Giả mạo chuyên gia Thuỵ Sĩ tung tin giả, truyền thông ĐCS Trung Quốc vội xóa bài sau khi bị vạch trần

\"Giả

Đại sứ quán Thuỵ Sĩ đã đăng tuyên bố đính chính trên Weibo ngày 10/8, nói rằng nước này không có người nào là “Nhà sinh vật học Wilson Edwards”. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Giả mạo chuyên gia Thuỵ Sĩ tung tin giả, truyền thông ĐCS Trung Quốc vội xóa bài sau khi bị vạch trần

 Bình luậnMai Hạ •  12/08/21

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Bắc Kinh đã đưa ra một tuyên bố hôm 10/8, cho biết nước này hoàn toàn không có nhà sinh vật học nào như các kênh truyền thông nhà nước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin. Ngay sau đó, tất cả bài viết liên quan của các kênh truyền thông ĐCSTQ trên mạng đều bị xoá.

Từ cuối tháng 7, các kênh truyền thông nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN), Nhân Dân Nhật báo, CCTV, v.v. và các kênh truyền thông xã hội, đã sôi nổi đăng lại bài viết của nhà sinh vật học Thuỵ Sĩ có tên “Wilson Edwards”. 

“Nhà sinh vật học Wilson Edwards” nói rằng, “Nhóm Cố vấn Khoa học Quốc tế về Nguồn gốc Mầm bệnh Mới” được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập gần đây là kết quả của áp lực chính trị từ Hoa Kỳ.

Nhưng vấn đề là, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Bắc Kinh cho biết không tìm thấy người nào như vậy.

Đại sứ quán Thụy Sĩ đã đăng thông báo tìm người tên là “Wilson Edwards” trên tài khoản Twitter chính thức của họ và nói rằng: \”Nếu bạn tồn tại, chúng tôi rất muốn biết bạn!\”.

Vào ngày 10/8, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo bằng tiếng Anh và tiếng Trung trên Twitter, nói rằng: \”Trong vài ngày qua, nhiều kênh truyền thông đã đưa tin về một nhà sinh vật học người Thụy Sĩ. Chúng tôi cảm ơn các bạn đã quan tâm về đất nước của chúng tôi. Nhưng Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc phải lấy làm tiếc khi chỉ ra rằng, đây là thông tin sai lệch”.

Tuyên bố chỉ ra rằng, Thụy Sĩ không có bất kỳ công dân nào đăng ký với tên là \”Wilson Edwards\”; không có bài viết học thuật nào được ký bằng tên này trong giới sinh vật học; tài khoản Facebook của người này mới được mở vào ngày 24/7/2021, đến nay chỉ có một bài đăng, danh sách bạn bè cũng chỉ có 3 người. Tài khoản này có thể không phải được mở ra với mục đích mạng xã hội. 

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc kêu gọi rằng, \”Các kênh truyền thông và cư dân mạng có thể đã vô ý đăng lại thông tin này, nhưng chúng tôi khẩn thiết các bạn xóa (tin này) ngay lập tức, đồng thời đăng tuyên bố đính chính”.

Sau đó, tất cả bài viết liên quan đến “nhà sinh vật học Wilson Edwards” trên các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Nhân dân Nhật báo, v.v. đều không tồn tại.

Mặc dù các bài báo về nhà khoa học Thụy Sĩ đều đã bị xóa, nhưng theo bức ảnh chụp màn được lưu lại bởi trang web nước ngoài China Digital Times, bạn đọc vẫn có thể xem được nội dung bài viết được công bố hôm 28/7 này. 

Bài viết có đoạn: \”Về vấn đề nguồn gốc của Coronavirus mới, Trung Quốc luôn chủ trương truy tìm nguồn gốc (dựa trên) khoa học, cũng đã hai lần mời các chuyên gia của WHO đến Trung Quốc để nghiên cứu. Tuy nhiên, giới chính trị gia phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã cố gắng thiết lập ‘giả định có tội’ đối với Trung Quốc trong khi ôm giữ mục đích chính trị và liên tục thổi phồng ‘thuyết phòng thí nghiệm rò rỉ’. Những nhà khoa học phản đối ‘thuyết phòng thí nghiệm rò rỉ’ cũng phải chịu áp lực rất lớn từ Hoa Kỳ”.

ĐCSTQ vẫn tung tin giả về nhà sinh vật học Thuỵ Sĩ ra nước ngoài

Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ dành cho độc giả ở nước ngoài, đã đăng một bản tin tiếng anh về bài viết này. Mặc dù bài viết trên trang web của họ đã bị xóa, nhưng bài đăng lại từ CGTN của China Daily, tờ báo nhà nước Trung Quốc bằng tiếng Anh, hiện vẫn có thể xem được.

Phóng viên BBC Stephen McDonell thường trú tại Trung Quốc đã viết trên Twitter rằng, \”nhà sinh vật học nổi tiếng nhất Thụy Sĩ Wilson Edwards\” vẫn có mặt trong các bài báo của CGTN bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài. Ông McDonell đã đăng các phiên bản tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp của bài báo này trên Twitter.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin rằng, Trung tâm Khôi phục Thông tin (CIR), một cơ quan nghiên cứu độc lập ở Anh, gần đây đã tiết lộ rằng, một nhóm lớn các tài khoản mạng xã hội giả mạo đang được thúc đẩy để hỗ trợ các câu chuyện của ĐCSTQ, bóp méo quan điểm của xã hội quốc tế về các vấn đề lớn. Đồng thời nâng cao danh tiếng cho ĐCSTQ trong những người ủng hộ họ và bôi nhọ đối với những người chỉ trích chính quyền ĐCSTQ.

Cơ quan này nói rằng, những hoạt động có sức ảnh hưởng cộng tác này trên các kênh truyền thông xã hội ở nước ngoài như Twitter, Facebook, YouTube, thường sử dụng các tài khoản thủ công và tái sử dụng để lan truyền các thông tin có lợi cho ĐCSTQ. Thông tin mà những tài khoản này thổi phồng giống hệt với nội dung mà các quan chức ĐCSTQ và các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên truyền.

Mai Hạ 

Theo Epoch Times tiếng Trung 

Bài Liên Quan

Leave a Comment