Đã đến lúc cân bằng ngân sách

Đã đến lúc cân bằng ngân sách

August 13, 2021

\"\"
Cựu Bộ trưởng Tài chính, Giáo sư trường Đại học Harvard Larry Summers đang nhận xét trong một cuộc thảo luận về các nước đang phát triển có thu nhập thấp tại Cuộc họp Mùa xuân thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới ở Hoa Thịnh Đốn, ngày 13/04/2016. (Ảnh: Mike Theiler/AFP via Getty Images) Finance ministers, bankers and economists gather to discuss monetary strategy amid a slowdown in China\’s economy, low oil prices and an American economy faring better than the rest of the world. / AFP / Mike Theiler (Photo credit should read MIKE THEILER/AFP via Getty Images)

Lạm phát đã bắt đầu tăng. Mức tăng 5.4% trong tháng 06/2021 là một sự khởi đầu tai họa cho một chu kỳ có thể bị tàn phá. Thực tế là mức sống giảm 1.7% đối với các gia đình trung lưu trong tháng 6 tương đương với một thảm họa vì người lao động nghèo và tầng lớp trung lưu sẽ bị giảm sức mua trong khi người giàu thì ngày càng giàu hơn.

Như cựu Bộ trưởng Tài chính, một đảng viên Dân Chủ, Larry Summers đã cảnh báo rằng các đề xướng chi tiêu nhiều hơn của Đảng Dân Chủ chắc chắn sẽ gây áp lực lạm phát hơn nữa.

Một cách trực giác, người dân Mỹ sẽ lo lắng về lạm phát hơn chính phủ Tổng thống (TT) Biden. Trong một cuộc thăm dò gần đây cho Mạng lưới Hành động Mỹ (Transom, hôm 22/07/2021) 88% tổng số người dân Mỹ lo lắng về việc gia tăng chi phí sinh hoạt, 86% lo lắng về lạm phát, 79% lo lắng về giá xăng tăng, 73% lo lắng về thuế có thể tăng. Và những mối lo lắng này mới chỉ là khởi đầu.

Trong môi trường có sự quan ngại chung về giá cả, TT Joe Biden đã bỏ qua lời khuyên chuyên môn của ông Summers và nói rằng khoản chi tiêu mới trị giá hàng ngàn tỷ USD “sẽ giảm lạm phát, sẽ giảm lạm phát, sẽ giảm lạm phát.” Câu nói này thật điên rồ và không phù hợp với thực tế của lịch sử.

Trên thực tế, chính phủ TT Biden phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn so với chính phủ TT Carter đã gặp phải (chính phủ Dân Chủ có giai đoạn lạm phát cao gần nhất). Khi lạm phát vượt quá tầm kiểm soát dưới thời TT Carter, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang mới khi đó là Paul Volcker đã tăng lãi suất đáng kể. Ông Volcker đã khiến một cuộc suy thoái sâu diễn ra (làm đảng Cộng Hòa bị tổn thương vào năm 1982 nhưng lại tạo tiền đề cho sự thịnh vượng và chiến thắng lớn của TT Ronald Reagan vào năm 1984).

Ông Jerome Powell, chủ tịch dự trữ liên bang hiện tại, không còn có thể tăng lãi suất đến mức ngăn chặn lạm phát. Tổng nợ công hiện tại là 26.70 ngàn tỷ USD. Lãi suất hàng năm ở mức thấp (thực sự là thấp giả tạo) vào thời điểm hiện tại là rất quan trọng đối với chính phủ liên bang, các chính phủ tiểu bang và địa phương, những nơi cũng đang gánh những khoản nợ lớn. Chiến lược của ông Volcker về lãi suất cao sẽ có tác động tiêu cực đến ngân sách liên bang, tiểu bang, và địa phương vì chi phí trả nợ lãi sẽ tăng đáng kể và ngốn vào phần còn lại của ngân sách.

Hơn nữa, chiến lược lãi suất cao, gây suy thoái theo kiểu ông Volcker mà được đưa ra sau hai năm kinh tế tổn thương vừa qua sẽ bị hầu hết người dân Mỹ phản đối mạnh mẽ.

Cách duy nhất để tránh lạm phát thảm hại phá hủy mức sống của người dân Mỹ mà không tạo ra một cuộc suy thoái sâu khiến hàng triệu người mất việc làm là cắt giảm đáng kể chi tiêu của chính phủ. Đây là hệ quả hợp lý đối với lập luận của ông Summers rằng chi tiêu cao bất chấp lạm phát chắc chắn khiến lạm phát tăng cao hơn nữa.

Đại dịch COVID-19 đã khiến chi tiêu của chính phủ tăng quá cao trong khi cũng làm nền kinh tế chậm lại. Chắc chắn điều này đã tạo ra tình huống có nhiều lượng dollar hơn để mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn, vốn là bản chất của lạm phát – và chính xác là vấn đề của nền kinh tế dưới thời TT Carter trong những năm 1979–1980.

Vì vậy, sự gia tăng chi tiêu ồ ạt của Đảng Dân Chủ – ông Biden đang trút hàng ngàn tỷ dollar vào một nền kinh tế không có đủ hàng hóa và dịch vụ để hấp thụ tiền, và chúng ta có lời giải thích kinh điển tại sao lạm phát tăng lên.

Tôi biết vấn đề lạm phát đã nằm ngoài tầm kiểm soát khi chính quyền của District of Colombia gửi tin nhắn đề nghị trả tiền thuê nhà cho tôi trong ba tháng tiếp theo — và trả thay cho tôi bất kỳ khoản tiền thuê nhà nào mà tôi đã không thể trả được do đại dịch. Bởi vì tôi nhận được tin nhắn văn bản này mặc dù tôi không sống ở DC, nên tôi cho rằng tổng số người được cung cấp tiền là [con số] không thể tin được. Thông điệp của Đảng Dân Chủ-Biden là “Khi nghi ngờ cứ chi tiêu. Khi nghi ngờ cứ vay mượn.”

Cuộc khủng hoảng của chính phủ thiếu năng lực đang lãng phí tiền bạc của quý vị trong khi lại tạo tiền đề cho lạm phát được thể hiện qua một ví dụ đơn giản. Gần một nửa số tiền trợ cấp thất nghiệp được chi trả trong đại dịch đã bị mất do gian lận. Như Axios đã báo cáo, con số này lên tới khoảng 400 tỷ USD tiền thuế. Quý vị nghĩ điều gì sẽ xảy ra với tất cả số tiền mới mà ông Biden và Đảng Dân Chủ muốn in đây?

Cuối cùng, không thể cắt giảm chi tiêu một cách nghiêm túc mà chỉ nói suông hoặc không có một lý do chính trị và đạo đức mạnh mẽ. Vì mọi người trong bộ máy hành chính và Quốc Hội sẽ chuyển sang bảo vệ các khoản chi tiêu, các chương trình, và các dự án của họ, nên hầu như không thể cắt giảm thực sự được.

Cách duy nhất để đối phó với một mớ hỗn độn chi tiêu có quy mô như chương trình của ông Biden – Đảng Dân Chủ là tái thiết lập mục tiêu ngân sách cân bằng.

Vào cuối những năm 1990, khi các thượng nghị sĩ Cộng Hòa của Quốc Hội nhấn mạnh vào việc cân bằng ngân sách, mọi người đều hiểu rằng họ sẽ phải hy sinh một số mục tiêu. Kết quả là đã tạo nên ý chí của tập thể để tìm được các phương thức tiết kiệm, thực hiện các cải cách, và đạt được mục tiêu lịch sử. Nếu không có mục tiêu ngân sách cân bằng, chúng ta không bao giờ có thể đạt được mức tiết kiệm cần thiết.

Khi Đảng Cộng Hòa giành chiến thắng ở thượng viện vào năm 1994, TT Bill Clinton đã đệ trình, vào ngày 06/02/1995, một ngân sách với mức thâm hụt 200 tỷ USD cho tương lai gần. Chúng ta đã không chấp nhận kế hoạch đó và buộc ông ấy phải thực hiện mục tiêu ngân sách cân bằng.

Bởi vì chúng ta đã cùng nhau thực hiện một chiến dịch ngân sách cân bằng, nên kết quả thật đáng kinh ngạc. Khi các thượng nghị sĩ Cộng Hòa kiểm soát thượng viện vào năm 1995, Văn phòng Ngân sách Quốc Hội (CBO) dự kiến ​​rằng trong thập kỷ tiếp theo, thâm hụt ngân sách liên bang tính lũy kế là 2.7 ngàn tỷ USD. Bốn năm sau, vào tháng 01/1999, dự báo thặng dư liên bang trong mười năm tổng cộng sẽ đạt được là hơn 2.3 ngàn tỷ USD – một sự xoay chuyển trong 4 năm với mức tăng 5 ngàn tỷ USD về triển vọng tài chính của Hoa Kỳ.

Đáng buồn thay, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đã không thể tiếp tục tập trung vào việc kiểm soát chi tiêu, cải cách chính phủ và cân bằng ngân sách liên bang. Tuy nhiên, thành tích của Đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội giai đoạn 1995–1999 rất đáng chú ý. Ông Stephen Moore đã xem xét kết quả trong một nghiên cứu cho Viện CATO. Hãy xem xét các sự kiện:

Năm 1995, CBO dự báo nợ liên bang trong 10 năm trên GDP là 56.1%. Năm 1999, sau 4 năm tập trung vào cải cách, kiểm soát chi tiêu, cải cách quy định, cắt giảm thuế tạo việc làm, và cân bằng ngân sách, nợ liên bang dự kiến ​​tính theo tỷ lệ phần trăm GDP là 12.2% (dự kiến ​​giảm xuống 8.9% vào năm 2009). Đây là mức cải thiện 80% trong bốn năm.

Sự cải thiện không chỉ là cho tương lai. Trong bốn năm, nợ liên bang thực tế tính theo phần trăm GDP đã giảm còn 39.4% – giảm được 23% nợ liên bang tính theo phần trăm GDP trong bốn năm.

Có một lý do đạo đức để cân bằng ngân sách. Đã có các thành tố căn bản cho [chính sách] ngân sách cân bằng. Quy mô lãng phí và tham nhũng được tiết giảm thông qua cân bằng ngân sách là đáng kinh ngạc.

Cân bằng ngân sách là con đường tốt nhất để ngăn chặn lạm phát mà không tàn phá hàng triệu gia đình Mỹ.

Từ Gingrich360.com.

Tác giả Newt Gingrich, một đảng viên Đảng Cộng Hòa, từng là Chủ tịch Hạ Viện từ năm 1995 đến năm 1999 và là ứng cử viên tranh cử tổng thống vào năm 2012.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đất Việt.

Kim Liên biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment