Cựu nghị sĩ Úc kêu gọi Thủ tướng: \’Hãy đứng lên chống lại BlackRock như đã làm với Trung Quốc\’

\"Cựu

Người biểu tình tham gia cuộc biểu tình School Strike 4 Climate ở Melbourne, Úc, hôm 21/05/2021. (Ảnh: Graham Denholm / Getty Images)

Cựu nghị sĩ Úc kêu gọi Thủ tướng: \’Hãy đứng lên chống lại BlackRock như đã làm với Trung Quốc\’

 Bình luậnLê Minh •  11/09/21

Ông Ron Boswell, cựu thượng nghị sĩ Đảng Quốc gia, mới đây đã kêu gọi Thủ tướng Úc chống lại áp lực từ những gã khổng lồ đầu tư nước ngoài — như BlackRock — đối với hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, giống như cách chính phủ liên bang chống lại sự cưỡng bức kinh tế của ĐCSTQ.

Ông Ron Boswell cho biết, động thái của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị ở Vương quốc Anh (Anh), Mỹ và Liên minh Âu Châu (EU) nhằm gây áp lực buộc ngành công nghiệp Úc cắt giảm khí thải là đạo đức giả và gạt Quốc hội Australia sang một bên.

Ông nói: “Tôi nghĩ đây là một sự coi thường trắng trợn đối với Nghị viện và các dân biểu của Quốc hội, những người được người dân Úc tin tưởng để xác định đâu là hợp pháp và đâu là bất hợp pháp”.

“Việc chúng ta để cho ông Larry Fink (Giám đốc điều hành của BlackRock) nhảy vào và tuyên bố như thể ông ta là người toàn năng rằng không ai trong ngành khai thác than được tiếp tục công việc này ở Úc, theo cách nghĩ của tôi, cho thấy quyền lực quốc gia đang hoàn toàn bị mất kiểm soát”. 

Ông nói thêm: “Đó là lý do tại sao tôi gửi bài này vì tôi đang nghĩ, \’Ai là người tiếp theo trong khối bị gây áp lực?\’ Ai đang kiểm soát đất nước này? Các dân biểu hay ông Larry Fink và việc tài trợ của BlackRock của ông ta? Đã đến lúc chúng tôi, người dân Úc, cần có lập trường của riêng mình”.Chủ tịch và Giám đốc điều hành của BlackRock Laurence D. Fink tham dự một phiên họp tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, hôm 23/01/2020. (Ảnh: Fabrice Coffrini / AFP via Getty Images)

Ông nói: “Tôi đã chứng kiến ​​thủ tướng đứng lên bảo vệ quyền lợi của Úc và tranh luận về trường hợp Trung Quốc. Chắc chắn rằng, nếu chúng ta có thể vạch ra một ranh giới với Trung Quốc, chúng ta cũng có thể vạch ra một ranh giới với BlackRock để bảo vệ chủ quyền tài chính của Australia”.

Ủy ban thường trực hỗn hợp đang điều tra về sự hỗ trợ của khu vực tài chính đối với các ngành xuất cảng của Úc. Một vấn đề chính nổi lên trong quá trình điều tra là sự miễn cưỡng của các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ tài sản Úc, trong việc hỗ trợ hoặc tài trợ cho các dự án khai thác than ở nước này.

Điều này đã khiến cho các công ty tài nguyên vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ cho các dự án của họ. Và một điều chắc chắn, là các thị trấn trong khu vực cuối cùng sẽ thua thiệt.

Các tổ chức tài chính của Úc đã phản ứng, nói rằng ngày càng có nhiều áp lực từ các nhà đầu tư quốc tế – những tổ chức mà các ngân hàng Úc dựa vào để có nguồn tài trợ nước ngoài – yêu cầu có nhiều hành động hơn đối với biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho những doanh nghiệp trong các ngành tạo ra khí thải lớn.

Theo đại diện của Ngân hàng Quốc gia Úc, Westpac và ANZ, một số áp lực này đã đến dưới hình thức là ông Larry Fink của BlackRock viết thư cho tất cả các CEO lớn. Trong thư, Larry Fink kêu gọi họ có những hành động cần thiết nhằm thúc đẩy các sáng kiến ​​về biến đổi khí hậu trong các cuộc họp Đại hội đồng thường niên.Người biểu tình tham gia cuộc biểu tình School Strike 4 Climate ở Melbourne, Úc, hôm 21/05/2021. (Ảnh: Graham Denholm / Getty Images)

Nhưng ông Boswell cho biết các tổ chức và chính phủ ở nước ngoài đang “chơi trò hai mặt” và chỉ đơn giản là “thuê ngoài” các ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí thải của họ cho các nước đang phát triển.

Ông viết (pdf): “Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, tỷ trọng sản lượng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ 8.7% năm 2004 lên 28.4% vào năm 2018. Trong cùng thời kỳ, đóng góp của ngành sản xuất vào GDP của Vương quốc Anh đã giảm hơn một nửa từ 25% xuống còn khoảng 11%\”.

Ông nói thêm: “Sản xuất ở Mỹ cũng đã cạn kiệt trong một thập kỷ qua, trong khi EU đã trở thành nhà nhập cảng ròng thép “bẩn” (sử dụng nhiều khí thải trong quá trình sản xuất). Điều này có nghĩa là các nền kinh tế Anh, Hoa Kỳ và EU đã ngừng sử dụng hàng hóa nhiều khí thải? Hoàn toàn không\”.

Số liệu tháng 7/2021 do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố cho thấy nhu cầu điện trên toàn thế giới sẽ tăng 5% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022.

Hầu hết nhu cầu sẽ đến từ Châu Á, IEA ước tính rằng Trung Quốc có thể chiếm hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu và Ấn Độ khoảng 9%. Tuy nhiên, IEA cũng thừa nhận rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ cần thiết để cung cấp cho nhu cầu đó, bất chấp sự tăng trưởng trong lĩnh vực tái tạo.

Trong khi đó, Úc tiếp tục phải đối mặt với áp lực đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để cắt giảm lượng khí thải carbon trong nước, một động thái mà nước này đã chống lại cho đến nay.

Lê Minh

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment