Nguồn gốc Taliban, làm thế nào ‘thắng Mỹ’?

Nguồn gốc Taliban, làm thế nào ‘thắng Mỹ’?

5 giờ trước

\"Afghan

Năm 2001, Taliban bị lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu tước bỏ quyền lực tại Afghanistan, nhưng mấy tháng gần đây phe này đã tiến hành các cuộc tấn công và nay đang giành lại quyền lực.

Trong khi Hoa Kỳ chuẩn bị hoàn tất việc rút quân khỏi đây vào ngày 11/9 sau hai thập niên giao tranh, Taliban hôm 15/8 đã chiếm được các thành phố lớn và cả thủ đô Kabul.

Taliban đã có các cuộc đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ từ 2008, và vào tháng 2/2020 hai bên đã đạt thoả thuận hoà bình tại Doha, với cam kết Hoa Kỳ sẽ rút quân và còn phe Taliban không tấn công lực lượng Hoa Kỳ.

Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của \’đầy tớ\’ Taliban

Cạnh đó là những hứa hẹn khác, gồm việc không cho phép al-Qaeda hay các lực lượng dân quân khác hoạt động tại các khu vực do Taliban kiểm soát, và tiến hành các cuộc đàm phán hoà bình trong nước.

Nhưng ngay trong năm sau, Taliban đã tiếp tục tấn công vào lực lượng an ninh và thường dân Afghanistan và nhanh chóng tiến quân trên khắp cả nước.

Lên nắm quyền

Taliban, tức là \”sinh viên\” trong tiếng Pashtun, nổi lên vào đầu những năm 1990s tại miền bắc Pakistan, sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan.

Người ta tin rằng phong trào, vốn gồm chủ yếu là người Pashtun, xuất hiện đầu tiên từ các chủng viện tôn giáo – phần lớn được tài trợ bằng tiền từ Ả Rập Saudi – nơi rao giảng dòng Hồi giáo Sunni có đường lối cứng rắn.

Hứa hẹn của Taliban – tại khu vực người Pashtun sinh sống, nằm giữa Pakistan và Afghanistan – là một khi lên cầm quyền sẽ phục hồi hòa bình và an ninh, và thực thi Sharia, hay luật Hồi giáo khắc khổ của riêng họ.

\"BBC\"/
\"1px

Từ vùng tây nam Afghanistan, Taliban nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng.

Tháng 9/1995, họ chiếm được tỉnh Herat, giáp biên giới Iran, và đúng một năm sau họ chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan, lật đổ chính quyền của Tổng thống Burhanuddin Rabbani – một trong những người sáng lập phong trào mujahideen Afghanistan chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô.

Tới năm 1998, Taliban nắm quyền kiểm soát trên gần 90% đất nước Afghanistan.

Người dân Afghanistan, vốn mệt mỏi vì sự cực đoan của phong trào mujahideen và cuộc nội chiến sau khi quân Liên Xô bị đẩy đi, đã chào đón Taliban khi phe này mới xuất hiện.

Việc họ lúc đầu được ưa chuộng chủ yếu là do đã thành công trong việc dẹp bỏ tham nhũng, kiềm chế được tình trạng hỗn loạn vô thiên vô pháp, khiến cho đường xá và các khu vực dưới sự kiểm soát của họ trở nên an toàn để thương mại phát triển tốt.

Nhưng Taliban cũng áp dụng hoặc ủng hộ các hình phạt theo cách giải thích rất hà khắc của họ về luật Sharia- như hành quyết công khai những người bị kết án vì tội giết người hay ngoại tình, và chặt tay chân những người bị kết án tội ăn cắp. Đàn ông bị buộc phải để râu còn phụ nữ phải choàng khăn burka trùm kín từ đầu tới chân.

Taliban còn cấm truyền hình, âm nhạc, điện ảnh, và không cho phép các bé gái 10 tuổi trở lên được tới trường đi học.

Taliban bị cáo buộc vi phạm một loạt các quyền về văn hoá và con người. Một ví dụ nổi tiếng là vào năm 2001 khi Taliban phá huỷ tượng phật Bamiyan Buddha nổi tiếng tại miền trung Afghanistan, bất chấp sự phẫn nộ quốc tế.

\"Taliban
Chụp lại hình ảnh,Các tay súng Taliban kiểm soát xa lộ Kandahar-Herat gần thành phố Kandahar, 31/10/2001

Pakistan vẫn lặp lại phủ nhận họ là người kiến tạo lực lượng Taliban, nhưng một điều ít ai hoài nghi là nhiều người Afghanistan đầu tiên tham gia phong trào này đã được đào tạo tại các các trường tôn giáo (madrassa) ở Pakistan.

Pakistan cũng là một trong ba nước duy nhất, cùng với Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), đã công nhận Taliban khi phe này lên nắm quyền tại Afghanistan. Pakistan cũng là quốc gia cuối cùng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Taliban.

Đã có lúc Taliban doạ sẽ gây bất ổn cho Pakistan từ các khu vực mà họ kiểm soát ở mạn tây bắc. Một trong những vụ tấn công nổi tiếng nhất và bị quốc tế lên án trong số các vụ tấn công của Taliban tại Pakistani xảy ra vào tháng 10/2012, khi nữ sinh Malala Yousafzai bị bắn khi đang trên đường về nhà ở thị trấn Mingora.

Tuy nhiên, hai năm sau, một cuộc tấn công quân sự lớn diễn ra sau vụ thảm sát tại trường học ở Peshawar đã làm giảm đáng kể ảnh hưởng của phe này tại Pakistan. Ít nhất ba nhân vật chủ chốt người Pakistan của Taliban đã bị giết trong các cuộc không kích không người lái của Hoa Kỳ vào năm 2013, trong đó có Hakimullah Mehsud, người đứng đầu nhóm này.

\"Pakistani
Chụp lại hình ảnh,Nữ sinh và nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai bị các tay súng Taliban bắn hồi 10/2012

\’Nơi ẩn náu\’ của Al-Qaeda

Thế giới chú ý tới Taliban tại Afghanistan khi xảy ra vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York hôm 11/9/2001.

Taliban bị cáo buộc đã cung cấp nơi ẩn náu cho các nghi phạm chính – Osama Bin Laden và phong trào al-Qaeda của ông này.

Ngày 7/10/2001, một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc tấn công vào Afghanistan, và tới tuần đầu tháng 12, chính quyền Taliban sụp đổ. Lãnh tụ Taliban khi đó, Mullah Mohammad Omar, và các nhân vật cao cấp khác, trong đó có Bin Laden, đã trốn thoát bất chấp một trong những cuộc truy lùng lớn nhất thế giới.

Nhiều lãnh đạo cao cấp của Taliban được cho là đã ẩn náu tại thành phố Quetta của Pakistan, và từ đó họ tiếp tục dẫn dắt phe Taliban. Nhưng chính phủ Pakistan bác bỏ sự tồn tại của tổ chức được mệnh danh là \”Quetta Shura\” này.

Bất chấp số lượng quân nước ngoài ngày càng cao, Taliban đã dần dần giành lại và mở rộng ảnh hưởng của họ tại Afghanistan, dẫn tới tình trạng những vùng rộng lớn của nước này trở nên bất ổn và bạo loạn trở lại ở mức độ chưa từng có kể từ năm 2001.

Đã xảy ra nhiều cuộc tấn công của Taliban vào Kabul và vào tháng 9/2012, Taliban tiến hành một cuộc đột kích lớn vào căn cứ Camp Bastion của Nato.

\"Pakistani
Chụp lại hình ảnh,Lãnh đạo người Palistan của Taliban là Hakimullah Mehsud bị giết chết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ hồi 2013

Đã từng có hy vọng là có thể đạt được hoà bình qua thương thuyết vào năm 2013 khi Taliban tuyên bố sẽ mở văn phòng tại Qatar. Nhưng tất cả các bên vẫn tiếp tục vô cùng không tin cậy nhau, và bạo lực vẫn tiếp diễn.

Vào tháng 8/2015, Taliban thừa nhận suốt hơn hai năm trời họ giấu kín về cái chết của ông Mullah Omar mà tin tức nói là đã chết tại một bệnh viện ở Pakistan do có vấn đề về sức khoẻ.

Tháng sau đó, Taliban cho biết họ đã bỏ sang một bên những đấu đá nội bộ kéo dài nhiều tuần và tập hợp lại quanh một vị lãnh đạo mới, ông Mullah Mansour, người từng là phó của ông Mullah Omar.

Cũng vào khoảng thời gian này, lần đầu tiên kể từ sau thất bại của họ hồi 2001, Taliban chiếm được thủ phủ một tỉnh, giành quyền kiểm soát thành phố Kunduz có tầm quan trọng chiến lược.

Vào tháng 5/2016, Mullah Mansour bị giết trong một vụ không kích không người lái của Hoa Kỳ. Người phó của ông này là Mawlawi Hibatullah Akhundzada lên thay, và hiện vẫn đang lãnh đạo Taliban.

Ngày rút quân tới gần

Trong năm kế tiếp, thoả thuận hoà bình giữa Hoa Kỳ và Taliban đạt được vào tháng 2/2020 – kết quả của một thời gian dài đàm phán trực tiếp – Taliban dường như đã thay đổi chiến thuật, chuyển từ các cuộc tấn công phức tạp vào các thành phố và các tiền đồn quân sự sang một làn sóng những vụ ám sát có mục tiêu gây kinh hoàng trong dân chúng Afghanistan.

Mục tiêu tấn công là các nhà báo, thẩm phán, các nhà hoạt động vì hoà bình, phụ nữ nắm giữ các vị trí có quyền lực, và điều này dường như cho thấy Taliban không thay đổi tư tưởng cực đoan của họ mà chỉ thay đổi chiến lược.

Bất chấp những quan ngại sâu sắc từ các viên chức Afghanistan về tình thế mong manh của chính phủ khi đối mặt với Taliban mà không có sự hỗ trợ của quốc tế, Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, tuyên bố hồi tháng 4/2021 rằng tất cả các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ rời khỏi đất nước này vào ngày 11/9 – hai thập niên kể từ ngày Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công.

Sau đó, ông đổi ngày rút quân thành ngày 31 tháng 8.

\"Biden\"/
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố trong tháng 4/20121 rằng toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rời khỏi Afghanistan chậm nhất là ngày 11/9/2021

Tồn tại dai dẳng hơn cả một siêu cường qua hai thập niên chiến tranh, Taliban bắt đầu chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn, một lần nữa đe doạ lật đổ chính phủ tại Kabul theo sau việc một thế lực nước ngoài rút đi.

Phe này được cho là có số lượng lớn nhất so với bất kỳ lúc nào khác kể từ khi bị lật đổ hồi năm 2001 – với 85.000 các chiến binh toàn thời gian, theo ước tính mới đây của Nato.

Đợt tiến công này diễn ra còn nhanh hơn tốc độ nhiều người từng lo ngại.

Hồi tháng Sáu, tướng Austin Miller, người chỉ huy các hoạt động do Hoa Kỳ dẫn đầu tại Afghanistan, đã cảnh báo rằng đất nước này có thể đang trên đường tiến tới nội chiến hỗn loạn mà ông gọi là \”mối quan ngại cho thế giới \”.

Tuy nhiên, Taliban đã có thể chiếm được nhiều thành phố lớn mà không hề phải giao chiến, do lực lượng chính phủ đầu hàng nhằm tránh đổ máu cho dân thường.

Một đánh giá tình báo của Hoa Kỳ đưa ra cũng trong tháng đó được cho là đã kết luận rằng chính phủ Afghanistan có thể sẽ sụp đổ trong vòng sáu tháng kể từ khi quân đội Mỹ rút đi.

Bài Liên Quan

Leave a Comment