Tàu ngầm mang vũ khí nguyên tử Anh \’sẽ vẫn giữ ở cảng Scotland\’

Tàu ngầm mang vũ khí nguyên tử Anh \’sẽ vẫn giữ ở cảng Scotland\’

2 giờ trước

\"The
Chụp lại hình ảnh,HMS Vanguard là tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn hạt nhân Trident của Hải quân Hoàng gia Anh

Chính phủ Anh khẳng định họ không có \”phương án dự phòng\” chuyển các tên lửa hạt nhân khỏi cảng ở Clyde nếu Scotland tuyên bố độc lập sau khi một tờ báo Anh vẫn đăng tin về kế hoạch như vậy.

Bộ Quốc phòng Anh hôm 02/09/2021 bác bỏ tin trên tờ Financial Times rằng Anh có kế hoạch di dời các tàu ngầm mang đầu đạn nguyên tử Trident khỏi cảng Clyde, Scotland, nếu xứ này giành độc lập.

Với chính phủ Anh, các cơ sở quân sự tại Scotland \”có vai trò quốc phòng trọng yếu cho cả nước và cho Khối Nato\”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng khẳng định.

Theo BBC News 02/09/2021, tờ Financial Times nói các quan chức chính phủ đã nghiên cứu một vài giải pháp, \”tìm nhà\” cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, hiện đóng ở quân cảng HMS Naval Base Clyde, Scotland, nếu Scotland tách ra.

Một giải pháp là đưa tàu ngầm về quân cảng Plymouth, Anh Quốc, hoặc thậm chí có giải pháp \”chuyển sang gửi ở cảng của Pháp\”, nước đồng minh Nato cũng có vũ khí nguyên tử.

Giải pháp thứ ba là chuyển các tàu ngầm này sang cảng Faslane và Coulport, vẫn ở Scotland nhưng Anh sẽ thuê lãnh thổ đó dài hạn.

Đây là đề xuất kỳ lạ nhất, đồng nghĩa với việc chính phủ Anh có một mảnh \”lãnh thổ hải ngoại\” ở Scotland \”độc lập\”, như Gibraltar nằm trong EU nhưng thuộc Anh.

\"Financial
Chụp lại hình ảnh,Báo Financial Times nói Anh đang nghiên cứu một vài giải pháp, \”tìm nhà\” cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, hiện đóng ở quân cảng HMS Naval Base Clyde, Scotland, nếu Scotland tách ra.
\"BAE\'s
Chụp lại hình ảnh,Chiến hạm Type 26 sẽ được đóng tại xưởng của BAE ở Clyde, Scotland

Cho tới nay, chính phủ Scotland do đảng Quốc gia Scotland (SNP) nắm giữ bác bỏ mọi suy tính trên và nêu chủ trương xóa bỏ vũ khí hạt nhân khỏi xứ này nếu họ giành được độc lập.

Khả năng trưng cầu dân ý lần 2 thế nào?

Tuần trước, Bộ trưởng phụ trách Scotland của chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, ông Alister Jack nói với báo Politico rằng Anh sẽ chỉ cho tổ chức trưng cầu dân ý lần hai về độc lập ở Scotland nếu sự ủng hộ cho phương án đó qua các điều tra dư luận tại xứ này đạt trên 60%.

Tuy thế, ông Jack nhấn mạnh đó là kết quả điều tra dư luận cần có cho việc \”tổ chức trưng cầu dân ý\” (referendum) chứ không phải là dư luận ủng hộ độc lập.

Việc soạn ra các câu hỏi cho cử tri Scotland trong trưng cầu dân ý lần 2 này như thế nào sẽ còn là vấn đề cần bàn và chính phủ trung ương ở London chưa tiết lộ gì.

Các nguồn tin báo chí gợi ý họ có thể đặt ít nhất ba câu hỏi như: giữ nguyên trạng; Scotland giành vị trí tiểu bang trong một liên bang (federation); và độc lập, chứ không phải chỉ chọn 1 trong 2 câu hỏi – độc lập hoặc không, như lần trước năm 2014.

Khi đó, quá bán cử tri Scotland đã chọn ở lại trong Liên hiệp với England và phần còn lại của UK, với tỷ lệ 55% trên 45%.

\"Sturgeon
Chụp lại hình ảnh,Sau cuộc bỏ phiếu Brexit đưa cả Liên hiệp Anh ra khỏi EU, bà Nicola Sturgeon, lãnh đạo đảng Quốc gia Scotland (SNP) muốn Scotland ra khỏi Liên hiệp Anh nhưng sau ngay lập tức gia nhập lại EU

Tháng 5/2021, SNP thắng cử với đa số ít ỏi trong nghị viện Scotland tại Edinburgh, và tiếp tục nghị trình đòi London chấp nhận cho họ mở trưng cầu dân ý độc lập lần 2.

Thủ tướng Boris Johnson đã bác bỏ đề nghị đó của SNP và cho rằng \”câu hỏi về độc lập hay không đã được cử tri Scotland trả lời năm 2014\” và không cần phải hỏi lại \”trong cả một thế hệ\”.

Câu nói này hàm ý ít nhất \”trong vòng 40 năm nữa\” Anh sẽ không cho bỏ phiếu độc lập tại Scotland.

Tuy thế, tháng 8/2021, SNP mời Đảng Xanh Scotland (Scottish Greens) vào tham gia chính phủ với công bố chính thức là để đề cao nghị trình bảo vệ môi trường cho Scotland, nơi đăng cai Hội nghị Khí hậu LHQ (COP26) tháng 11 này.

Các bình luận tại Scotland và Anh tin rằng việc liên minh với Đảng Xanh sẽ cho bà Nicola Sturgeon, thủ hiến Scotland và lãnh tụ SNP, đủ đa số phiếu trong Nghị viện địa phương tại Holyrood, Edinburgh để thông qua một luật, buộc London phải cho mở trưng cầu dân ý.

Bà Sturgeon nói cuộc trưng cầu dân ý thể hiện \”ý nguyện dân chủ của cử tri Scotland\” cần được làm ngay sau khi đại dịch Covid qua đi.

Liên hiệp hai vương quốc Anh (England) và Scotland chính thức ra đời theo thỏa thuận từ 1707, nhập hai nghị viện và hệ thống quan tước quý tộc làm một.

Nhưng trước đó, năm 1603, hai xứ này đã có chung vua trong thể thức gọi là \”liên hiệp cá nhân\” (personal union), khi vua James VI của Scotland rời đô về London, trở thành vua James I của cả Anh, Scotland và Ireland.

Quá trình liên kết Anh-Scotland được đẩy nhanh trong các thời vua sau, nhất là khi Đế quốc Anh ra đời, với quan lại, sĩ quan, doanh nhân Scotland đóng vai trò quan trọng trong bộ máy toàn cầu của đế chế.

Tuy thế, xu hướng đòi độc lập vẫn luôn âm ỉ trong xã hội Scotland, nhất là ở các vùng núi dùng thổ ngữ Gaelic, khác hẳn quan điểm ủng hộ liên hiệp ở đô thị, nơi tiếng Anh đã trở thành phổ biến từ thế kỷ 13.

Bài Liên Quan

Leave a Comment