KẾ CẮM CỌC TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 THỰC SỰ CỦA AI
Trận Bạch Đằng được xem như 1 trong 3 trận thủy chiến đỉnh cao nhất trong lịch sử Việt Nam và thường được biết đến với cái tên \”Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938\” nhưng ít ai biết rằng, người đứng đằng sau kế cắm cọc đấy lại không phải là Ngô Quyền mà là 1 vị tướng tài khác nằm trong \”bộ sậu\” tướng tài của vị vua họ Ngô, người ít được nhắc tên trong lịch sử.
Sau khi biết tin Hoằng Tháo sẽ kéo quân sang đánh, Ngô Quyền đã bàn bạc với các vị tướng của mình, đại ý nói đến việc Hoằng Tháo chưa có kinh nghiệm trận mạc và cho rằng địch đi đường xa sẽ mệt nên lấy quân đang khỏe đánh quân mệt chắc chắc sẽ giành được ưu thế.
Trong những người được cho là họp mặt lúc đó có Kiều Công Hãn, ông là con trai Kiều Công Chuẩn và là cháu nội của Kiều Công Tiễn (người giết Dương Đình Nghệ) về sau Kiều Công Hãn không theo ông nội mà mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền.
Với cái nhìn chiến lược và sâu sắc, dựa vào việc chiến thuyền là thế mạnh của quân Nam Hán lúc bấy giờ, Kiều Công Hãn đã khuyên Ngô Quyền rằng: “Nam Hán là nước nhỏ ở vùng duyên hải, nhân nhà Đường tan rã mà nổi lên chiếm một vùng đất ở phía Đông Nam, dựng thành nước, quân đội mạnh về thủy chiến. Nếu sang nước ta, tất chúng sẽ lấy đường biển mà tiến, qua sông Bạch Đằng để vào Đại La. Ta nên bày trận đánh chúng ngay khi mới vào cửa sông Bạch Đằng”.
Ngô Quyền cho rằng kế đó hay và sai Dương Tam Kha chỉ huy quân lính chặt ba nghìn cây gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm chờ đợi giặc với hi vọng chúng sẽ theo đường biển mà vào kế.
THÊM 1 CÁI TÊN BỊ BỎ SÓT TRONG TRẬN CHIẾN:
Tuy nhiên việc này thành hay bại thì cần phải dùng cách để dụ địch vào bãi cọc đúng thời gian của con nước, sau khi cân nhắc kỹ càng Ngô Quyền đã lựa chọn Nguyễn Tất Tố (sinh ra ở vùng sông nước ở làng Gia Viên, Hải Phòng) rất giỏi bơi lội. Ngoài ra, ông cũng là người am hiểu tường tận sông nước Bạch Đằng.
Nhiệm vụ được giao là ra khiêu chiến cùng với 1 toán binh nhỏ nhằm kéo Hoằng Tháo vào trận địa đã được bố trí sẵn, Hoằng Tháo vốn còn trẻ nên đã lọt vào bẫy sau khi quân của Nguyễn Tất Tố vờ thua bỏ chạy, khiến quân Nam Hán rơi vào bẫy cọc
Quân ta túa ra từ các phía, bao vây địch, tàu của quân Nam Hán bỏ chạy nhưng ra tới cửa sông thì cũng là lúc triều xuống bãi cọc Bạch Đằng nhô lên, khiến thuyền địch mắc lại và vỡ tan tành. Quân Nam Hán phần bị giết, phần chết đuối, phần phải đầu hàng hoặc bị bắt sống. Lưu Hoàng Tháo bỏ mạng tại trận.
Vua của Nam Hán là Lưu Nghiễm cầm quân tiếp ứng ở biên giới nhưng không kịp trở tay, nghe tin con trai là Hoằng Tháo cũng đã tử trận, ông đau buồn thu nhặt quân còn lại mà rút lui, từ đó bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta.
Đôi khi 1 trận đánh chỉ mang tên 1 người nhưng đứng sau những trận đánh đó không chỉ là xương máu của những người lính bỏ mạng mà còn là những kế sách tuyệt vời góp phần vào đại thành công, Kiều Công Hãn và Nguyễn Tất Tố là 2 cái tên có thể chúng ta đã vô tình bỏ sót khi nhắc về trận \”Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938\”
Bài: Nhóm Mạn Đàm Sử Việt