Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham: Hoa Kỳ \’sẽ quay trở lại Afghanistan\’

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham: Hoa Kỳ \’sẽ quay trở lại Afghanistan\’

một giờ trước

\"US

\”Chúng tôi sẽ quay trở lại Afghanitan,\” Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Lindsey Graham tuyên bố không lâu sau khi quân đội Mỹ rút hết khỏi quốc gia vùng Nam Á.

Gương mặt thuộc đảng Cộng Hòa, trong cuộc phỏng vấn với BBC (06/09), nói rằng phe Taliban \”không hề cải tổ, không hề mới mẻ\”, và cảnh báo rằng sự trở lại nắm quyền của phe này tại Afghanistan sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy đáng lo ngại.

\”Họ có cái nhìn về thế giới hoàn toàn không phù hợp với thời hiện đại,\” ông nói. \”Họ sẽ áp dụng một lối sống khác lên người dân Afghanistan, thứ mà tôi cho là sẽ khiến tất cả chúng ta ghê tởm.\”

\”Nhưng quan trọng hơn cả là họ sẽ tạo nơi trú ẩn an toàn cho al-Qaeda, những kẻ có tham vọng đẩy chúng ta ra khỏi Trung Đông.\”

So sánh với tình hình một số quốc gia khác, ông nói, \”Chúng tôi sẽ trở lại Afghanistan như chúng tôi đã trở lại Iraq và Syria.\”

Lý do, ông giải thích, là \”bởi những mối đe dọa [khủng bố] là quá lớn\”.

\”Vì sao chúng tôi quay trở lại Syria và Iraq? Vì sao chúng tôi có 5000 lính tại Iraq vào lúc này? Là bởi sự trỗi dậy của đế chế Hồi giáo Caliphate, nhằm giết người Mỹ, giết người Pháp, tấn công người Anh.\”

\”Quý vị không thể xử lý chuyện này từ xa được.\”

Không chỉ nhắc tới khả năng Mỹ trở lại, ông Graham còn đề cập tới việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho những nhóm nổi dậy chống lại Taliban. \”Giải pháp của tôi: Hỗ trợ phe nổi dậy ở Thung lũng Panjshir,\” ông nói.

\”Taliban sẽ không thể quản trị được Afghanistan, họ bị người dân Afghanistan căm ghét.\”

\”Điều sẽ xảy ra là quý vị sẽ thấy phong trào kháng chiến nổi lên, ISIS sẽ săn lùng Taliban, và toàn bộ đất nước này sẽ rơi vào cảnh cát cứ trong năm tới, tạo thành một cơn bão hoàn hảo khiến cho các lợi ích của phương Tây bị tấn công.\”

Việc rút toàn bộ quân ra khỏi Afghanistan đã được Hoa Kỳ hoàn tất từ hơn một tuần trước, sau 20 năm hiện diện quân sự tại nước này.

Dù Hoa Kỳ chính thức rút hết quân đội khỏi Afghanistan, một số nhà quan sát cho rằng thực ra, cuộc chiến \”chỉ bước vào giai đoạn mới (the next phase).

Theo ông Barry Pavel, phó chủ tịch kiêm giám đốc Trung tâm Scowcroft Center for Strategy and Security tại thinktank Atlantic Council, thì \”các chiến dịch quân sự của Mỹ không thực sự chấm dứt, chỉ chuyển sang một giai đoạn mới\”.

Hoa Kỳ vẫn có quyền lợi quan trọng là di tản công dân Mỹ, các cộng tác viên của đồng minh ra khỏi Afghanistan và ngăn ngừa hoạt động tấn công khủng bố của al-Qaeda và những nhóm khác. Các hoạt động này sẽ cần thêm công việc, cả ngoại giao và quân sự…\”

Các việc này sẽ khiến Hoa Kỳ tiếp tục cần đến đồng minh, đối tác và sẽ phải \”hỗ trợ họ ở nơi còn nhiều yếu kém,\” ông Barry Pavel nói trên trang của Atlantic Council.

Quân sự Mỹ ở châu Âu và Thái Bình Dương sẽ ra sao?

Trong bài trên tờ Sunday Times (05/09/2021) ra ở Anh, Sir Lawrence Freedman, cựu giáo sư chuyên nghiên cứu về chiến tranh từ Đại học King\’s College London viết, \”Hai mươi năm ở Afghanistan là sự đánh lạc hướng khỏi các khó khăn chính của Phương Tây\”.

Theo ông, chính sách chung của Hoa Kỳ từ thời Barack Obama sang Donald Trump và Joe Biden vẫn không thay đổi: đó là chuyển trọng tâm về Ấn Độ – Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc.

\"Việc
Chụp lại hình ảnh,Việc Taliban chiếm Afghanistan đã khiến nhiều người tại Châu Á hoài nghi về lời hứa của Mỹ

Thế nhưng chỉ trong cùng một năm 2014: Nga chiếm Crimea, IS nổi lên ở Iraq-Syria và phiến quân được Nga ủng hộ nổi lên ở phía Đông Ukraine, khiến Hoa Kỳ phải tìm cách cân bằng lực lượng ở các khu vực trên thế giới.

\”Cả Trump và Biden đều đồng ý về nét chiến lược lớn là đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.\”

\”Trung Quốc đã dùng Afghanistan để hạ uy tín của Mỹ…\”, và nay, sau cuộc rút quân khỏi Kabul, \”các đồng minh Úc, Nhật, Hàn và cả Đài Loan theo dõi kỹ Biden làm gì.\”

\"Ngoại
Chụp lại hình ảnh,Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) và Lãnh đạo Taliban Mullah Baradar (bên trái)

Thế nhưng, theo ông Freedman, các nước này \”sẽ không có lý do gì bỏ liên minh với Mỹ\”, vì \”không nước nào có khả năng quân sự đủ mạnh như Hoa Kỳ để khiến Bắc Kinh phải nghĩ lại trước khi dùng biện pháp xâm lấn\”.

Nếu không chọn liên minh với Hoa Kỳ, các nước châu Á sẽ \”hoặc là chấp nhận sự thống trị của TQ, hoặc phải bỏ ra ngân khoản rất lớn để xây dựng sức mạnh quân sự\”.

GS Freedman cũng dự báo dù châu Âu nói về khả năng quân sự tự chủ hơn với Mỹ, họ \”sẽ vẫn mong liên minh Nato tồn tại\”.

Người châu Âu, theo ông \”sẽ đành sống với sự nghi ngờ về Hoa Kỳ của họ, hơn là chi tiêu nhiều vào quân sự hoặc xây đắp một cơ chế an ninh mới\”.

Ông kết luận là các liên minh của Mỹ tại châu Âu và Thái Bình Dương do vậy sẽ có độ bền vững hơn là các dấu hiệu nhất thời bộc lộ ra.

Bài Liên Quan

Leave a Comment