Dù khủng hoảng lương thực, Bắc Hàn vẫn thử tên lửa tầm xa mới

Dù khủng hoảng lương thực, Bắc Hàn vẫn thử tên lửa tầm xa mới

13 tháng 9 2021

\"The
Chụp lại hình ảnh,Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã công bố hình ảnh tên lửa hành trình tầm xa mới này

Truyền thông nhà nước hôm thứ Hai cho biết Bắc Hàn đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa mới, có khả năng tấn công phần lớn lãnh thổ Nhật Bản,

Các cuộc thử nghiệm được tổ chức hồi cuối tuần cho thấy tên lửa bay xa 1.500 km, theo hãng tin nhà nước KCNA.

Tuy nhiên, việc này không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – những nghị quyết đã dẫn đến các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Hàn trong quá khứ.

Nhưng điều này cho thấy Bắc Hàn vẫn có khả năng phát triển vũ khí, bất chấp tình trạng thiếu lương thực và khủng hoảng kinh tế.

Vụ thử tên lửa hành trình này mang \”ý nghĩa chiến lược khi sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh nước nhà một cách đáng tin cậy hơn và kiềm chế mạnh mẽ các hoạt động quân sự của các thế lực thù địch\”, KCNA cho biết.

Quân đội Mỹ nói vụ thử cho thấy Bắc Hàn \”tiếp tục tập trung phát triển chương trình quân sự và tạo ra mối đe dọa cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế\”.

Họ cũng nói thêm rằng cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản \”vẫn cứng rắn\”.

Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc nói họ đang tiến hành việc phân tích sâu các vụ phóng thử này với giới chức tình báo Mỹ.

Các quan chức cấp cao nhất của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gặp nhau trong tuần này để thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn.

\"BBC\"/

Vậy thì điều này có là vấn đề lớn không?

Có và không.

Lý do một số người có thể không bận tâm lắm đến vụ thử tên lửa này là vì đây là một tên lửa hành trình. Loại tên lửa này không nằm trong lệnh cấm vận Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Một số người có thể coi đây là một hành động khiêu khích dạng xoàng của Bình Nhưỡng – có thể là một phép thử để xem việc này đem lại gây được phản ứng gì. Nó chắc chắn không trở thành tiêu đề khắp các mặt báo ở Hàn Quốc, cũng như không xuất hiện trên trang nhất của tờ báo nhà nước của Bắc Hàn.

Vậy tất cả sự rối rắm này là sao?

Vấn đề nằm ở chỗ Bắc Hàn lần nữa chứng tỏ rằng họ có thể phát triển các loại vũ khí mới và nguy hiểm dù đang phải chịu các lệnh cấm vận nghiêm ngặt của quốc tế.

Những tên lửa hành trình này bay thấp và khó bị phát hiện, và tầm bắn 1.500km sẽ khiến phần lớn Nhật Bản nằm trong tầm ngắm.

Truyền thông nhà nước cũng mô tả những tên lửa này là \”mang tầm chiến lược\”, thường có nghĩa là họ hy vọng sẽ đặt đầu đạn hạt nhân vào.

Các nhà phân tích vẫn chưa chắc liệu Bắc Hàn có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa hành trình hay không. Tuy nhiên, với những tiến bộ mà nhà nước bí mật đã đạt được cho đến nay, không ai dám nói chắc cả.

Bình Nhưỡng có thể đã im hơi lặng tiếng kể từ khi cuộc đàm phán giữa Donald Trump và Kim Jong-un đổ vỡ tại Hà Nội hồi năm 2019.

Nhưng điều đó không có nghĩa các nhà phát triển vũ khí của họ không đầu tắt mặt tối.

\"Presentational

Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo.

Hội đồng này coi tên lửa đạn đạo là mối đe dọa lớn hơn so với tên lửa hành trình bởi chúng có thể mang theo khối lượng (chất nổ) lớn hơn và mạnh hơn, có tầm bắn xa hơn và tốc độ bay nhanh hơn.

Tên lửa đạn đạo có động cơ là một rốc két và bay theo quỹ đạo hình cung, trong khi tên lửa hành trình thì có động cơ phản lực và bay ở tầm thấp.

Vào tháng 3, Bắc Hàn đã bất chấp các lệnh cấm vận và tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vụ phóng mới đấy nhất diễn ra vài ngày sau một cuộc duyệt binh quy mô nhỏ được tổ chức tại Bình Nhưỡng nhằm đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập nhà nước cộng sản.

Cuộc duyệt binh không phô diễn bất kỳ tên lửa đạn đạo cỡ lớn nào, tuy nhiên có sự xuất hiện của những người trong trang phục bảo hộ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một lực lượng đặc biệt được thành lập để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói, tính đến ngày 19 tháng 8, Bắc hàn không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào – dù giới phê bình nói điều này khó xảy ra.

Nước này đã đóng cửa biên giới vào tháng 1 năm 2020 để ngăn chặn sự lây lan của virus, khiến việc giao thương với đồng minh kinh tế lớn nhất là Trung Quốc lao dốc.

Từ đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thừa nhận rằng đất nước đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, trong bối cảnh các tổ chức viện trợ ghi nhận về một nền kinh tế đang chật vật khăn và người dân chết đói.

Nhưng các kế hoạch hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn chưa hề bị cắt giảm.

Tháng trước, cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc cho biết nước này dường như đã tái khởi động một lò phản ứng có thể sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân, gọi đây là một sự diễn biến \”vô cùng đáng quan ngại\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment