Bộ lạc “chân đà điểu“ kỳ lạ ở châu Phi

Bộ lạc “chân đà điểu“ kỳ lạ ở châu Phi

September 6, 2021

\"\"

Khi nói đến lục địa huyền diệu của châu Phi này, nhiều người rất khao khát đến vì có những động vật hoang dã to lớn và nhiều loài thực vật quý hiếm khác nhau, bên cạnh đó cũng có nhiều bộ lạc bí ẩn đang chờ mọi người khám phá.

Trên thực tế, các bộ lạc nguyên thủy giờ đã trở thành một đặc điểm chính của Châu Phi. Hầu hết họ sống trong các khu rừng rậm rạp và chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vì vậy họ đã hình thành các phong tục và ngôn ngữ độc đáo.

Tất nhiên, đặc điểm lớn nhất của nhiều bộ lạc là sự man rợ, không chỉ với người ngoài, mà còn đối với tất cả các khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như khỏa thân để làm đẹp hoặc làm tổn thương một số bộ phận của cơ thể để hoàn thành nghi lễ kế thừa và trưởng thành. Trong đó có một điều lạ là mỗi chân chỉ có hai ngón. Họ được gọi là “người đà điểu” sống ở Zimbabwe.

Mặc dù sau khi biết được nguyên nhân khiến cho chân bị biến dạng như vậy, người dân ở bộ lạc này vẫn không muốn bước ra thế giới bên ngoài.

Trong lưu vực sông Zambezi ở Zimbabwe và Botswana, có một bộ lạc tên là Vadoma, nơi này trước đây bị lãng quên và người ta chỉ mới phát hiện ra nó cách đây không lâu.

\"Bình
Sự khác biệt lớn nhất giữa người dân của bộ lạc Vadoma và các bộ lạc khác chính là hình dáng bên ngoài của họ. Nếu thoạt nhìn, người dân bộ lạc Vadoma không có gì khác biệt mấy cho đến khi nhìn xuống bàn chân của họ. Bình thường bàn chân sẽ có 5 ngón nhưng họ chỉ có 2 ngón, nó rất lập dị và được ví như chân của loài chim đà điểu. Do đó, người Vadoma còn được gọi là “người đà điểu”.

Cấu trúc bàn chân đặc biệt này không gây ra bất kỳ rắc rối nào cho người dân Vadoma, thậm chí họ còn rất giỏi trèo cây. Tất nhiên, vì đôi chân đặc biệt này nên người dân không thể mang giày và dù trong thời tiết nào họ cũng chỉ đi chân trần.

\"Rất
Rất nhiều người quan tâm đến lý do tại sao bàn chân của bộ lạc Vadoma lại trở nên như vậy. Một số người cho rằng tổ tiên của họ không phải là người Trái đất mà từ hành tinh khác, có hình dáng giống như những con chim. Sau khi đến Trái đất, họ kết hợp với con người và sinh ra con cái có bàn chân giống móng vuốt đà điểu.

\"ác
Đương nhiên, không ai tin vào truyền thuyết này mà họ tin vào khoa học nhiều hơn. Các nhà khoa học nghĩ rằng đây là một dạng biến thể. Một vài nghiên cứu cho thấy tình trạng này là do sự giao hợp của người dân trong bộ lạc. Những người họ hàng với nhau nếu kết hôn và giao hợp cận huyết sẽ sinh ra một đứa bé dị dạng và tình trạng này có tính di truyền nên hầu hết người dan trong bộ lạc đều mang đôi chân đà điểu.

\"Bên
Bên cạnh đó, chân đà điểu không phải là tình trạng duy nhất xảy ra ở bộ lạc Vadoma, nó từng xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và được gọi là “hội chứng càng tôm hùm”. Người đặt tên cho tình trạng này vào thời điểm đó nghĩ rằng gót chân bị biến dạng trông giống như càng của con tôm hùm.

\"Chừng
Chừng nào người dân của các bộ lạc này rời khỏi bộ lạc và đi ra thế giới bên ngoài, triệu chứng này sẽ biến mất sau vài thế hệ. Nhưng đối với bộ lạc Vadoma, họ không nghĩ đó là một căn bệnh mà là một món quà từ thiên đường và không rời khỏi bộ lạc.

Người VaDoma sống ở phía Tây của Zimbabwe, nhiều nhất là ở các huyện Urungwe và Sipolilo trên thung lũng sông Zambezi. Họ nói tiếng Chikunda (một dạng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) và tiếng Kore Kore – thổ ngữ của bộ tộc Mkorekore, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn, bẫy thú hoang, câu cá, nhặt quả rừng, kiếm mật ong…

Trang phục truyền thống của họ là gần như ở trần, ngoài một miếng vải nhỏ che cơ quan sinh dục. Đàn bà thường địu con trên lưng, còn đàn ông cũng chỉ đeo khố mỏng. Sau này, khi được tiếp cận với văn minh loài người, những người VaDoma bắt đầu mặc quần áo và trang bị một số phụ kiện để hỗ trợ cho cuộc sống thường ngày.

Dẫu vậy trong suốt nhiều thập kỷ, người VaDoma bản địa vẫn từ chối hòa nhập với các cộng đồng thiểu số khác tại Zimbabwe, dù đã được chính quyền địa phương tạo nhiều cơ hội.

Cách ly với văn minh nhân loại, không trường học, không dịch vụ y tế, người dân Vadoma dường như vẫn rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Có lẽ đó cũng là lý do bộ tộc Người đà điểu còn tồn tại nguyên vẹn đến tận ngày nay.

Việc từ chối liên lạc với thế giới bên ngoài như bộ lạc Vadoma, thậm chí có thể gây ra hậu quả tồi tệ hơn, bởi vì những cuộc hôn nhân cận huyết có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn trong tương lai và các dị tật khác có thể xảy ra, dẫn đến sự sụp đổ của bộ lạc. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cũng đang thúc đẩy bộ lạc Vadoma tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài.

Theo Khoa học

Bài Liên Quan

Leave a Comment