Kinh ngạc bộ tộc ngoài hành tinh có thật trên Trái đất
Vào những năm 1930, các nhà nhân chủng học đã phát hiện ra bộ tộc Dogon, sinh sống ở một số khu vực thuộc Tây Phi. Họ gần như cách ly hoàn toàn khỏi văn minh nhân loại nhưng lại kế thừa một nền văn hóa phong phú.
Xa xôi trong nền văn minh Tây Phi, có một bộ tộc mà thần thoại của họ đã thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Tộc người Dogon đến từ Mali có một số tín ngưỡng quyến rũ, các nghi lễ phức tạp và thần thoại khoa học.
Họ tin rằng mình là hậu duệ của người Ai Cập cổ đại và câu chuyện của họ đã lùi xa 50.000 năm trước. Thần thoại và những câu chuyện truyền miệng của họ chứa đựng những điều có thật về hệ mặt trời và lịch sử cổ đại.
Họ sở hữu nhiều câu chuyện thần thoại và truyền thuyết. Điều đặc biệt là các truyền thuyết của họ chứa đựng những dữ liệu về khoa học vũ trụ chính xác đến kinh ngạc.
Theo người Dogon, vũ trụ được hình thành như sau: Vật chất có trước tiên là Amma – một “vị thần” không có nguồn gốc từ đâu cả. “Amma là một quả cầu, một quả trứng và quả trứng này đóng kín, ngoài nó ra không còn có vật chất nào khác”.
Họ mô tả Amma là một vật tĩnh được nén chặt và rất đặc. Ban đầu, trong Amma vẫn chưa có không gian và thời gian, nhưng đến một thời điểm, Amma mở mắt, đồng thời ý nghĩa của nó thoát ra, báo hiệu sự phát triển sắp tới của thế giới. Đây chính là cách nói hình tượng về sự hình thành vũ trụ từ vụ nổ lớn Big Bang.
Thiên hà của chúng ta, dải Ngân Hà, theo người Dogon là “ranh giới vị trí”, là một phần của thế giới các vì sao, mà Trái Đất của chúng ta là một phần nhỏ và cả số lượng vô tận các tổ hợp sao dưới dạng hình xoắn. Như chúng ta đã biết đa số các thiên hà được khoa học phát hiện ngày nay đều có dạng hình xoắn.
Theo người Dogon, sao Thiên Lang (Sirius) là một hệ sao có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự phát triển của cuộc sống trên Trái Đất và là nền tảng của Vũ Trụ. Hệ sao này gồm có ba ngôi sao: Thiên Lang, Thiên Lang B, Thiên Lang C.
Người Dogon nói rằng, hai ngôi sao (Thiên Lang B, Thiên Lang C) nằm gần với nguồn sáng chính đến mức không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy chúng. Mãi tới năm 1970, kính thiên văn cỡ lớn mới chụp được ảnh ngôi sao thứ hai, Thiên Lang B, đã được người Dogon nhắc tới.
Đặc biệt, họ cho rằng vào thời cổ đại, một chủng người từ hành tinh khác đã đến Trái đất để nói với bộ tộc Dogon rằng nguồn gốc thật sự của họ là đến từ vì sao Sirius B, hay sao Po Tolo theo ngôn ngữ của người Dogon.
Nhưng ngay cả khi người Dogon có thông tin về các ngôi sao từ thời Ai Cập cổ đại, làm sao họ biết về những sự kiện không thể nhìn được đó mà không có sự trợ giúp của các thiết bị? Các nhà khoa học và chiêm tinh học tự hỏi: Liệu người Dogon có phải là nhà chiêm tinh bậc thầy. Và câu hỏi vẫn chưa có đáp án.
Vì vậy, điều này càng trở nên thú vị khi chính người Dogon tự nhận họ có liên quan đến người ngoài hành tinh cổ đại. Họ kể những câu chuyện về người ngoài hành tinh, vốn là động vật lưỡng cư được gọi là “Nommos”.
Những người ngoài hành tinh này đi từ hệ thống sao Thiên Lang quê nhà xuống Trái đất. Đó là vào thời cổ đại, ngay khi khu vực Lưỡng Hà trỗi dậy. Nommos đã giải thích một số chi tiết về những ngôi sao cho người Dogon thời đó và họ bảo tồn kiến thức này cho đến ngày nay. Nhiều nhà nhân chủng học vẫn còn hoài nghi điều này.
Ngày nay, hình tượng một chủng người kỳ lạ vẫn xuất hiện trong các bức vẽ và điêu khắc của người Dogon.
Với sự phát triển của khoa học, các bí ẩn về người Dogon có thể được giải mã trong một tương lai không xa.
Theo Khoa học