tòa án nhân dân độc lập ở London đã kết luận rằng, ĐCSTQ, trong nhiều năm, đã giết các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ để lấy nội tạng của họ “trên một quy mô lớn đáng kể” và gọi đó là hành vi chống lại loài người.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times