Một mạng lưới tài khoản giả mạo đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc

Một mạng lưới tài khoản giả mạo đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc

5 tháng 8 2021

\"Đồ

Một mạng lưới gồm hơn 350 tài khoản mạng xã hội giả mạo đang giúp đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc và bôi nhọ những người bất đồng chính kiến với chính phủ, theo một nghiên cứu mới đây.

Mục tiêu của các tài khoản này là hạ bệ phương Tây, tăng cường sức ảnh hưởng và hình ảnh của Trung Quốc ra nước ngoài. Báo cáo của Centre for Information Resilience (CIR) cho biết.

Nghiên cứu được chia sẻ với BBC đã phát hiện một mạng lưới các tài khoản giả mạo lưu truyền các hình ảnh biếm họa màu sắc về Quách Văn Quý (Guo Wengui), một tỷ phú bất đồng với Trung Quốc, hiện đang tị nạn tại Mỹ.

Một số nhân vật gây tranh cãi khác trong các biếm họa bao gồm \”người thổi còi\” nhà khoa học Li-Meng Yang, và Steve Bannon, chiến lược gia chính trị cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỗi nhân vật đều bị cáo buộc lan truyền thông tin sai sự thật, kể cả tin giả về Covid-19.

\"Biếm
Chụp lại hình ảnh,Biếm họa (từ trái sang phải) về Bannon, Li Meng Yang và Quách Văn Quý (Guo Wengui)

Một số tài khoản trong đó có mặt khắp trên Twitter, Facebook, Instagram và Youtube, đã sử dụng những hình ảnh đại diện giả mạo do Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên, trong khi số khác có vẻ đã bị cướp tài khoản sau khi đăng ngôn ngữ khác trước đó.

Hiện không có bằng chứng cụ thể là mạng lưới này có liên kết với chính phủ Trung Quốc hay không, nhưng theo CIR, một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên về đối phó tin giả, thì mạng lưới này giống với các mạng lưới thân Trung Quốc trước đây đã bị Twitter và Facebook gỡ bỏ ra khỏi nền tảng.

Những mạng lưới này khuếch trương những luận điệu tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc, tương tự như các cơ quan đại diện và truyền thông nhà nước đang thực hiện.

Rất nhiều nội dung trong số này được chia sẻ có nội dung tập trung về nước Mỹ, và đặc biệt đối với các vấn đề như luật sở hữu súng và chính trị sắc tộc.

Một trong những luận điểm tuyên truyền của mạng lưới này đó là nước Mỹ có một hồ sơ nhân quyền tệ. Các tài khoản từ những trang giả mạo này đưa ra một số dẫn chứng như cái chết của công dân da màu George Floyd, đồng thời đề cập đến sự phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á.

\"Dòng
Chụp lại hình ảnh,Tài khoản này đã bị Twitter cấm vì vi phạm quy tắc

Một số tài khoản cũng liên tục bác bỏ những vi phạm nhân quyền như tại vùng Tân Cương, nơi theo các chuyên gia đang giam giữ ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, và gọi nhưng cáo buộc này là \”sự dối trá do Mỹ và phương Tây thêu dệt\”.

\”Mục tiêu của mạng lưới này dường như là muốn làm hạ bệ hình ảnh phương Tây bằng cách rêu rao những luận điệu tuyên tuyền của Trung Quốc,\” Benjamin Strich, tác giả báo cáo của CIR cho biết.

Có những điểm tương đồng mạnh mẽ giữa mạng này và mạng lưới tuyên truyền được gọi là mạng tuyên truyền \”Spamouflage Dragon\” (thư rác ngụy trang) do công ty phân tích xã hội Graphika nhận diện.

Bình luận về nghiên cứu mới Ira Hubert, nhà phân tích điều tra cấp cao tại Graphika, cho biết: \”Báo cáo cho thấy chúng trên các nền tảng của Mỹ, không có \’tuần trăng mật\’ nào trong những tháng đầu tiên dành cho chính quyền Biden.

\”Mạng này cho ra đời những nội dung pha trộn về việc chống Mỹ một cách đều đặn, chẳng hạn như khoái trá cho \’thất bại\’ của Mỹ trước khi rút quân khỏi Afghanistan và vẽ nên Mỹ là một đồng minh yếu kém viện trợ không đủ cho Ấn Độ trong một số tháng tồi tệ nhất khi nước này chiến đấu với Covid. \”

Mạng lưới này được phát hiện như thế nào?

CIR đã đưa ra một biểu đồ các hashtag được các mạng lưới đã bị phát hiện trước đây nhận diện, phát hiện thêm một số tài khoản cho thấy các dấu hiệu thuộc một phần của chiến dịch gây ảnh hưởng.

Các dấu hiệu bao gồm mức độ hoạt động cao thúc đẩy các luận điểm tuyên truyền, và lặp lại cùng hashtag. Các tài khoản mới tạo này, những tài khoản có tên người dùng có vẻ được tạo ngẫu nhiên, và những tài khoản có rất ít người theo dõi cũng cho thấy có vấn đề.

Một số tài khoản được tạo nên để đăng thông tin gốc, trong khi số khác chỉ chia sẻ, thích và bình luận trên các nội dung gốc này, để giúp tiếp cận lượng khán giả đông hơn.

Loại hoạt động này thường được gọi là tạo ra ảo tưởng về sự ủng hộ rộng rãi (astroturfing) vì được thiết kế để trông như một chiến dịch của tầng lớp bình dân.

\"Nghiên
Chụp lại hình ảnh,Nghiên cứu mhô phỏng cách các tài khoản khác nhau khuếch trương thông tin – mỗi dấu chấm nhỏ đại diện cho một tài khoản Twitter

Những người giả mạo

Rất nhiều tài khoản giả mạo sử dụng các hình ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên – một hiện tượng tương đối mới, cho phép các máy tính tạo ra những hình ảnh trông như thật về những người chưa hề tồn tại.

Không giống như những hình ảnh đại diện của người thật, các hình ảnh do AI tạo nên được tạo từ một dạng hệ thống học máy, gọi là StyleGAN, không thể được truy vết bằng cách truy ngược hình ảnh.

Việc sử dụng các tài khoản giả mạo trong các chiến dịch tin giả đã trở nên phổ biến hơn khi người dùng và các nền tảng ngày càng thận trọng trước những tài khoản khả nghi.

CIR sử dụng các kỹ thuật khác nhau để nhận diện những tài khoản giả mạo trong mạng lưới. Và những hình ảnh nhân tạo này thường có đôi mắt nằm cùng một vị trí, và vì vậy có thể xếp chúng thẳng hàng để giúp nhận diện một loạt các hình đại diện giả mạo.

Thông thường thì một tập hợp ngẫu nhiên các hình ảnh đại diện có thể cho thấy sự đa dạng rõ hơn trong việc cắt hay xếp thẳng hàng của đôi mắt.

\"Mạng
Chụp lại hình ảnh,Mạng lưới này sử dụng hình ảnh những người không hề tồn tại

Một số dấu hiệu khác bao gồm đường viền mờ xung quanh tóc, răng ở những góc lạ, và những vật thể bị làm mờ xung quanh khuôn mặt.

Rất nhiều khoản Facebook được cho là một phần của mạng lưới này dường như lấy tên từ Thổ Nhĩ Kỳ. Một số tài khoản có thể đã từng của người thật nhưng sau đó bị đánh cắp hoặc bán và được thay hình đại diện mới.

Những tài khoản đã bị đánh cắp cũng tung các luận điệu tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc của mạng lưới này trên YouTube. Các tài khoản trước đây đã đăng thông tin bằng tiếng Anh hay tiếng Đức, rồi sau đó không có hoạt động gì trong vài năm thì đột nhiên bắt đầu đăng nội dung bằng tiếng Trung từ những đài truyền hình nhà nước Trung Quốc.

\"Báo
Chụp lại hình ảnh,Báo cáo phát hiện các dòng Tweet \”rác\” sử dụng cùng văn bản, tag, và hình ảnh, tất cả được đăng tải trong cùng một ngày

CIR đã chia sẻ nghiên cứu của mình với các nền tảng mạng xã hội liên quan.

Facebook cũng đã gỡ bỏ các tài khoản được nêu trong nghiên cứu này ra khỏi nền tảng của mình.

Người phát ngôn của Facebook cho biết: \”Vào tháng 9 năm 2019, chúng tôi đã gỡ bỏ một mạng lưới gồm hoạt động spam (rác) bao gồm các mồi thử nhấp chuột (clickbait) về lối sống và chính trị, chủ yếu bằng tiếng Trung. Mạng lưới này cũng hầu như không có tham gia gì trên nền tảng của chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục làm việc với những nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp trong ngành để tìm kiếm và ngăn chặn các nỗ lực quay trở lại của mạng lưới này, cũng như các tài khoản được đề cập đến trong báo cáo.\”

YouTube cũng đã xoá vĩnh viễn những tài khoản trong mạng lưới này vì vi phạm những quy tắc cộng đồng của YouTube.

Twitter cho biết cũng đã xoá hầu như tất cả các tài khoản được CIR phát hiện, cũng như một số tài khoản khác có hành vi tương tự. Twitter cho biết vẫn đang tiến hành các cuộc điều tra.

\”Khi nhận diện các chiến dịch hoạt động thông tin thì chúng tôi có căn cứ cho rằng chiến dịch đó có liên quan đến quốc gia – hoặc được lực lượng nước ngoài hay trong nước dẫn dắt – thì chúng tôi sẽ minh bạch trong phần lưu trữ công khai.\”

\"line\"/

Phân tích của Kerry Allen, chuyên gia truyền thông, BBC Giám sát Trung Quốc

Trong vòng 10 năm qua, hàng tỷ đôla đã được chi cho việc tăng cường sức hiện diện của Trung Quốc trên các nền tảng quốc tế.

Trong bối cảnh Facebook, Twitter và YouTube bị cấm tại đại lục và hầu như chỉ có thể tiếp cận thông qua VPN, thì Trung Quốc đã cố gắng để các mạng lưới như vậy được nhìn nhận như một đối thủ ngang tầm đối với những thế lực mạnh mẽ từ phương Tây. Nền tảng đó không chỉ cần các tiếng nói của Trung Quốc, mà còn tiếng nói nước ngoài, để cho thấy rằng Trung Quốc \”đã trỗi dậy\”.

\”Ngoại giao chiến lang\” (Wolf Warrior\’ Diplomacy) đã xuất hiện, các quan chức đang sử dụng các tài khoản Twitter để khuếch trương những tuyên bố từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc muốn tạo một hình ảnh muốn làm bạn với thế giới – và không chỉ là một nhà nước độc tài, đàn áp, như Trung Quốc cảm nhận về dụng ý của các quốc gia phương Tây dành cho mình.

Với hơn 1 tỷ người dùng internet, thì Trung Quốc rõ ràng có khả năng cầm trịch một chiến dịch truyền thông xã hội quy mô lớn, và nhắm vào những tiếng nói đối lập.

Thế nhưng với kỹ năng tiếng Anh còn hạn chế tại Trung Quốc thì cũng thường có những dấu hiệu không khéo che đậy về việc một đội quân khiêu khích (troll) trên mạng đứng đằng sau những tài khoản này.

Nhiều người đã dựa vào các phần mềm dịch tự động để chuyển thông điệp của Trung Quốc sang tiếng Anh, điều này có nghĩa những tin nhắn như vậy đầy lỗi chính tả, hay gồm các cấu trúc ngữ pháp vụng về.

Và với việc người dân không thể tiếp cận với nhiều kênh truyền thông phương Tây tại Trung Quốc, người dùng nói chung có rất ít thông tin về đối tượng đang bị nhắm đến, vì vậy đơn giản họ chỉ tận dụng những phản hồi của người khác trong cùng một nền tảng.

Bài Liên Quan

Leave a Comment