Bà Fiame Naomi Mata\’afa (áo trắng ở giữa) ngồi với các thành viên của quốc hội và cơ quan tư pháp khi cô tuyên thệ nhậm chức thủ tướng nữ đầu tiên của Samoa ở Apia, hôm 24/05/2021. (Malietau Malietoa / AFP via Getty Images)
Tại sao Samoa hủy bỏ dự án cảng biển của Trung Quốc?
Bình luậnĐức Duy • 04/08/21
Samoa đã hủy bỏ một dự án cảng biển trị giá 100 triệu USD mà Trung Quốc muốn hỗ trợ xây dựng bằng cách cho quốc gia này vay nợ. Đây là một bước ngoặt đối với Samoa – đất nước đang muốn khẳng định sự độc lập và kỷ luật tài chính của mình: Nói không khi đề cập đến các khoản vay không rõ ràng của Trung Quốc.
Hôm 30/7 vừa qua, Reuters đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với thủ tướng mới của Samoa, bà Fiame Naomi Mata\’afa, người đã xác nhận việc hủy bỏ xây dựng cảng do Trung Quốc hậu thuẫn.
Bà Mata\’afa ngụ ý rằng dự án cảng không dựa trên sự tôn trọng đối với các lợi ích cơ bản của Samoa, và nói rằng sự quan tâm của Trung Quốc đối với khu vực Thái Bình Dương ngày càng tăng khi Mỹ \”di chuyển\” ra khỏi đây. Bà nói: \”Dường như Trung Quốc có một mối quan tâm đặc biệt đối với Thái Bình Dương, đó có thể là một điều tốt, nhưng chưa chắc đã là như vậy\”.
Vào tháng 5/2021, trước cuộc bầu cử, bà Mata\’afa nói rằng bà sẽ hủy bỏ dự án này do chi phí quá lớn đối với một quốc gia nhỏ vốn đã gánh những khoản nợ lớn khác từ Trung Quốc. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Samoa, đã cho nước này vay 160 triệu USD, tương đương 40% nợ nước ngoài. Vì vậy, 100 triệu USD nữa sẽ tăng thêm đáng kể vào gánh nặng nợ công của quốc gia, và đưa tỷ lệ nợ Trung Quốc của Samoa lên đến tận 52%.
Nữ Thủ tướng này đã thực hiện đúng cam kết bầu cử của mình đối với công dân của Samoa, bà đã can thiệp rất đúng lúc để “cứu” đất nước khỏi bàn tay kiềm tỏa của Bắc Kinh.
Cầu cảng được đề xuất là dành cho Vịnh Vaiusu, đây là một vấn đề gây tranh cãi trong cuộc bầu cử vào tháng 4 vừa qua – mà bà Mata\’afa đã giành chiến thắng. Cựu thủ tướng, ông Tuilaepa Sailele Malielegaoi, đã lên kế hoạch tiến hành dự án của Trung Quốc, bất chấp lời khuyên từ Ngân hàng Phát triển Châu Á rằng một dự án tương tự là không khả thi về mặt kinh tế.Bà Bà Fiame Naomi Mata\’afa – nữ thủ tướng đầu tiên của Samoa. (Ảnh: Wikipedia)
Bà Mata\’afa cho biết, lý do Trung Quốc dẫn đầu trong các dự án phát triển của Samoa là vì họ cho vay vốn để thực hiện dự án. “Trung Quốc chỉ dẫn đầu trong các dự án xây dựng ở đây vì họ có nhiều tiền. Họ dám đầu tư vào rất nhiều cơ sở hạ tầng mà các nhà tài trợ khác không dám làm vì chúng sẽ không hiệu quả. Trung Quốc thì dám đầu tư hết các hạng mục, bạn biết đấy, đặc biệt là vào các phi trường và cảng biển”.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI), còn được gọi là Một vành đai-Một con đường, đã tập trung vào việc xây dựng các cảng biển trên toàn cầu, gây lo ngại về an ninh quốc gia giữa các đồng minh của Mỹ ở Châu Á và Châu Âu. Một báo cáo được xuất bản hồi tháng 7 của nhà phân tích quốc phòng Ian Easton liên quan đến Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc lợi dụng sự can dự về kinh tế của mình ở các cảng này để thu thập thông tin tình báo quân sự. Các cảng BRI trên khắp thế giới đã được Trung Quốc sử dụng cho mục đích quân sự và cung cấp cho hải quân Trung Quốc các trạm tiếp nhiên liệu cũng như các trạm bảo dưỡng.
Bà Mata\’afa giải thích về việc hủy bỏ cảng: \”Tôi nghĩ với tư cách là chính phủ mới, chúng tôi sẽ đánh giá lại đối với Trung Quốc và bất kỳ đối tác nào khác mà chúng tôi đang có hiện nay\”. Giới quan sát khen ngợi rằng bà Mata\’afa đang có những lựa chọn đúng đắn.
Ông Alex Gray, Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền Mỹ trước đây, nhận xét: “Thủ tướng Mata [\’] afa là một phần của thế hệ lãnh đạo các Đảo Thái Bình Dương mới, những người hiểu sự tham gia ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương: gánh nặng nợ không bền vững, can thiệp chính trị và các mối đe dọa đối với chủ quyền và quyền tự do ngôn luận chính trị. Thủ tướng đang cho khu vực thấy một con đường khả thi tránh xa ảnh hưởng và sự ép buộc ác độc của Bắc Kinh, đồng thời hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở\”.
Trung Quốc không giống như bất kỳ quốc gia nào khác. Đó là một bá chủ khu vực đang phát triển ở Châu Á và có thể xâm phạm chủ quyền của Samoa nếu quốc gia này không cẩn thận. Samoa và các quốc gia thuộc quần đảo Thái Bình Dương khác đang nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa nên cam kết chỉ tương tác với các quốc gia dân chủ tôn trọng pháp quyền, nhân quyền, tự do và quyền tự quyết của người dân trong quốc gia đó. Hợp tác thành công với các nền dân chủ trên toàn cầu là cách duy nhất giúp Samoa bảo vệ nền dân chủ của chính mình.
Ông Anders Corr có bằng thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là thành viên chính của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu . Ông là tác giả của cuốn sách “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập cuốn “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.