Biển Đông : Nghi ngờ Trung Quốc triển khai ra-đa có thể phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ

Biển Đông : Nghi ngờ Trung Quốc triển khai ra-đa có thể phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ

Đăng ngày: 12/09/2021

\"Ảnh
Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp: Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động trong vùng Biển Đông ngày 06/07/2020. AP – Mass Communication Specialist 2nd Class Samantha Jetzer

Minh Anh

Trang mạng Zone Militaire Opex360.com của Pháp ngày 11/09/2021 cho biết Bắc Kinh dường như đã cho triển khai các loại hệ thống ra-đa hiện đại có khả năng phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ tại những vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước láng giềng, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.QUẢNG CÁO

Trang tin chuyên về quân sự dẫn một bài viết đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo hôm thứ Tư của chuyên gia quân sự Fu Qianshao đánh tiếng cho hay là Quân đội Giải phóng Nhân dân (APL) đã triển khai « một số hệ thống ra-đa chống tàng hình, các kiểu loại máy bay như F-35C có thể bị phát hiện ». Cũng theo ông Fu, « Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đối phó với những hành vi khiêu khích như thế. APL không thể bị đánh bại trong giới hạn chuỗi đảo thứ hai ».

Chuỗi đảo thứ hai bao gồm Bonin và quần đảo Marshall, trong đó có đảo Guam. Còn chuỗi thứ nhất nối liền quần đảo Ryuku, Đài Loan, phía bắc Philippines và Borrnéo.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Trung Quốc này không cho biết cụ thể loại ra-đa chống tàng hình đã được quân đội Trung Quốc triển khai. Hồi tháng 4/2021, tập đoàn nhà nước China Electronics Technology Group tiết lộ chiếc YLC-8B, một loại ra-đa giám sát chống tàng hình băng tần dài UHF 3D, nhưng không cho biết đã đưa vào hoạt động hay chưa.

Những tuyên bố mạnh mẽ này được đưa ra vào lúc chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ USS Carl Vinson cùng với tổ tác chiến, sau cuộc tập trận chung mang tên « Large Scale Exercise 2021 », có sự tham dự của hàng không mẫu hạm Anh HMS Queen Elizabeth, lên đường đến Biển Đông.

Trong thông cáo ngày 10/09/2021, Hải Quân Mỹ giải thích rằng nhiệm vụ của USS Carl Vinson là nhằm bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và do vậy, « an ninh và ổn định trong khu vực ».

Đáng chú ý là trong nhiệm vụ tuần tra lần này, USS Carl Vinson lần đầu tiên được trang bị 10 chiếc đời thứ năm F-35C (Strike Fighter Squadron 147 \”Argonauts\”). So với những lần triển khai trước, tổ hợp tác chiến USS Carl Vinson còn tăng cường số máy bay tác chiến điện tử E/A-18 Growler, máy bay cảnh báo sớm trên không E-2D Hawkeye và máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet.

Hải quân Hoa Kỳ khẳng định những phương tiện bổ sung trên phương diện chiến tranh điện tử, dọ thám và chỉ huy và kiểm soát (C2), được phối hợp với những năng lực của chiếc F-35C « sẽ giúp tổ hợp hàng không mẫu hạm này giữ được thế an toàn », khi cung cấp khả năng « phát hiện và phá hủy những tín hiệu dò bắt từ đối thủ » trước khi bị kẻ thù phát hiện.

Bài Liên Quan

Leave a Comment