Thách thức pháp luật Mỹ: 248 công ty quốc doanh Trung Quốc niêm yết tại Mỹ được ưu ái kiểm toán trong 19 năm qua

\"Thách

Hình ảnh Sở giao dịch chứng khoán New York. (Getty Images)

Thách thức pháp luật Mỹ: 248 công ty quốc doanh Trung Quốc niêm yết tại Mỹ được ưu ái kiểm toán trong 19 năm qua

 Bình luậnChi Anh •  02/09/21

248 công ty Trung Quốc có kiểm toán bị giới hạn và giá trị vốn hóa thị trường trên 2,1 nghìn tỷ USD đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Điều này có nghĩa là nhà lập pháp Mỹ đang dung túng các DNNN Trung Quốc lừa dối nhà đầu tư Mỹ cũng như tạo cơ hội cho công ty quốc doanh của Bắc Kinh cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp Mỹ…

Nghịch lý ngay trên đất Mỹ, suốt 19 năm qua, Trung Quốc đã ngăn cản thành công các cơ quan quản lý của Mỹ tiếp cận các giấy tờ kiểm toán cho các công ty đại chúng có trụ sở tại Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Trung Quốc cho rằng tài liệu kiểm toán chứa bí mật quốc gia và Bắc Kinh cấm các công ty kiểm toán tiết lộ các tài liệu này cho cơ quan quản lý của Mỹ. 

Động thái từ phía Bắc Kinh không chỉ hủy hoại nền luật pháp Hoa Kỳ mà còn đặt ra một câu hỏi rất lớn cho các nhà lập pháp Mỹ, vì sao họ lại để đối thủ của mình có cơ hội lừa đảo nhà đầu tư của Mỹ, cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp Mỹ? Nước Mỹ được hưởng lợi gì từ nghịch lý này? Câu trả lời chắc chắn là không.

Luckin Coffee – đối thủ cạnh tranh với Starbucks trên sân nhà Trung Quốc – là một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York, từng thu hút rất thành công dòng vốn của nhà đầu tư Mỹ. Vào ngày 2/4/2020 cổ phiếu của hãng này đột ngột giảm khoảng 75% và giảm tiếp 16% vào phiên giao dịch sau đó. .

Chỉ trong hai ngày, hơn 5 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường, số tiền các nhà đầu tư ở Mỹ và quốc tế đã rót vào công ty này bốc hơi. Nhiều nhà đầu tư lớn đã nắm giữ cổ phiếu Luckin, bao gồm nhà giao dịch hàng hóa Louis Dreyfus, Melvin Capital Management, Lone Pine Capital và GIC, Quỹ đầu tư quốc gia Singapore.Một người đàn ông đứng bên ngoài một cửa hàng cà phê Luckin ở Bắc Kinh vào ngày 17 tháng 5 năm 2019. (Ảnh: WANG ZHAO / AFP qua Getty Images)

Lý do là Giám đốc điều hành Luckin là Jian Liu cùng một số nhân viên khác đã bị đình chỉ sau khi một ủy ban nội bộ phát hiện ra các giao dịch gian lận trong năm 2019 với tổng trị giá hơn 2,2 tỷ nhân dân tệ (310 triệu đô la Mỹ). Ngoài ra, một số chi phí khác cũng bị thổi phồng, theo thông cáo báo chí của công ty. Trong khi đó tổng doanh thu ròng của Luckin trong 9 tháng đầu năm 2019 là 2,9 tỷ nhân dân tệ (410 triệu đô la Mỹ) (theo Báo cáo Kết quả kinh doanh được công bố gần nhất). Nói cách khác, Luckin thoải mái làm giả báo cáo tài chính doanh nghiệp, lấy kết quả ‘ảo’ đó để hút vốn của nhà đầu tư Mỹ. 

Luckin làm được điều đó vì doanh nghiêp Trung Quốc là ngoại lệ trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, không cần phải tuân thủ luật kiểm toán của nước này. Nói các khác, các nhà lập pháp Mỹ, đã vô hình hay hữu ý, bắt tay với Bắc Kinh, gián tiếp giúp một số doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc lừa đảo nhà đầu tư Mỹ. 

Câu chuyện của Luckin chỉ là một trong nhiều tổn thất khó hiểu xuất phát từ chính sách này của các nhà lập pháp Mỹ. 

Tháng 12/2020, cuối cùng thì quốc hội Mỹ đã giải quyết vấn đề không mấy dễ chịu này. Lưỡng viện Quốc hội đều nhất trí thông qua Đạo luật về trách nhiệm của các công ty nước ngoài (Holding Foreign Companies Accountable Act). Đạo luật do Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Kennedy, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Kevin Cramer bảo trợ, yêu cầu SEC xác định danh tính các công ty được niêm yết tại Mỹ mà Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) không thể “thanh tra hoặc điều tra triệt để do áp lực đến từ một cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài”.

Đạo luật này cũng yêu cầu các công ty nước ngoài niêm yết tại Mỹ cung cấp tài liệu chứng minh rằng họ không thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức chính phủ nào. Các công ty nước ngoài sẽ bị cấm giao dịch cổ phiếu trên thị trường Mỹ nếu SEC không thể kiểm tra các cuộc kiểm toán của các công ty này trong 3 năm liên tiếp.

Thật không may, theo báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC), một cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ, tính đến ngày 5/5/2021, “đã có tới 248 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ với tổng giá trị vốn hóa thị trường là 2,1 nghìn tỷ USD”. Các sàn giao dịch bao gồm NASDAQ, sàn giao dịch chứng khoán New York, và sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (NYSE American, trước đây là American Stock Exchange).

USCC cũng báo cáo rằng trong số 248 công ty Trung Quốc này có 8 công ty là “doanh nghiệp nhà nước cấp trung ương của Trung Quốc” với tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện tại đã lên tới khoảng 350 tỷ USD. Các công ty quốc doanh ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát. Trên thực tế, việc người Mỹ “vô tình” huy động vốn cho các công ty thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi ĐCSTQ là chuyện không mấy vui vẻ.

Theo USCC, 8 công ty nhà nước Trung Quốc bao gồm: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc (LFC); công ty PetroChina (PTR); tổng công ty Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc (SNP); hãng hàng không China Southern Airlines (ZNH); tổng công ty nhôm Trung Quốc (ACH); hãng hàng không China Eastern Airlines (CEA); công ty điện lực quốc tế Hoa Năng (HNP); và tập đoàn Hóa chất & Dầu khí SINOPEC (SHI).

Các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ, gồm 8 công ty trên, đã có các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được bảo lãnh bởi một số tên tuổi lớn nhất trên phố Wall như: JPMorgan Chase, Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup.

Ngoài ra, các tổ chức bảo lãnh phát hành ở Phố Wall luôn có đội ngũ luật sư tư vấn về các đợt IPO và đội ngũ thường đến từ các công ty luật lớn nhất ở Mỹ.

Bảy Thượng nghị sĩ, bao gồm Thượng nghị sĩ John Kennedy, đã gửi một lá thư cho Chủ tịch SEC Gary Gensler vào ngày 28/7, trong đó có đoạn:

“Nhiều công ty bảo lãnh phát hành lớn nhất của Mỹ đã nhiệt tình thu hàng tỷ USD phí và lợi nhuận từ các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ. Các nhà quản lý tài sản và các nhà cung cấp số liệu cũng kiếm được lợi nhuận tương tự bằng cách đưa các công ty Trung Quốc vào các danh sách đầu tư hoặc các chỉ số nổi bật… Xét trên các khía cạnh bao gồm tính minh bạch, nguy cơ ảnh hưởng của ĐCSTQ, và các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ thì việc mà các tổ chức tài chính Mỹ đang làm đã gây tổn hại cho các nhà đầu tư cá nhân Mỹ, cũng như các lợi ích khác của Mỹ.\”Phố Wall đã cung cấp số tiền khổng lồ cho ĐCSTQ, đồng thời khuyên ngăn ông Obama và George Bush không liệt Trung Quốc vào danh sách \”quốc gia thao túng tiền tệ\”. (Ảnh: Getty)

Quả đúng là các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các lợi ích của nước Mỹ đang gặp nguy hiểm. Trung Quốc không muốn những bí mật quốc gia đáng xấu hổ của họ bị lộ ra ngoài nên đã ra tay hành động. Lấy ví dụ về DiDi, tập đoàn gọi xe công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đã niêm yết trên NYSE vào ngày 30/6 ở mức 14 USD/cổ phiếu.

DiDi đã phạm hai tội lớn chống lại ĐCSTQ. Thứ nhất, Didi khiến Bắc Kinh xấu hổ khi đưa ra thông tin về việc ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc và sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 ở tỉnh Quảng Đông…

Thứ hai, DiDi đã tiết lộ rất nhiều thông tin “nhạy cảm” về Trung Quốc, trong khi những thông tin này được coi là hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ một đợt IPO nào. Ví dụ, DiDi đã tiết lộ:

“Trong 12 tháng kết thúc vào ngày 31/3/2021, chúng tôi có 377 triệu người dùng và 13 triệu lái xe.”

“Theo CIC, tính đến ngày 31/3/2021, chúng tôi có mạng lưới cho thuê phương tiện lớn nhất ở Trung Quốc, với khoảng 3.000 đối tác cho thuê phương tiện và hơn 600.000 phương tiện được cho thuê.”

“Theo CIC, tính đến ngày 31/12/2020, chúng tôi có mạng lưới xe điện lớn nhất thế giới tính theo tổng số lượng xe điện – đã có hơn 1 triệu xe điện, bao gồm xe năng lượng mới và xe điện hybrid, được đăng ký.”

“Để hỗ trợ đội xe điện trên nền tảng của mình, chúng tôi đã xây dựng mạng lưới sạc điện lớn nhất Trung Quốc, với hơn 30% thị phần trong tổng sản lượng sạc công cộng trong quý 1 năm 2021.”

Chỉ 4 ngày sau đợt IPO tại Mỹ, Bắc Kinh đã ra tay trừng phạt tập đoàn này.

Thực tế là Trung Quốc đã chờ đợi sau khi Didi niêm yết ở Mỹ để thực hiện việc “đàn áp”. Sau 1 tuần niêm yết, đã có khoảng 4,4  tỷ USD vốn nước ngoài chảy vào Didi nhưng giá cổ phiếu của Didi Global lại giảm 25%, giá trị vốn hóa của công ty bốc hơi hơn 17 tỷ USD, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư Mỹ.

Hiệp hội chứng khoán Mỹ (ASA), với sứ mệnh là “tiếng nói của nước Mỹ bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ độc lập”, cũng đã gửi một bức thư tới SEC vào ngày 5/5. Dưới đây là đoạn trích từ bức thư:

“ASA ủng hộ các quy tắc mới được thông qua vì nó sẽ thông báo cho các nhà đầu tư về mức độ sở hữu và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty niêm yết tại Mỹ. Đồng thời, nó sẽ tiết lộ tên của quan chức ĐCSTQ nằm trong hội đồng quản trị của công ty. Với trọng tâm hiện tại là quản trị các công ty đại chúng, sẽ rất hợp lý nếu các nhà đầu tư cũng biết về quan chức ĐCSTQ đang kiểm soát hoạt động và tài chính của các công ty Trung Quốc được niêm yết trên cả NASDAQ và NYSE.”

Tuy nhiên, cũng có những bức thư phản đối được gửi đến SEC, ví dụ là bức thư đến từ chín giáo sư luật Trung Quốc:

“Việc các tổ chức phát hành được yêu cầu tiết lộ thông tin liên quan đến một đảng phái chính trị nước ngoài là điều cực kỳ bất thường. Yêu cầu như vậy rõ ràng là mâu thuẫn với các nguyên tắc thị trường của thị trường vốn ở Mỹ, và cũng mâu thuẫn với tính chuyên nghiệp của quy định tài chính Mỹ. Điều này phản ánh khuynh hướng chính trị hóa các quy định chứng khoán”.

Chi Anh

Tài liệu tham khảo:

  1. https://wallstreetonparade.com/2021/08/248-chinese-companies-with-off-limit-audits-and-a-market-cap-of-over-2-1-trillion-are-listed-on-u-s-exchanges-now-congress-demands-action-from-the-sec/
  2. https://wallstreetonparade.com/2021/07/the-communist-party-just-wiped-out-a-whole-industry-in-china-next-target-chinese-companies-spilling-secrets-in-ipos-on-the-new-york-stock-exchange/
  3. https://www.kennedy.senate.gov/public/2021/6/senate-passes-kennedy-bill-to-strengthen-america-s-protection-against-fraudulent-foreign-companies

Bài Liên Quan

Leave a Comment