Viện trợ Afghanistan: Phương Tây cân nhắc, Trung Quốc và Pakistan đã nhanh chân

Viện trợ Afghanistan: Phương Tây cân nhắc, Trung Quốc và Pakistan đã nhanh chân

8 giờ trước

\"Các
Chụp lại hình ảnh,Các tay súng Taliban tại Kabul

Trong khi các nhà tài trợ quốc tế nhóm họp tại Geneva trong hôm nay để thảo luận về việc hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan dưới thời Taliban, thì các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Pakistan đã nhanh chân hơn, theo Reuters.

Theo các chuyên gia thì nền kinh tế của Afghanistan đang bị khủng hoảng và tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Mỹ và các quốc gia phương Tây vẫn đang chần chừ viện trợ cho Taliban cho đến khi các chiến binh Hồi giáo này đảm bảo sẽ tôn trọng các quyền con người và đặc biệt là quyền phụ nữ.

Khoản tài sản trị giá khoảng 10 tỷ đôla Mỹ của Afghanistan ở nước ngoài cũng đã bị đóng băng.

\”Mục đích dễ hiểu của điều này là không cho các khoản tiền này chảy vào túi của chính quyền Taliban,\” Deborah Lyons, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề Afghanistan nói với Hội đồng Bảo an hồi tuần này.

\”Tác động không thể tránh được, tuy nhiên sẽ là một sự sụt giảm kinh tế nghiêm trọng có thể khiến thêm hàng triệu người nữa rơi vào cảnh nghèo đói, và có thể tạo ra một làn sóng lớn người tị nạn từ Afghanistan và khiến Afghanistan bị thụt lùi cả hàng thế hệ.\”

\"Phụ
Chụp lại hình ảnh,Phụ nữ Afghanistan đổ ra đường yêu cầu được đảm bảo quyền lợi hôm 7/9

Tác động khác có thể xảy ra là đẩy Afghanistan gần hơn với các quốc gia láng giềng và những đồng minh thân cận như Pakistan và Trung Quốc, hai nước có thể gửi hàng viện trợ dồi dào thông qua đường hàng không đến Afghanistan. Trung Quốc và Pakistan cũng đã ra tín hiệu sẵn lòng tham gia nhanh chóng.

Trung Quốc hồi tuần rồi cũng đã gửi số hàng viện trợ gồm thực phẩm và thuốc men, đồ dùng y tế đến Afghanistan, theo một số cam kết viện trợ nước ngoài đầu tiên kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát từ giữa tháng Tám qua.

Hồi tuần rồi Pakistan đã gửi hàng viện trợ như dầu ăn và thuốc cho chính quyền tại Kabul, trong khi đó ngoại trưởng Pakistan đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ không có điều kiện và ngưng đóng băng tài sản của Afghanistan.

Khoáng sản và quân sự

\"Các
Chụp lại hình ảnh,Các tay súng tại tỉnh Panjshir thuộc lực lượng nổi dậy chống Taliban

Pakistan có mối quan hệ thân cận với Taliban và đã bị cáo buộc hỗ trợ phong trào này cũng như chống chính phủ Afghanistan mà Mỹ hậu thuẫn trong 20 năm qua. Tuy nhiên đây là điều mà Islamabad luôn bác bỏ.

Trung Quốc thì có mối quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Pakistan và cũng có mối quan hệ với Taliban. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc bị hấp dẫn với nguồn khoáng sản dồi dào của Afghanistan, bao gồm trữ lượng lithium lớn, nguyên liệu chính dùng làm pin chạy xe điện.

Trung Quốc cũng đã bày tỏ quan ngại về khả năng các tay súng có thể tràn sang biên giới từ Afghanistan và muốn chính quyền của Taliban ngăn chặn điều này.

Bên cạnh viện trợ nhân đạo, một số chuyên gia và giới chức trong khu vực cũng cho biết Sáng kiến \’Vành đai và con đường\’ (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc có thể mang lại sức sống kinh tế về lâu dài cho Afghanistan.

Một khả năng là Afghanistan có thể tham gia Vành đai Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), phần trung tâm của Sáng kiến \’Một Vành đai và con đường\’, theo đó Bắc Kinh đã cam kết hơn 60 tỷ đôla cho các dự án hạ tầng ở Pakistan, và đa số trong đó theo dạng cho vay.

\”Taliban sẽ hoan nghênh việc tham gia CPEC, Trung Quốc sẽ cũng rất vui,\” Rustam Shah Mohmand, cựu đại sứ Pakistan tại Afghanistan cho biết.

Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì về Sáng kiến \’Vành đai và con đường\’ thế nhưng Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn lòng tích cực thảo luận việc nối lại các chuyến tàu hàng giữa Trung Quốc và Afghanistan và giúp tăng cường sự tương tác của Afghanistan với thế giới bên ngoài, đặc biệt là giúp nước này tiếp cận với nguồn viện trợ nhân đạo.

Bộ Ngoại giao Pakistan và người phát ngôn của Taliban chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.

Taliban và Trung Quốc

\"Ngoại
Chụp lại hình ảnh,Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Lãnh đạo Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar hồi tháng 7

Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo Taliban cho biết muốn có mối quan hệ tốt đẹp với phía Trung Quốc.

Một nguồn tin từ quan chức cấp cao trong Taliban cho biết đã có các cuộc thảo luận với Trung Quốc tại Doha về các cơ hội đầu tư. Trung Quốc cũng quan tâm về vấn đề khoáng sản nhưng bất kỳ hoạt động nào trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu, nguồn tin này cho biết.

\”Taliban hoan nghênh hoạt động đầu tư nước ngoài có thể mang đến lợi ích cho quốc gia,\” người này cho biết thêm.

Hai nguồn tin tại Afghanistan và Pakistan hiểu rõ vấn đề này cho biết Trung Quốc đã liên tục chủ động khuyến khích Afghanistan tham gia CPEC trong nhiều năm qua thế nhưng không nhận được sự phản hồi mặn mà từ chính phủ Afghanistan mà Mỹ hậu thuẫn vào thời điểm đó.

Taliban, thì hiện đang có nhu cầu cần vực dậy nền kinh tế lẫn sự công nhận của quốc tế nên có vẻ quan tâm hơn.

\”Cách tốt nhất để tiến về phía trước và sự lựa chọn thay thế có ngay lúc này cho sự phát triển kinh tế của Afghanistan là CPEC, bao gồm Pakistan và Trung Quốc,\” Mushahid Hussain Sayed, một thượng nghị sĩ Pakistan và cựu chủ tịch Viện Trung Quốc – Pakistan cho biết.

\”Chính quyền mới tại Kabul cũng sẽ tiếp thu và hứng thú đến điều này.\”

Mặc dù vậy, đối với Trung Quốc, dù có quan tâm đến các mỏ khoáng sản tại Afghanistan thì để khởi động điều này cũng khó khăn, vì bất kỳ khoản đầu tư nào sẽ đi kèm với rủi ro, trong tình hình an ninh tại Afghanistan ẩn chứa nhiều bất ổn.

\”An ninh và ổn định của Afghanistan cũng quan trọng tuyệt đối với Trung Quốc,\” Vương Huy Diệu, Chủ tịch cơ quan nghiên cứu Centre for China and Globalisation nói.

\”Thế nhưng sự liên kết với Trung Á và tính kết nối thông qua Sáng kiến \’Vành đai và con đường\’, tất cả đều liên quan vì sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực…Và Trung Quốc có lợi ích quan trọng trong vấn đề này.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment