Biden và Tập Cận Bình điện đàm lần đầu trong 7 tháng qua
7 giờ trước
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên trong 7 tháng qua.
Tuyên bố từ Nhà Trắng cho biết cả hai nhà lãnh đạo \”đã thảo luận về nghĩa vụ của 2 quốc gia để đảm bảo sự cạnh tranh không chuyển hướng sang xung đột\”.
Đây chỉ là cuộc điện đàm lần 2 giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Hiện mối quan hệ Mỹ – Trung vẫn còn căng thẳng, với các mâu thuẫn liên quan đến thương mại, hoạt động gián điệp và đại dịch Covid-19.
\”Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận mang tính chiến lược, bao quát trên các lĩnh vực là mà cả hai quốc gia cùng quan tâm, và các lĩnh vực còn tồn tại bất đồng về lợi ích, giá trị và tầm nhìn,\” tuyên bố từ Nhà Trắng cho biết thêm.
\”Cuộc thảo luận này, như Tổng thống Biden đã nói rõ rằng, là một phần của các nỗ lực của Mỹ đang thực hiện nhằm kiểm soát một cách trách nhiệm sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.\”
Đài Truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết cuộc điện đàm là \”thực chất [và] đi vào chiều sâu\”, cho biết thêm đã đề cập đến \”sự liên lạc chiến lược được tăng cường và…các vấn đề thuộc mối quan tâm chung\”.
\”Liệu Trung Quốc và Mỹ có thể xử lý hợp lý mối quan hệ của đôi bên hay không…đóng vai trò rất quan trọng cho tương lai và vận mệnh của thế giới,\” Chủ tịch Tập Cận Bình nói, theo tường thuật của CCTV.
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết cuộc điện đàm là từ theo yêu cầu của Tổng thống Biden khi ông cảm thấy \”không hài lòng\” trước việc một số quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc không sẵn lòng tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với chính quyền của Washington.
Hồi đầu năm nay thì các cuộc hội đàm cấp cao giữa chính quyền Tổng thống Biden và Trung Quốc đã diễn ra trong căn thẳng, khi quan chức đôi bên đều có những công kích gai góc dành cho nhau.
Giới chức Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ kích động các quốc gia \”tấn công Trung Quốc\” trong khi Mỹ nói Trung Quốc \”đã xuất hiện nhằm mục đích tạo dựng một hình ảnh đẹp đẽ\”.
\’Vấn đề nhân quyền và can thiệp\’
Có một vài vấn đề chính mà 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới mâu thuẫn – trong đó nhân quyền và dân chủ là chính yếu.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã tiến hành diệt chủng cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương. Mỹ cũng tuyên bố Bắc Kinh chà đạp lên các quyền dân chủ ở Hong Kong với việc mới đây thông qua luật an ninh quốc gia, vốn bị giới chỉ trích cho rằng nhằm mục đích đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Trong khi đó Trung Quốc luôn lặp lại tuyên bố yêu cầu Mỹ ngừng ngay việc can thiệp vào điều mà Trung Quốc gọi là vấn đề nội bộ và cáo buộc Washington \”hạ bệ\” Đảng Cộng sản cầm quyền.
Cũng có mâu thuẫn về thương mại. Cả 2 quốc gia vẫn đang mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại mà cựu Tổng thống Trump phát động năm 2018.
Mỹ đã áp thuế lên hơn 360 tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc, và Trung Quốc cũng trả đũa khi đánh thuế lên hơn 110 tỷ đôla hàng hóa từ Mỹ.
Ông Biden đã không rút lại những thông điệp cứng rắn về thương mại của người tiền nhiệm dành cho Bắc Kinh và điều này đã làm Trung Quốc giận dữ.
Vấn đề Biển Đông
Trong những năm gần đây, Biển Đông đã trở thành vấn đề xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các quần đảo Paracels (tên quốc tế của Hoàng Sa) và Spratlys (tên quốc tế của Trường Sa).
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển, và vấp phải sự phản đối từ những quốc gia láng giềng và cả Washington. Bất chấp các phản đối, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực trong khi vẫn khẳng định chỉ có dụng ý hòa bình.
Căng thẳng liên quan đến Afghanistan cũng tiếp tục gia tăng. Trung Quốc liên tục chỉ trích Mỹ vì đã rút quân khỏi Afghanistan.
Hồi đầu tuần này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân một lần nữa công kích Mỹ, cho rằng quân đội Mỹ đã \”gây sự tàn phá\”.
Ông Uông Văn Bân cũng cáo buộc Mỹ gây \”tổn thất nặng nề cho người dân Afhganistan\”.