Nhà khoa học và bảo vệ nhân quyền Sergei Kovalev tạ thế ở Nga

Nhà khoa học và bảo vệ nhân quyền Sergei Kovalev tạ thế ở Nga

2 giờ trước

\"Сергей
Chụp lại hình ảnh,Sergei Adamovich Kovalev (1930-2021) là nhà khoa học, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng thời Liên Xô và Nga

Sergei Kovalev, nhà khoa học và nhà hoạt động nhân quyền dám chống lại Trofim Lysenko thời Liên Xô, vừa qua đời, thọ 91 tuổi.

Nhà khoa học bị cầm tù thời Liên Xô, Sergei Kovalev, vừa qua đời hôm 09/08/2021, thọ 91 tuổi, theo nguồn tin từ gia đình ông.

Theo các báo Nga hôm 09/08/2021, vì đấu tranh nhân quyền thời Liên Xô, giáo sư Kovalev từng bị tù và sau đó phải sống trong cảnh quản chế tại Kolyma, ở vùng Viễn Đông của Nga, không được về Moscow.

Phải đến năm 1986, ông mới được về nhà, theo lệnh của Mikhail Gorbachev, và nhanh chóng tham gia các hoạt động ủng hộ cho cải tổ và đưa nhân quyền vào pháp luật Nga thời hậu Liên Xô.

Trong các năm 1990-93 ông được bầu vào Viện Duma Quốc gia và làm Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Liên bang.

Ông cũng đại diện cho Nga bảy năm tại Hội đồng châu Âu (Council of Europe).

Năm 2006 ông gia nhập đảng Yabloko và có măt trong Ban chấp hành trung ương đến 2019.

Dù có vị trí trong hệ thống chính trị Nga, ông vẫn phản đối chính sách của chính quyền, như cuộc chiến tại Chechnya dưới thời Boris Yeltsin.

Năm 1995 khi nhóm phiến quân Chechendo Shamil Basayev cầm đầu tấn công thị trấn Budyonnovsk và bắt hàng nghìn con tin, ông Kovalev tình nguyện làm con tin và bị phe Chechnya giữ 36 giờ.

Năm 1999, ông tổ chức một ủy ban để điều tra về vụ đánh bom các khu chung cư tại Nga nhưng không đạt kết quả vì một số thành viên ủy ban bị giết hoặc chết trong hoàn cảnh bí hiểm, theo trang Moscow Times.

\"Liên
Chụp lại hình ảnh,Tới năm 1975, sau khi ký Thỏa thuận Helsinki, Liên Xô thừa nhận nhân quyền là giá trị chung cho cả châu Âu, trên thực tế là bỏ mô hình \’con người Xô Viết\’

Cho đến cuối đời, Sergei Kovalev luôn lên tiếng phải đối không gian tự do tại Nga bị thu hẹp lại dưới thời của Tổng thống Vladimir Putin.

Đấu tranh chống lại Lysenko, người bác bỏ di truyền học

Sinh năm 1930 ở Ukraine nhưng được cha mẹ đưa tới một làng gần Moscow, Nga sống khi còn nhỏ, Sergei Kovalev tốt nghiệp ngành lý sinh học (biophysics).

Ông nhanh chóng nổi tiếng nhờ các công trình nghiên cứu, nhưng dù có vị trí trong bộ máy giáo dục, khoa học Liên Xô, ông bắt đầu đấu tranh cho tự do tư tưởng.

Vào thập niên 1950, Kovalev công khai phê phán \”ông trùm của ngành sinh học cộng sản Liên Xô\”, Trofim Lysenko.

Cuộc đấu tranh chống Lysenko đã khiến nhiều nhà khoa học Liên Xô bị mất việc, bị bỏ tù, và một số người bị tử hình, theo một bài trên The Atlantic (19/12/2017).

Lysenko, nổi tiếng là \”nhà khoa học chân đất\”, gốc nông dân thuần chất, được Stalin ủng hộ và nhận nhiệm vụ nghiên cứu phát triển nông nghiệp cho Liên Xô bằng \”khoa học xã hội chủ nghĩa\”.

Các sáng kiến của ông – như cấm dùng phân bón, dội nước sôi, bỏ băng vào cây trồng, hoặc \”dạy cho lúa mì trí nhớ phát triển nhanh mang tính giai cấp\”, đã gây ra nạn đói ở Liên Xô.

Nhưng quan trọng hơn, Lysenko bác bỏ di truyền học, vốn là ngành khoa học đã được thế giới chú ý từ thập niên 1920-30 và sau Thế Chiến đã phát triển mạnh tại Phương Tây.

Kiên trì với \”định hướng xã hội chủ nghĩa\”, ông Lysenko cho là \”gene\” không tồn tại và cho rằng cây cỏ có thể phân loại theo \”giai cấp\”.

Từ chỗ dám chống lại quyền lực trong khoa học của Lysenko, Kovalev dần dần trở thành nhà bất đồng chính kiến thực thụ.

Ngay từ cuối thập niên 1960, ông đã lập ra các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các trí thức bị tù đày như Alexander Solzhenitsyn và Vladimir Bukovsky.

Năm 1974 ông bị bắt vì Điều 70 Luật Hình sự, và bị kết án \”tuyên truyền chống nhà nước Liên Xô\”.

Sau bảy năm tù khổ sai, ông bị quản chế tại vùng Viễn Đông cho tới 1986.

Sang thời kỳ nước Nga bỏ chủ nghĩa xã hội, ông là nhân vật hàng đầu của Nga làm đại diện cho các hội nhân quyền quốc tế như Amnesty International, và Nhóm nhân quyền Nga – Mỹ (Russian-American Human Rights Group).

Dù thành công trong việc vận động để Điều 31 Hiến pháp Liên bang Nga xác định vị trí của quyền con người và tự do hội họp, ôg Kovalev phải nêu ý kiến hồi 2007 rằng nước Nga dưới thời của tổng thống Putin đã không đi về hướng tăng thêm dân chủ, nhân quyền.

Thậm chí, ông còn cho là đã có một \”cuộc phản cách mạng chống lại dân chủ\” (antidemocratic counter-revolution) đã diễn ra sau khi Liên Xô tan rã.

Bài Liên Quan

Leave a Comment