Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

Cách uống và giữ nước cực thú vị của những loài động vật sống ở vùng khô hạn

August 31, 2021

\"\"
Thằn lằn quỷ gai

Một số loài động vật sinh sống tại vùng hoang mạc khô cằn, không có ao hồ để uống nước, giữ ẩm cho cơ thể. Thế nhưng những loài này vẫn sống tốt cũng như luôn khoẻ mạnh để săn mồi, vì mỗi loài sẽ có một bản năng giữ nước trong cơ thể riêng để giúp chúng tồn tại ngày qua ngày mà không sợ “chết khát”. Thậm chí có những loài khác sống ở khu vực rừng nhiệt đới cũng có cách giữ nước riêng cho chúng, đặc biệt trong những tình thế rất khó để tìm kiếm ao hồ.

Top những loài động vật có cách giữa và uống nước kỳ lạ

Vậy chúng đã làm điều đó như thế nào?

1. Rắn chuông sa mạc

\"Rắn
Rắn chuông sa mạc dùng phần vẩy trên da như một công cụ hứng nước.

Khi mưa xuống, phần vẩy trên da của rắn chuông có thể tạo thành một “cái tô” để hứng nước cũng như tránh để nước thấm vào trong và rơi ra ngoài. Từ đó chúng có thể tự uống nước từ các phần vẩy linh hoạt trên da, cứ như thế rắn chuông sẽ giữ nước được lâu và đợi đến các đợt mưa tiếp theo.

2. Thằn lằn quỷ gai

Thằn lằn quỷ có gai (Thorny devils) sống nhiều ở vùng hoang mạc Úc, chúng thường ăn kiến để lấy nước cho cơ thể. Tuy nhiên trong các điều kiện không thể tìm kiến để ăn, thì các phần gai trên cơ thể chúng sẽ ngưng tụ hơi nước (từ những đợt mưa hay các nguồn nước hiếm hoi mà chúng kiếm được), từ đó lượng hơi nước tích tụ thành sương và chúng có thể tiếp nước từ các rãnh gai trên người xuống tới miệng.

Đặc biệt khi có mưa lớn thì thằn lằn sẽ sử dụng các phần gai này để hút nước vào. Loài này thông minh đến nổi khi chúng đến những vùng cát ẩm, chúng sẽ tìm cách hất chỗ cát đó lên người, để rồi phần da và gai sẽ hút ẩm từ cát đó nhằm giữ nước.

3. Chim sandgrouse

\"Chim
Chim sandgrouse tận dụng bộ lông ở vùng bụng linh hoạt để hút nước, giữ nước.

Loài chim này có họ hàng với chim bồ câu, chúng thường sống ở các vùng hoang mạc Châu Phi và Châu Á. Chúng có tập tính tìm nước vào mỗi buổi sáng và tận dụng bộ lông ở vùng bụng linh hoạt để hút nước, giữ nước, sau đó chúng sẽ bay về tổ để cho các con non uống nước từ bộ lông.

4. Tinh tinh

Loài tinh tinh thường sống ở các khu vực rừng nhiệt đới, tuy vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng để uống nước ở ao hồ và chúng có một cách uống nước rất khác biệt.

\"\"
Tinh tinh uống nước từ lá, hình được hoạ bởi Diana Marques.

Theo nhà nghiên cứu về loài tinh tinh tại Trường Đại học Saint Andrews – Scotland, loài tinh tinh này khá sợ khi đến các vùng ao hồ để uống nước vì tại đây luôn có cá sấu chờ sẵn để săn mồi. Thay vào đó, chúng đủ thông minh để cuốn những chiếc lá lại và sử dụng như một chiếc muỗng (thìa) hứng nước mưa từ các ngọn cây. Việc dùng lá để uống nước sẽ giúp chúng hứng nhiều nước hơn là việc bóc tay thông thường.

Một số loài tinh tinh sống ở Uganda thì tự dùng tay đào đất để tìm kiếm nước ngầm, với độ sâu khoảng 1,8 mét.

5. Chuột nhảy


Chuột nhảy bù ẩm cho cơ thể bằng việc ăn hạt và các loài thực vật khác nhau.

Loài chuột nhảy (Kangaroo rat) sống tại vùng Tây Nam nước Mỹ lại không uống nước, chúng bù ẩm cho cơ thể bằng việc ăn hạt và các loài thực vật khác nhau, tất cả thức ăn chúng kiếm được sẽ được trữ xuống các lỗ hang mà chúng đã đào sẵn. Vì bản chất dưới hang sẽ giúp thức ăn, các loại hạt được giữ ẩm tốt hơn 30% so với trên mặt đất.

6. Lạc đà

\"Lạc
Lạc đà thường trữ nước ở mũi và trong mạch máu.

Lạc đà là loài sinh sống rất khoẻ ở các vùng hoang mạng, chúng thậm chí chịu được cái nóng và lạnh rất tốt và rất ít khi uống nước. Cả lạc đà một bướu hay lạc đà hai bướu (lạc đà Bactrian) đều không giữ nước ở trên phần bướu của chúng – đây cũng là quan niệm sai của nhiều người, bướu của chúng cũng chỉ là nơi tích trữ mỡ thôi.

Lạc đà thường trữ nước ở mũi và trong mạch máu, các chất lỏng từ mũi sẽ chảy xuống khoang miệng chúng khi cần vì cơ mũi của lạc đà có thể nhấp nhô để giữ nước bên trong. Một khi được uống nước thoải mái thì lạc đà có thể uống lên đến hàng chục lít nước để bù lại phần nước bị mất và tiếp thụ vào mạch máu của chúng.

Theo Khoa học

Bài Liên Quan

Leave a Comment