Tiết lộ lý do thực sự đằng sau cơn bão ‘phong sát’ giới nghệ sĩ của ĐCS Trung Quốc

\"Tiết

Trong những ngày qua, ĐCSTQ liên tục thanh trừng làng giải trí Đại Lục, rất nhiều nghệ sĩ bị \’phong sát\’. Ảnh chụp Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. (Nguồn Mark Schiefelbein – Pool/Getty)

Tiết lộ lý do thực sự đằng sau cơn bão ‘phong sát’ giới nghệ sĩ của ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnMai Hạ •  31/08/21

Những ngày gần đây làng giải trí Trung Quốc trở nên náo loạn, nhiều nghệ sĩ bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “phong sát”. Tiết lộ của người hoạt động lâu năm trong ngành giải trí Trung Quốc đưa chúng ta tới một câu chuyện hoàn toàn khác. Đây dường như là đòn đánh có tính toán của ông Tập Cận Bình để cắt đứt huyết mạch tài chính, rửa tiền có liên quan mật thiết tới tập đoàn Giang Trạch Dân…

Kể từ cuối tháng 8, tin tức về cuộc thanh trừng những nghệ sĩ nổi tiếng liên tục lọt vào danh sách tìm kiếm nóng trên Weibo Đại Lục. Vào tối ngày 26/8, ngôi sao Triệu Vy bất ngờ bị “phong sát” toàn bộ trên mạng Internet, rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng của cô như “Hoàn Châu Cách Cách” đã bị gỡ bỏ, tên của cô cũng bị xóa khỏi danh sách những nhân vật chính. Tìm kiếm tên “Triệu Vy” trên nhiều trang web video đều không có kết quả.

Đồng thời, nhiều nhóm fan của ngôi sao nổi tiếng Triệu Lệ Dĩnh cũng bị chặn, studio của Lâm Tâm Như bị đóng cửa, Ngô Diệc Phàm bị bắt, Trương Triết Hạn bị cấm sóng hoàn toàn, Hoắc Tôn (Henry Huo) tuyên bố rút khỏi ngành giải trí. Trịnh Sảng bị phạt 299 triệu nhân dân tệ vì trốn thuế, v.v. 

Ngày 28/8, Truyền thông chính thức nhà nước Trung Quốc, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài viết trên Weibo, cảnh báo rằng: \”Nếu chạm vào ranh giới đỏ về đạo đức và pháp luật, con đường biểu diễn nghệ thuật của bạn sẽ đi đến ‘điểm kết\’ \”.

Nội tình không đơn giản là vi phạm pháp luật trong giới nghệ sĩ

Ông Thạch Vũ Ca (Shi Yuge), một người hoạt động lâu năm trong ngành giải trí Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất phim, đã nói với The Epoch Times về những mặt tối trong ngành giải trí Đại Lục và nội tình sâu xa bên trong cuộc thanh trừng giới nghệ sĩ của ĐCSTQ.

“Sự phức tạp của ngành giải trí Trung Quốc nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người”. Ông Thạch nói làng giải trí Trung Quốc có rất nhiều mặt tối và không hề đơn giản như nhiều người tưởng tượng.

\”Trước đó Trung Quốc có rất nhiều công ty giải trí phát triển. Họ đều bắt đầu từ các studio, trong những studio này, rất nhiều là do các sinh viên mở khi họ còn đang học tại các trường điện ảnh. Về sau một nhóm ‘thái tử đảng’ hoặc các ông chủ của những doanh nghiệp lớn thấy rằng những studio này có triển vọng, có thể trở thành những công ty giải trí lớn [nên đã đầu tư] để đáp ứng nhu cầu của họ\”.

Ông Thạch tiết lộ rằng, rất nhiều hãng phim đều có một thái tử đảng hoặc một doanh nhân giàu có đứng sau tài trợ. Những studio này cũng có thể được sử dụng để rửa tiền. Trong đó, người trong giới chính trị rửa tiền nhiều hơn giới kinh doanh, bởi vì họ không thể giải thích được nguồn gốc của các khoản tiền này đến từ đâu. 

Giang Trạch Dân dung túng thái tử đảng thâm nhập vào làng giải trí

Ông Thạch tiết lộ rằng, một thái tử đảng thuộc thế hệ sau của Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cấp bậc quân sự cao nhất trong lịch sử quân sự của ĐCSTQ), năm đó đứng ra thành lập công ty điện ảnh, ngay từ đầu đã bị hứng chịu nhiều chỉ trích, nói rằng ông ta chơi bời lêu lổng, dâm loạn, v.v. 

Ông Thạch nói, sau đó chuyện này được trình lên lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, kết quả là Giang lại tỏ ra ủng hộ, thậm chí còn nói đây là việc tốt.

“Giang nói, việc hồng nhị đại, tam nhị đại kiểm soát toàn bộ những người làm truyền thông trong các bộ phim, chương trình truyền hình là có lợi đối với chúng ta”.

Ông Thạch cho biết, nhờ có sự dung túng của Giang, kể từ đó, hầu như tất cả những ông trùm trong giới chính trị, giới doanh nhân, thái tử đảng – những người có lai lịch ở Bắc Kinh, đều có trong tay một studio và phục chế nó thành các công ty giải trí. Thậm chí nếu ai không có còn bị coi là “lạc loài”.

\”Nếu bạn không có những studio, công ty giải trí trong tay, bạn dường như đang bị ‘lạc loài’ trong giới chính trị, như thể bạn đang thiếu một thứ gì đó\”, ông Thạch nói.

Ông Thạch tiết lộ, \”Khi tôi ở Bắc Kinh, bạn bè tôi nói rằng, có khoảng 700 hoặc 800 studio do sinh viên [của các trường sân khấu điện ảnh] thành lập ở Bắc Kinh chỉ trong một hoặc hai năm, và đứng sau một nửa trong số đó là các thái tử đảng”.

Về việc ông Tập Cận Bình đàn áp ngành giải trí Trung Quốc lần này, ông Thạch nói rằng, “Cuộc thanh trừng giới nghệ sĩ thực chất là để đánh vào các thế lực đằng sau họ, chúng ta không thể biết rõ đằng sau mỗi minh tinh rốt cuộc có ai đang tài trợ, có ai đang tham gia\”.

Năm 2018, ĐCSTQ cũng từng thanh trừng làng giải trí. Khi đó nhiều người cho rằng mục tiêu nhắm tới là ông Tăng Khánh Hồng – cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc, tay sai đắc lực của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cũng là người can thiệp sâu vào làng giải trí Đại Lục, và em trai của ông ta là ông Tăng Khánh Hoài. Năm 2003, ông Tăng Khánh Hồng phụ trách công việc ở Hong Kong, Macao. Tại hậu trường, em trai ông ta là Tăng Khánh Hoài đã kiểm soát giới giải trí Bắc Kinh, Hong Kong, Macao trong hơn 20 năm. Cùng với ông Đổng Bình (Dong Ping), Chủ tịch của Tập đoàn Huanxi Media, và ông Dương Thụ Thành (Albert Yeung), chủ sở hữu của Tập đoàn Emperor Entertainment. Ba người này được truyền thông Hong Kong gọi là \”Tam giác sắt ông trùm ngành giải trí”.

Sau khi nữ minh tinh Triệu Vy bị “phong sát”, vào ngày 28/8, một bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy Triệu Vy ôm tay Tăng Khánh Hoài.Hình ảnh ông Tăng Khánh Hoài chụp ảnh chung cùng các nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc, trong đó nữ diễn viên Triệu Vy đang ôm tay ông này. (Nguồn ảnh Weibo)

Việc ông Tăng Khánh Hoài lợi dụng quyền lực để giở trò với các mỹ nữ trong giới văn nghệ đã bị phanh phui từ lâu trên các kênh truyền thông Hong Kong và truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài. Ông Tăng Khánh Hoài là cựu Thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa Trung Quốc, là “trùm cuối” thực sự của giới văn nghệ nước này, cũng là kẻ tạo ra “quy tắc ngầm” trong giới điện ảnh truyền hình đại lục.

Ngân khố trống rỗng – ‘Phong sát’ cũng là một giải pháp

Ông Thạch Vũ Ca nói, \”ĐCSTQ hiện đang thực sự rất thiếu tiền. Họ đã phân tán một lượng lớn tiền ra khắp nơi trên thế giới. Liên quan đến trận đại dịch lần này, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu ngăn chặn họ, các biện pháp ngăn chặn và trừng phạt cũng nghiêm khắc hơn. Điều này có thể đã khiến ĐCSTQ hoàn toàn không kiếm được tiền\”.

 \”ĐCSTQ muốn duy trì bộ mặt trên trường quốc tế và sức mạnh thống trị cũng như ảnh hưởng của họ, vì vậy họ sẽ tuồn tiền ra nước ngoài một cách điên cuồng. Số tiền này đến từ đâu? Họ có hơn một tỷ dân, họ liên tục [‘cướp’ tiền từ người dân] để tô vẽ cho bộ mặt của họ. 

Nhưng đến một mức nhất định thì những người dân này cũng không thể chống đỡ được nữa. Hiện tại ĐCSTQ đang gấp rút cần tiền, do đó hô hào ‘thịnh vượng chung’. Trên thực tế, đây chính là chính sách ‘đánh thổ hào, phân ruộng đất’ dưới thời của Mao Trạch Đông. ĐCSTQ đã ra tay với những người rất giàu và có ảnh hưởng này. Tôi nghĩ rằng đó là phương pháp ‘một mũi tên, trúng hai đích’ ”.

Việc ngân khố Bắc Kinh trống rỗng quả nhiên là một sự thật không quá khó để xác minh. 

Theo một số liệu mới đây, doanh thu tài chính của 31 tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong quý II của Trung Quốc là con số âm, duy chỉ có Thượng Hải là dương, ngay cả các tỉnh có truyền thống thu nhập cao là Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang thì tình trạng cũng vô cùng bết bát. Không khó để có thể nhận ra rằng các tỉnh này đang được trung ương giải cứu.

Trên thực tế, chính quyền ở nhiều địa phương đang mắc nợ rất nhiều và thậm chí không thể trả nổi lương cho giáo viên. Gần đây, các giáo viên và công chức ở Liêu Ninh, Hà Nam và An Huy đã xuống đường đòi được trả lương. Số lương còn thiếu từ năm 2007 đến nay chỉ là hơn 70 triệu NDT, vậy mà chính quyền cũng không thể chi nổi, thì nguyên nhân có thể là gì? Chỉ có thể là ngân sách của các tỉnh đã rỗng, thậm chí âm trầm trọng. 

Ông Thạch cho biết, hiện nay ở Trung Quốc đại lục, ngoài nhóm người trong hệ thống chính trị, thì ai là người giàu nhất? Đó chính là những doanh nhân và nhóm nghệ sĩ trong giới giải trí có liên quan mật thiết đến lĩnh vực kinh tế và chính trị.

Ông Thạch nói rằng, đây là đặc điểm của chế độ độc tài ĐCSTQ, khi không thể giải quyết được vấn đề từ gốc rễ, ĐCSTQ sẽ đi giải quyết những người nêu ra vấn đề, sau đó người đó biến mất và vấn đề cũng biến mất. Đây là cách làm nhất quán của ĐCSTQ và cũng là tình hình hiện nay ở Trung Quốc.

ĐCSTQ không ưa các nhóm, tổ chức mà họ không thể kiểm soát

Kênh truyền hình tài chính hàng đầu thế giới CNBC của Mỹ đưa tin hôm 30/8 rằng, mặc dù trước đó một số nghệ sĩ trong làng giải trí Đại Lục đã bị chính quyền nhắm đến, nhưng cuộc thanh trừng lần này có phạm vi rộng hơn, mức độ cũng nghiêm trọng hơn. 

Hầu hết các minh tinh đã biến mất khỏi Internet. Trên mạng xã hội Trung Quốc, một số bình luận cho rằng, kiểu trấn áp này là màn tái hiện Cách mạng Văn hóa kéo dài trong 10 năm của Mao Trạch Đông, khiến toàn bộ xã hội Trung Quốc rối loạn, văn hóa nghệ thuật chỉ có thể dùng để tuyên truyền cho đảng. 

CNBC chỉ ra rằng, mặc dù ĐCSTQ cũng khuyến khích ngành công nghiệp giải trí phát triển, nhưng dòng chính vẫn coi văn hóa đại chúng là chiến trường hình thái ý thức chính, do đó áp dụng chiến lược kiểm duyệt, ràng buộc nghiêm ngặt.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ĐCSTQ ngày càng chìm đắm trong việc kiểm soát đối với hình thái ý thức và văn hoá. Đặc biệt là trong những năm gần đây, việc liên tục xuất hiện nhiều minh tinh và sự cuồng tín của những người hâm mộ, nhất là trong giới trẻ Đại Lục, đã khiến ĐCSTQ trở nên lo lắng và coi đó là một ảnh hưởng bất lợi, đe dọa đến chính quyền.

Dưới sự “chấn chỉnh” của ĐCSTQ, không ai trong làng giải trí Hoa ngữ dám đầu tư quay phim vì rủi ro quá lớn, họ không biết bộ phim sản xuất ra có được phê duyệt hay không. 

Do đó, những minh tinh này dựa vào việc tham gia các chương trình tạp kỹ để duy trì sự nổi tiếng và kiếm tiền thông qua bán hàng online. 

Những nhóm hỗ trợ các minh tinh triển khai các hoạt động này được gọi là nhóm người hâm mộ. Vấn đề là, những người hâm mộ theo đuổi minh tinh trong giới trẻ ở Đại Lục ngày càng trở nên tiêu chuẩn hóa, rất nhiều người bị thương mại hóa, nói chung là ngày càng có hệ thống hơn. Điều này khiến ĐCSTQ rất lo sợ.

Hôm 27/7, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã công bố 10 biện pháp để quản lý “sự hỗn loạn” trong cộng đồng người hâm mộ. Trong đó, nghiêm cấm đưa ra thứ hạng độ phủ sóng đối với các minh tinh, tăng cường giám sát tài khoản đối với công ty quản lý nghệ sĩ và câu lạc bộ người hâm mộ. Hôm 19/8, nền tảng video iQIYI đã hủy tất cả các chương trình lựa chọn thần tượng và tuyên bố đó là những chương trình \”không lành mạnh\”.

Trên thực tế, ĐCSTQ sợ tất cả các nhóm và tổ chức mà họ không thể kiểm soát, đặc biệt là những nhóm được nhiều người ủng hộ. Trong đó, điển hình là cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã kéo dài hai thập kỷ qua và vẫn đang tiếp diễn.

Tiếp tục triệt tiêu thế lực Giang Trạch Dân? 

Việc đầu tiên khi ông Tập lên nắm quyền là thực thi chính sách “đả hổ diệt ruồi” nhắm vào thế lực Giang Trạch Dân vốn ăn sâu, bám rễ trong quân đội và nội tình ĐCSTQ. Các cái tên quyền lực khuynh quốc một thời như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu… đều lần lượt ngã ngựa thảm. 

Chiến lược đàn áp của ông Tập với tập đoàn quyền lực của Giang Trạch Dân rất đa dạng. Hoặc là được thực hiện một cách trực diện như khi mới nắm quyền 2012 qua \”đả hổ diệt ruồi\”, hoặc là trừng phạt các doanh nghiệp nhà nước hậu thuẫn cho tập đoàn của Giang (như China Huarong hay Tập đoàn Đại học Bắc Kinh). 

Phải chăng, phong sát lần này chính là thông qua việc triệt hạ các nghệ sĩ, studio để ngăn chặn dòng chảy tài chính khổng lồ đang kiếm tiền, rửa tiền cho tập đoàn của Giang Trạch Dân? 

Một cách khách quan, tập đoàn quyền lực của Giang Trạch Dân không chỉ là đám sâu mọt tham nhũng đơn thuần trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tập đoàn này còn là kẻ chủ mưu tạo nên tội ác diệt chủng lạnh vô tiền khoáng hậu, mổ cướp tạng diệt chủng nhóm người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và những người tu luyện Pháp Luân Công. Tội ác có thể đã đẩy ĐCSTQ thời ông Tập chủ trì rơi vào đường cùng khiến ông Tập, vì lựa chọn bảo vệ quyền lực của bản thân và của đảng, phải quay lưng với cả thế giới. 

Với các mối liên kết như vậy giữa giới nghệ sĩ Bắc Kinh với tập đoàn Giang Trạch Dân, văn hóa tín Thần khiến người Trung Quốc tự hỏi, phải chăng quy luật nhân quả đang triển hiện cho con người thấy?

Quả là vậy, tội ác lớn nhất của tập đoàn Giang là diệt chủng Pháp Luân Công, cướp nội tạng của hàng trăm nghìn người tu luyện Phật gia ôn hòa này để kiếm tiền (theo một tư liệu đã công bố, con số ước tính số người tu luyện Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng có thể lên tới 2 triệu người). “Nhờ” mổ cướp tạng các công dân lương thiện của mình, tập đoàn Giang đã biến ngành ghép tạng Trung Quốc thành một ngành công nghiệp toàn cầu, phục vụ nhu cầu ghép tạng cho thị trường toàn cầu bằng nội tạng từ công dân của họ – những học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng còn sống khỏe mạnh. 

Pháp Luân Công là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Môn này lấy nguyên lý \”Chân – Thiện – Nhẫn\” làm chỉ đạo căn bản trong tu luyện. Thông qua việc không ngừng rèn luyện và đề cao tiêu chuẩn đạo đức, người học Pháp Luân Công có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, thăng hoa về cảnh giới tinh thần. 

Hiện nay Pháp Luân Công đã được phổ biến tại hơn 140 quốc gia trên khắp thế giới với hơn 100 triệu người theo học.

Năm 1999, chỉ riêng tại Trung Quốc Đại lục đã có hơn 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, con số này vượt quá số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này đã khiến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân rất tức giận và sợ hãi. 

Mặc dù việc luyện tập thiền định không có động cơ chính trị, nhưng ĐCSTQ lại coi sự tồn tại của một tập thể lớn như vậy là mối đe dọa đối với các nguyên tắc mà nó đã xây dựng từ khi thành lập chính quyền: Phá hủy các giá trị truyền thống, gieo rắc thù hận, khiến người Trung Quốc thiếu tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau.

Do đó Giang đã huy động toàn bộ lực lượng quốc gia để đàn áp môn tu luyện ôn hoà này, và thành lập “phòng 610” – một cơ quan ngoài vòng pháp luật chuyên để đàn áp Pháp Luân Công.

Trong suốt 21 năm bị đàn áp, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng vạch trần sự tàn ác của ĐCSTQ, giảng rõ sự thật cho người dân thế giới và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại phi pháp này.

(Ghi chú: “Phong sát” là một từ Hán Việt, có thể hiểu là lệnh cấm vận đối với các nghệ sĩ ở Trung Quốc. Bất kỳ ai liên quan tới “phong sát” cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp, không được phép tham gia hoạt động nghệ thuật.)

Mai Hạ 

(Nguồn tham khảo: Epoch Times tiếng Trung và Vision Times)

Bài Liên Quan

Leave a Comment