Ngoại giới tin rằng, giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện đang có cuộc xung đột ngầm dữ dội khiến Tập Cận Bình lo sợ. Chuyện gì xảy ra vậy? (Getty)
Bị chiến hạm Anh tóm gọn, tàu chiến Trung Quốc lộ đòn chí tử, Tập Cận Bình hoảng hốt
Bình luậnĐông Bắc • 13/08/21
Có thể nói, Biển Đông đang trở thành một vùng biển tranh chấp nhất thế giới, trong đó Trung Quốc đòi độc chiếm tới 90% diện tích và thách thức các siêu cường còn lại. Tuy nhiên vừa qua, hải quân Trung Quốc đã bẽ mặt và lộ tử huyệt khi bị chiến hạm Anh phát hiện ra tàu ngầm được cho là tối tân nhất của nước này.
Video:
Trong khi truyền thông Trung Quốc đầy giọng hiếu chiến thì ngược lại, quân đội Trung Quốc tỏ ra yếu nhược trên biển Đông.
Ngoại giới tin rằng, giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện đang có cuộc xung đột ngầm dữ dội khiến Tập Cận Bình lo sợ. Chuyện gì xảy ra vậy?
Trung Quốc ê chề
Ngày 8/8, tờ Daily Express cho biết, hai chiến hạm HMS Kent và HMS Richmond có nhiệm vụ hộ tống hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh, đã phát hiện hai chiếc tàu ngầm hạt nhân Type-093 của Trung Quốc đang bám theo khi nhóm tác chiến Anh di chuyển từ Biển Đông qua eo biển Luzon để sang Thái Bình Dương.
Cùng thời điểm đó, một tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh cũng phát hiện thêm chiếc Type-093 thứ ba đang bám theo họ nhờ \”âm thanh đặc trưng” phát ra từ các tàu ngầm Trung Quốc.
Ít giờ sau, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia bác bỏ thông tin rằng, ba tàu ngầm hạt nhân Type-093 đã bị nhóm chiến hạm Anh phát hiện mà không hề hay biết.
Tờ này cho biết, tàu ngầm của Trung Quốc đã “cố ý lộ diện sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới nhóm tàu tác chiến hàng không mẫu hạm của Anh”.
\’Chuyên gia\’ Trung Quốc Song Zhongpin còn nâng độ tin cậy của bài báo khi nói thêm rằng: \”Khả năng chống tàu ngầm của chiến hạm Anh còn hạn chế\”.
Được biết, ngoài các chiến hạm và tàu ngầm hộ vệ, trên hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh còn mang theo 8 tiêm kích tàng hình F-35B, 4 trực thăng tấn công trên biển Wildcat, 7 trực thăng chống ngầm Merlin Mk2 và đặc biệt 3 trực thăng Merlin Mk4 có khả năng phát hiện tàu ngầm ở cự ly đáng kể. Trong hành trình dài 28 tuần, nhóm tàu chiến Anh đã đi qua Biển Đông và ghé thăm hơn 40 nước.
Dù biện minh thế nào, Trung Quốc từng bị ê mặt vào năm 2006, khi một chiếc tàu ngầm nước này đã nổi lên ở cự ly gần với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nó đã tự lột trần mình, đi ngược lại mọi chiến thuật của các tàu ngầm khi bị phát hiện và là sự kiện hiếm có trong lịch sử hải quân thế giới.
Năm 2018, một tàu ngầm hạt nhân Type-093 cũng lặp lại tình huống ê chề này, khi buộc phải nổi lên ở khu vực biển Hoa Đông sau hai ngày bị tàu chiến Nhật Bản bám sát. Giới chuyên gia nhận định, điều này cho thấy tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc quá dễ dàng bị phát hiện.
Ông Li Jie, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân ở Bắc Kinh, nhận xét: \”Khi một tàu ngầm buộc phải nổi lên và âm thanh của nó bị phát hiện, đó sẽ là một bất lợi rất lớn\”.
Năm 2004, tàu ngầm hạt nhân Type-091 cũng từng bị phát hiện khi xâm phạm vùng lãnh hải của Nhật. Tuy nhiên, khi đó con tàu vẫn lặn cho đến khi trở về vùng biển Trung Quốc, bất chấp sự rượt đuổi của tàu và máy bay Nhật Bản.
Lộ huyệt chí tử
Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn 20 năm so với Mỹ trong khả năng tác chiến chống tàu ngầm, mà phần nhiều là do tàu ngầm của Trung Quốc quá ồn ào, thiếu động cơ đủ êm để tránh \”tai mắt\” của đối phương.
Chuyên gia hải quân Nga Alexander Shishkin nhận định, hiện tàu ngầm Trung Quốc tồn tại quá nhiều lỗ hổng chí tử, mà nếu khai thác triệt để thì việc tiêu diệt lực lượng tàu ngầm này không quá khó.
- Thứ nhất là tiếng ồn quá lớn. Các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc sẽ không thể bí mật xung trận bởi dễ dàng bị thiết bị quét thủy âm (Sonar) phát hiện.
Ngay cả tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất Jin- class của Trung Quốc cũng ồn hơn so với Delta III SSBN của Liên Xô thập kỷ 70 thế kỷ trước. Type-095 được kỳ vọng là mẫu tàu ngầm hoạt động êm nhất cũng ồn ã hơn nhiều so với tàu ngầm Akula của Liên Xô cuối thập kỷ 80, chứ chưa nói đến so với tàu ngầm Mỹ. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất Jin-Class của Trung Quốc cũng ồn hơn so với Delta III SSBN của Liên Xô thập kỷ 70 thế kỷ trước. (Ảnh: SCMP)
- Thứ hai, tàu ngầm Trung Quốc chưa có kinh nghiệm tác chiến thực địa. Lực lượng tàu ngầm Mỹ được rèn giũa khắp các điểm nóng chiến tranh trên thế giới trong nhiều thập kỷ. Tàu ngầm Nga cũng trưởng thành trong Chiến tranh Lạnh cũng như các cuộc đối đầu với NATO sau năm 1991. Trong khi đó, tàu ngầm Trung Quốc chưa từng trải qua bất kỳ cuộc chiến hiện đại nào.
- Thứ ba, hải quân Trung Quốc chưa có hệ thống chỉ huy liên lạc giữa Bộ Chỉ huy và tàu ngầm, vì nước này hiện chưa có loại máy bay đặc chủng như E-6 Mercury của Mỹ (phụ trách việc chỉ huy và giữ liên kết với lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo). Thiếu khả năng chỉ huy và kết nối, các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ phải tác chiến độc lập và rất dễ bị tiêu diệt.
- Thứ tư, hải quân Trung Quốc sở hữu nhiều tàu ngầm nhưng chất lượng mới là yếu tố quan trọng. Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, Trung Quốc hiện sở hữu 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 50 tàu ngầm vẫn chạy bằng động cơ điện – diesel, có tầm hoạt động hẹp hơn nhiều so với các tàu ngầm của Mỹ đang vận hành. Xét về số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, Mỹ có 50 chiếc còn Trung Quốc mới chỉ có 7 chiếc.
Với số lượng tên lửa mang theo hạn chế, cùng khả năng tấn công hạt nhân yếu kém, thực lực tàu ngầm của Trung Quốc còn kém xa so với Mỹ vốn sở hữu nhiều tính năng vượt trội về kích thước, tốc độ, độ êm và trang bị nhiều khí tài hiện đại.
- Và cuối cùng, căn cứ tàu ngầm chiến lược lớn nhất tại đảo Hải Nam của Trung Quốc là mục tiêu không khó bị tấn công. Với khả năng trinh sát tinh vi từ vệ tinh của Hoa Kỳ, hiện căn cứ này đã nằm trong tầm ngắm của các vũ khí tấn công mặt đất tầm xa như tên lửa hành trình và cả tên lửa đạn đạo. Một khi có biến, căn cứ tàu ngầm ở vịnh Á Long – Tam Á sẽ là mục tiêu bị hủy diệt đầu tiên.
Bức ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp được cho thấy một tàu ngầm Trung Quốc tiến vào Căn cứ Hải quân Du Lâm ở đảo Hải Nam. (Ảnh chụp video)
Với huyệt tử này, liệu hải quân Trung Quốc có dám chủ động răn đe hoặc tấn công đối thủ?
Bên mạnh mồm, bên yếu lực
Điều này dễ hiểu vì sao trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn to tiếng hăm dọa, thì hải quân Trung Quốc lại thường tỏ ra lặng lẽ không phản ứng gì.
Điển hình là ngày 30/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo nhóm tàu tác chiến của Anh không được tiến hành bất kỳ \”hành động không thích hợp nào\” khi tiến vào vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông, nếu không sẽ bị \’Hải quân thuộc Lực lượng Quân đội giải phóng Trung Quốc đang trong tình trạng cao độ sẵn sàng tác chiến\’. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị luôn lên tiếng đe dọa những quốc gia nào làm tổn hại đến hình ảnh ĐCSTQ. (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Thực tế thì thế nào? Không chỉ phớt lờ những lời đe dọa của Trung Quốc, các tàu chiến Anh còn dễ dàng phát hiện các mục tiêu tàu ngầm nước này, và buộc chúng phải lủi thủi quay về căn cứ.
Điều này càng cho thấy chiêu bài hăm dọa của Trung Quốc sẽ đánh bại mọi mối đe dọa thách thức từ bên ngoài cũng như coi thường khả năng quân sự của Mỹ, đã trở nên lỗi thời. Nó cũng không khác mấy với những tuyên bố đanh thép của ĐCS Liên Xô trong những năm 1980, rằng Liên Xô đã vượt xa Mỹ về sức mạnh quân sự.
Phải chăng Trung Quốc đang ở giai đoạn cuối cùng của sự tan rã giống như Liên Xô trước kia, trong khi hải quân Trung Quốc còn chẳng bằng Liên Xô khi chưa từng tham chiến bất kỳ một cuộc chiến tranh hiện đại nào. Tất nhiên, những khí tài quân sự tối tân mà truyền thông Trung Quốc hết lời ca ngợi hẳn nhiên cũng chưa bao giờ được đem thử nghiệm trong chiến đấu thực tế.
Phải chăng vì thế mà nội bộ ĐCSTQ đang có cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, khiến Tập Cận Bình phải hoảng hốt?
Lỗi tại Tập Cận Bình?
Với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng dưới thời Tập Cận Bình, giới lãnh đạo ĐCSTQ đã gạt bỏ câu “thần chú” “ẩn mình chờ thời\” của Đặng Tiểu Bình, đã hấp tấp lộ rõ tham vọng bá chủ thế giới một cách thô thiển, khiến nhiều quốc gia tẩy chay Trung Quốc. Không chỉ vậy, nó cũng gây ra một cuộc chiến ngầm trong nội bộ ĐCSTQ.
Tờ Hong Kong’s South China Morning Post ngày 9/8 cho biết, trong khi Bộ Ngoại giao ĐCSTQ “chiến đấu” hết mình trên trường quốc tế, khiến nhiều quốc gia dân chủ liên minh với nhau, đặc biệt đẩy mạnh các cuộc tập trận đầy thách thức tại Biển Đông, thì quân đội Trung Quốc lại từ chối có các hành động cảnh cáo nghiêm khắc. Tàu chiến Mỹ (trên) bám sát tàu thăm dò Trung Quốc trên Biển Đông (dưới) hôm 1/7/2020. (Ảnh: US Navy)
Tờ này cho biết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích quân đội Trung Quốc quá \”yếu nhược\” trong việc đối phó với Mỹ và liên minh. Ngược lại, Bộ Quốc phòng lại tức giận trước chính sách ngoại giao hiếu chiến, và cảnh báo Bộ Ngoại giao sẽ phải \”trả giá đắt\” cho những ngôn từ vô trách nhiệm của mình.
Thực chất, lý do khiến ĐCSTQ cố tỏ ra mạnh mẽ chính là để che đậy sự yếu kém của mình, để đe dọa đối thủ bằng uy quyền giả tạo, trong khi kích động tình cảm của người dân để chuyển khủng hoảng trong nước ra nước ngoài.
Các nhà phân tích tin rằng, hệ quả chính sách ngoại giao sói chiến này đã đẩy nhanh nỗ lực chung của các quốc gia trên thế giới nhằm bao vây ĐCSTQ.
Chính vì vậy, Tập Cận Bình đã phải điều chỉnh \”cách tiếp cận nhẹ nhàng\” để giảm thiểu tổn thất trong một cuộc họp vào ngày 31/5 vừa qua, khi cho rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia “thân thiện” với thế giới. Đây có thể là nguồn cơn nổ ra cuộc đấu đá dữ dội giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này như đề cập ở trên.
Đông Bắc