Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và bài học \’không từ bỏ\’ (Ảnh: gettyimages)
Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và bài học \’không từ bỏ\’
Bình luậnĐông Mai • 07/09/21
Michael Jeffrey Jordan là “Cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại” trong làng NBA Mỹ. Ở ông không chỉ có tài năng, mà còn có ý chí và nghị lực phi thường, khi vượt qua biến cố gia đình và trở thành một huyền thoại của làng thể thao Mỹ. Dù chỉ là cầu thủ bóng rổ nhưng sức ảnh hưởng của Michael Jordan đã vươn ra toàn cầu và bao trùm cả giới thể thao nói chung.
Theo tờ goalcast, tháng 4/2019, kênh ESPN và Netflix đã phát hành một bộ phim tài liệu thể thao về Michael Jordan với tựa đề \”Điệu nhảy cuối cùng\” (The Last Dance). Các tập phim xoay quanh sự nghiệp của ông khi chơi cho Chicago Bulls. Bộ phim mô tả hành trình từ những nỗ lực tuyệt vời, làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình đã đưa Michael Jordan và đội của ông giành được 6 chức vô địch giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA).
Suốt nhiều năm, Michael Jordan được tôn vinh là cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng ít ai biết, đằng sau sự thành công ấy là nỗ lực không ngừng nghỉ, và một thái độ sống “không bao giờ từ bỏ”.
Sự nghiệp của Michael Jordan có thể được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là hình ảnh của một siêu sao viên mãn cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống, giai đoạn hai là nỗ lực vượt qua cú sốc khi cha qua đời và trở thành một huyền thoại.
Michael Jordan và tuổi thơ êm đềm
Michael sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, ở một trong những khu phố khá giả của Brooklyn, New York. Mẹ ông, bà Deloris là một nhân viên ngân hàng. Người cha, James Jordan là một chuyên gia giám sát thiết bị. Ông có 2 anh trai, 1 chị gái và 1 em gái, các anh chị em trong gia đình Jordan đều có công việc và sự nghiệp riêng ổn định. Chỉ riêng Jordan là khá đặc biệt khi ông bộc lộ đam mê và theo đuổi thể thao từ khi còn bé. Michael được cha hết mực yêu thương và ủng hộ đam mê của mình.
Tuy ông James Jordan rất yêu thích bóng chày, nhưng ông luôn sẵn sàng dành vài giờ mỗi ngày để đưa con trai đi chơi bóng rổ. Ông cũng là người động viên Michael khi cậu nhóc bị chê thấp bé ở đội bóng trường trung học Laney. Ông James R. Jordan luôn đồng hành cùng con trai trong những trận đấu (Ảnh: cắt từ video)
Ngày Michael được Chicago Bulls chọn ở kỳ NBA Draft 1984, ông James đã khóc vì vui mừng, ông biết con trai mình đã phải nỗ lực thế nào để vừa lấy được bằng tốt nghiệp đại học Bắc Carolina, vừa theo đuổi sự nghiệp bóng rổ. Đáp lại, Michael cũng không làm cha thất vọng, vào năm 1991 Michael và Chicago Bulls giành được chức Vô địch NBA đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, 2 năm tiếp theo Michael trở thành ngôi sao sáng giá nhất của NBA và giành liên tiếp 2 chức Vô địch ở giải đấu này. Khán giả hâm mộ không chỉ vỡ oà cảm xúc cùng những chiến thắng của ông, mà còn cảm động bởi hình ảnh người cha luôn đồng hành cùng ông trong mọi giải đấu và trong những khoảnh khắc ông giành được chức vô địch.Cha con Jordan ăn mừng sau chức vô địch NBA đầu tiên năm 1991. (Ảnh: chụp màn hình video)
Tuy nhiên, năm 1993 cũng là năm cuối cùng ông được ôm cha để chia sẻ niềm hạnh phúc chiến thắng, bởi sau đó là bi kịch và cú sốc lớn nhất cuộc đời của Michael Jordan.
Cú sốc khi người cha bị sát hại
Ông James R. Jordan là nạn nhân của một vụ giết người cướp xe ô tô. Vào ngày 23/7/1993, ông James đang trên đường trở về nhà sau một đám tang của người bạn. Khi ông tấp xe vào đường cao tốc Hoa Kỳ 74 ngay phía nam Lumberton, North Carolina, để chợp mắt thì có hai kẻ đã theo đuôi và sát hại ông để cướp xe. Đó là chiếc xe mà Michael mới mua cho cha cách đó ít lâu. Các nhà chức trách tìm thấy thi thể của ông James vào ngày 3/8/1993 tại một đầm lầy ở McColl, Nam Carolina trong tình trạng phân huỷ mạnh. Hai kẻ thủ ác sau đó đã sa lưới pháp luật. Khi bị bắt, chúng vẫn còn cầm theo chiếc mũ và 2 chiếc nhẫn vô địch NBA mà Michael tặng cha làm kỷ niệm.
Mùa hè năm 1993 trở thành bi kịch lớn nhất trong cuộc đời Michael. Ông né tránh hoàn toàn giới truyền thông, không nói một lời nào với các phóng viên, thậm chí không xuất hiện trong phiên tòa xét xử vụ án. Hai anh trai đã thay Michael làm những việc khó khăn ấy.
Michael thu mình lại, sụp đổ hoàn toàn và đưa ra quyết định gây sốc cho cả nước Mỹ.
Tờ New York Daily News trích lời chia sẻ của Michael rằng: “Tôi luôn nói với những người quen biết tôi rằng, khi tôi mất đi động lực và cảm giác mình có thể chứng minh được điều gì đó, thì đã đến lúc tôi phải ra đi”.
Ngày 6/10/1993, ngôi sao số một NBA tuyên bố từ giã bóng rổ để theo đuổi sự nghiệp bóng chày, môn thể thao mà cha ông yêu thích. Không lâu sau, Michael ra sân trong màu áo của các CLB bóng chày Chicago White Sox và Birmingham Barons. Thời điểm đó, đội bóng rổ Chicago Bulls quyết định treo vĩnh viễn số áo 23 của ông như một cách để tri ân và chia buồn sâu sắc tới Michael.
Vượt qua nỗi đau mất cha và trở lại vị trí người dẫn đầu
Nhưng tình yêu và đam mê với bóng rổ của Michael vẫn rất cháy bỏng. Hơn một năm sau khi rời NBA, Michael đã vượt qua cú sốc tâm lý lớn nhất trong cuộc đời.
Đầu năm 1995, Michael tái xuất với câu nói nổi tiếng: “Tôi đã trở lại!”.
Đây là một trong những câu chuyện thể thao lớn nhất thế giới năm đó. Michael quyết định ký bản hợp đồng thứ hai với Chicago Bulls và lập tức đóng vai trò chủ lực trong đội bóng rổ này.
Năm 1996, Michaeal Jordan và đồng đội giành được chức vô địch NBA tiếp theo, đúng vào dịp Ngày của Cha, nhưng ông từ chối tham gia màn chia vui cùng đồng đội. Thay vào đó, ông đi nhanh về phòng, nằm bẹp trên sàn nhà và khóc.
Năm đó, khoảnh khắc chấn động đối với người hâm mộ thế giới không phải là lúc Michaeal ôm cúp vô địch và mỉm cười sung sướng, mà là hình ảnh \”người đàn ông to xác\” đổ gục trên sàn nhà, tay trái ôm một quả bóng và đang khóc nức nở như một đứa trẻ, vì không còn cha bên cạnh để ăn mừng chiến thắng. Có lẽ, mất đi người cha yêu thương vẫn còn là một cú sốc đau đớn trong cuộc đời ông.
Mãi cho đến nay, đây vẫn là một trong những hình ảnh gây xúc động và thương cảm nhất trong lịch sử NBA.
Michaeal nằm bẹp trên sàn nhà và khóc vì không còn cha bên cạnh để ăn mừng chiến thắng (Ảnh: cắt từ video)
Sau đó, Michaeal tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong 3 chức vô địch liên tiếp của đội từ năm 1996 -1998.
Trở thành biểu tượng của thể thao Mỹ
Michael Jordan sau đó tiếp tục duy trì phong độ xuất sắc và kéo dài sự nghiệp tới năm 40 tuổi trong màu áo Washington Wizards. Biểu tượng số một của thể thao Mỹ khép lại gần 20 năm thi đấu chuyên nghiệp tại NBA theo cách không thể hoàn hảo hơn.
Câu chuyện của ông cho tới nay vẫn là niềm cảm hứng cho nhiều vận động viên thể thao cũng như người hâm mộ. Bi kịch trong cuộc sống có thể xảy đến với bất kỳ ai, nhưng Michaeal cũng cho người hâm mộ thấy rằng, chỉ cần chúng ta có ý chí và thái độ sống “không từ bỏ”, chúng ta có thể vượt qua mọi nỗi đau để hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Michael cũng hiếm khi chia sẻ về những biến cố và mất mát trong cuộc sống. Thay vào đó, ông chia sẻ nhiều hơn về những nỗ lực và thất bại của bản thân.
Theo tờ goalcast, Michael Jordan sinh ra không phải là người có tài năng thiên bẩm về bóng rổ, thậm chí ông còn bị chê là “thấp bé” khi còn học ở trường trung học. Nhưng ông thực sự có điều gì đó làm nên sự khác biệt giữa một nhà vô địch và cầu thủ bình thường. Michael luôn không ngừng nỗ lực và không bao giờ từ bỏ một khi đã hạ quyết tâm.
Mỗi khi thất bại, đa phần mọi người thường cảm thấy nản lòng và sợ phải thử lại. Đây là hành vi phổ biến song với Michael Jordan thì không.
Những bài học cuộc sống từ Michael Jordan
- Thất bại là con đường dẫn đến thành công
Michael đã làm quen với thất bại khi còn nhỏ, ông từng bị loại khỏi đội bóng rổ của trường trung học vì không đủ chiều cao và cũng không đủ giỏi để ở lại đội bóng.
Điều này có thể sẽ phá hủy giấc mơ trở thành cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp của bất kỳ thiếu niên nào. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ và thử một cái gì đó khác. Nếu tại thời điểm đó, Michael quyết định rằng bóng rổ không dành cho ông thì chúng ta sẽ không có một “huyền thoại” như ông của hiện tại.
Thay vào đó, ông lau nước mắt và luyện tập cho đến khi trở nên đủ tốt để được ở lại. Michael không để huấn luyện viên quyết định sự nghiệp tương lai của mình. Từ khi còn trẻ, ông đã hiểu rằng thất bại không định nghĩa con người mà là sức mạnh để đứng dậy và thử lại.
“Tôi đã ném trượt hơn 9.000 cú bóng trong sự nghiệp của mình. Tôi đã thua 300 trận. 26 lần tôi được tin tưởng để thực hiện cú ném quyết định, nhưng tôi đã ném trượt. Tôi đã thất bại liên tục, hết lần này đến lần khác trong cuộc đời mình. Và đó là lý do tôi thành công\”, Michael nói.
- Muốn thành công, phải chăm chỉ
Cựu huấn luyện viên trưởng của Michael tại Đại học Bắc Carolina từng chia sẻ một câu chuyện về việc ông quyết tâm như thế nào để có thể trở thành người giỏi nhất. Ông vẫn còn nhớ Michael đã nói: \”Em sẽ cho thầy thấy, không ai chăm chỉ như em\”. Và Michael đã giữ lời hứa.
Khi chúng ta muốn một cái gì đó, chúng ta cần hiểu rằng, để có được nó, bạn phải cống hiến hết mình. Sẽ có những trở ngại nhưng vượt qua chúng là điều cần thiết cho sự phát triển. Đôi khi chúng ta đầu tư nhiều thời gian và công sức mà thành quả vẫn chưa đến hoặc không như chúng ta mong đợi, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ làm được.
\”Nếu bạn đang cố gắng thực hiện một mục tiêu nào đó, chắc chắn sẽ có những rào cản trên đường. Tôi cũng có, tất cả mọi người đều có. Nhưng những trở ngại ấy không phải đến để ngăn cản bạn, chúng đến để bạn vượt qua nó. Nếu bạn lao vào một bức tường, đừng vội quay lưng và từ bỏ. Hãy tìm cách trèo qua nó, vượt qua nó hoặc cải thiện nó\”, Michael nói.
- Bạn sẽ dần trưởng thành và trở nên tốt hơn theo thời gian
Khi Michael từ giã sự nghiệp bóng rổ và chuyển qua chơi bóng chày vào năm 1993, mọi người đều bối rối và tiếc nuối. Nhưng tại sao ông lại quay lại?
Có thể, sau cú sốc vì cha qua đời khiến Michael mất động lực để tiếp tục với bóng rổ. Nhưng thời điểm đó, ông cũng đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và là một cầu thủ bóng rổ xuất sắc, việc trở nên giỏi cả bóng chày là thử thách mà Michael tự đặt ra cho mình. Ông muốn thay đổi và tìm thứ gì đó khác để kiểm tra lại giới hạn của mình. Lúc đầu, ông cũng gặp khó khăn với bóng chày nhưng ông vẫn kiên trì tập luyện như thể không có ai chăm chỉ hơn ông. Nếu bạn muốn trở nên giỏi hơn ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải luyện tập chăm chỉ, có kỷ luật và không ngừng cải thiện bản thân.
Michael từng nói: “Tôi có thể chấp nhận thất bại, ai rồi cũng sẽ có lúc thất bại. Nhưng tôi không thể chấp nhận việc không cố gắng”.
- Sống với hiện tại
Trong bộ phim tài liệu \”Điệu nhảy cuối cùng\” có cảnh Michael Jordan đang ăn mừng chức vô địch và một phóng viên đã hỏi ông rằng: \”Ông có tiếp tục thi đấu thêm một năm nữa không?\”, và Michael trả lời: \”Đây là một khoảnh khắc đáng nhớ, anh bạn. Hãy nắm lấy khoảnh khắc và tận hưởng nó. Hãy cứ sống trong khoảnh khắc này tới tháng 10, rồi chúng ta sẽ biết chuyện gì sẽ đến tiếp theo\”.
Thông điệp mà Michael muốn nhắn nhủ là: Hãy sống ở hiện tại, tận hưởng thành quả chúng ta đã đạt được. Đừng nhìn lại quá khứ, cũng đừng lo lắng về tương lai khi mà tương lai là điều gì đó chúng ta còn chưa nhìn rõ nó.
- Không ngừng cải thiện bản thân
Năm 1995, Chicago Bulls bị Orlando Magic loại khỏi vòng playoff NBA và điều này khiến trái tim Michael tan nát. Nhưng thay vì nghỉ một thời gian sau mùa giải, ông đã trở lại sân tập ngay ngày hôm sau để cải thiện kỹ thuật của mình.
Bài học ở đây là: Đôi khi bạn sẽ thua, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không đủ giỏi. Nó chỉ có nghĩa là lần sau bạn nên cố gắng hơn nữa. Luôn có chỗ để cải thiện và luôn có những cách khác để đạt được mục tiêu của bạn. Bạn chỉ cần tìm ra chúng.
“Nếu tôi đã cố gắng hết sức rồi mà vẫn không thể làm tốt, thì ít nhất, tôi sẽ không phải nhìn lại và hối hận vì mình đã không dám thử!”, Michael nói.
Michael cũng khiến chúng ta nhận ra rằng, sự trưởng thành đến từ việc vượt qua thất bại chứ không phải chấp nhận cuộc sống an toàn và né tránh những khó khăn.
Đông Mai
Theo goalcast, essentiallysports, nydailynews, nba, vnexpress…
Dù bạn là ai, dù cuộc sống có khó khăn thế nào, đừng bao giờ đánh mất giá trị của bản thân. Chỉ cần bạn động não, bạn sẽ thấy được bản thân mình đáng giá đến nhường nào.
Mỗi môn thể thao đều tôn vinh một cá nhân xuất sắc nhất trong lịch sử để ban tặng danh xưng \”Vua\” (The King). Nhưng phải đến tận thập kỷ 90, NBA (National Basketball Association) mới tìm ra ra vị vua của môn bóng rổ và người đó không ai khác chính là huyền thoại Michael Jordan.
Ngược dòng quá khứ, Jordan là một trong những vận động viên có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thể thao nước Mỹ. Bởi ở thập kỷ 90, người Mỹ tự hào vì 3 Mike vĩ đại: Michael Jackson trong làng nhạc, Mike Tyson của môn quyền Anh và Michael Jordan với môn bóng rổ.
Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng Michael Jordan vẫn là một trong những vận động viên bóng rổ được yêu thích nhất mọi thời đại. Sau khi giải nghệ, Jordan bắt tay vào công việc kinh doanh và gặt hái được không ít thành công.
Từ năm 2015, ông trở thành tỉ phú đầu tiên trong lịch sử có xuất thân từ làng thể thao. Không phải ngẫu nhiên mà Michael Jordan có được thành công như bây giờ, năng khiếu kinh doanh của ông đã được bộc lộ từ rất sớm qua những mẩu chuyện ấu thơ được ghi lại.
Chuyện kể rằng năm đó Michael Jordan 13 tuổi. Cả gia đình cậu vẫn sống trong một khu ổ chuột tồi tàn ở Brooklyn. Gia đình Jordan có 4 anh chị em trong khi đồng lương eo hẹp của người cha thường không đủ để chi trả cho sinh hoạt phí của gia đình.
Một hôm, cha của Michael Jordan đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi: “Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”
“Khoảng 1 đô la”, cậu bé trả lời.
“Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?”, cha cậu bé vừa hỏi vừa dùng ánh mắt như cầu khẩn nhìn cậu bé.
“Chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.
Người cha lại nhìn con với ánh mắt đầy khích lệ: “Sao con không thử xem? Con biết đấy, gia đình mình đang gặp khó khăn…”
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: “Con sẽ thử xem, nhưng con không chắc có thể bán được”.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là để là áo, cậu dùng bàn chải để giặt chiếc áo, sau đó để chiếc áo lên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm phơi khô. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 tiếng đồng hồ chào hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la.
Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha. Những ngày sau đó, cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch đem bán.
Cứ liên tục như vậy hơn chục ngày, một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: “Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?
“Làm sao có thể được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô thôi.”
“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một ý tưởng. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con vịt Donald và một chú Mickey đáng yêu lên chiếc áo. Sau rồi cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua.
Một lúc sau liền có một người quản gia đến mua chiếc áo cho thiếu gia của mình. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la. Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: “Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
2 tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính Farrah Fawcett của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim.
Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”
“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn.”
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett ký tên, giá nó là 200 đô la”.
Cậu bé nghèo và chiếc áo cũ nát được bán giá 200 đô la – Câu chuyện mà bất cứ ai muốn thoát nghèo đều nên đọc – Ảnh 3.
Đừng bao giờ bi quan, nếu chưa động não bạn không thể biết bản thân đáng giá đến nhường nào.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng: 1.200 đô la! Về đến nhà, cha cậu bé dàn dụa nước mắt ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: “Con thực sự rất giỏi…”.
Buổi tối hôm đó cậu bé Jordan nằm ngủ cạnh cha mình. Cha cậu hỏi: “Con trai, qua việc bán 3 chiếc áo này, con học được điều gì nào?”
“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp: “Miễn là chúng ta động não, mọi chuyện đều có cách. Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói: “Con nói cũng đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha”.
“Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, cớ sao chúng ta phải bi quan với cuộc sống này? Chúng ta tuy nghèo một chút, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chúng ta không thể làm tăng giá trị bản thân. Con thấy không đến 1 chiếc áo cũ còn có thể làm nên điều kì diệu cơ mà”.
Nhờ bài học từ người cha, từ đó trở đi, Michael Jordan luôn sống một cuộc đời tràn đầy niềm tin và hi vọng, cho dù thực tế có đen tối đến đâu. 20 năm sau, cậu bé đi bán áo cũ năm xưa đã trở thành một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets. Đó chính là huyền thoại bóng rổ Michael Jordan, vận động viên thể thao vĩ đại nhất thế kỉ 20 do tạp chí ESPN bình chọn năm 1999.