Thế lực hải quân mới ở Thái Bình Dương

Thế lực hải quân mới ở Thái Bình Dương

Với nhiều hoạt động cấp tập ở Thái Bình Dương, Anh đang thể hiện vị thế của một thế lực hải quân mới ở khu vực này.

September 14, 2021

\"\"

Hôm qua, tài khoản Twitter của tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth thông tin chiến hạm này vừa cập cảng căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam. Đây là điểm đến mới nhất của HMS Queen Elizabeth nối tiếp hàng loạt hoạt động trước đó trong khuôn khổ chuyến hải hành nhiều tháng đến Thái Bình Dương.

Hoạt động rộng khắp

Từ cuối tháng 5, HMS Queen Elizabeth mang theo chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu chuyến hải hành khoảng 26.000 hải lý (khoảng 48.000 km) trong nhiều tháng.Trả lời Thanh Niên mới đây, GS luật quốc tế Jonathan G.Odom, thuộc Trung tâm George C.Marshall về an ninh châu Âu tại Garmisch – Partenkirchen (Đức), từng nhấn mạnh không riêng gì Anh, mà “nhiều quốc gia khác, bao gồm cả nhiều nước châu Âu, có lợi ích ở Biển Đông, chứ không phải chỉ tồn tại cạnh tranh Mỹ – Trung ở vùng biển này”. Chính vì thế, Đức cũng đã điều động chiến hạm đến hoạt động trong khu vực, bao gồm cả Biển Đông. Cụ thể, theo AFP, tàu hộ tống Bayern của Đức ngày 2.8 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo-Pacific.

Khởi hành từ quê nhà, tàu sân bay này đã vượt Địa Trung Hải để tiến về Thái Bình Dương, trong đó có đi qua Biển Đông và biển Philippines, đến thăm Nhật Bản… trước khi cập cảng đảo Guam. Trong suốt hành trình đó, HMS Queen Elizabeth dẫn đầu một nhóm tác chiến quy tụ nhiều tàu chiến nổi và tàu ngầm của Mỹ, Hà Lan… như một lực lượng viễn chinh quốc tế. Tàu sân bay này đã tập trận với Ấn Độ, tập trận cùng hải quân Mỹ và lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản…Bên cạnh đó, từ ngày 14 – 31.7, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Anh, Canada, Hàn Quốc và New Zealand đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Talisman Sabre tại Úc.

Tham gia cuộc tập trận này còn có Ấn Độ, Indonesia, Đức và Pháp trong vai trò quan sát viên. Nội dung tập trận Talisman Sabre bao gồm phòng thủ và tái chiếm đảo nên được xem là một thông điệp mạnh mẽ nhằm vào Bắc Kinh.Không chỉ hiện diện ngắn hạn tại Thái Bình Dương thông qua hoạt động của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, Anh còn điều động chiến hạm đến hoạt động dài hạn. Ngày 8.9,2 chiến hạm HMS Spey và HMS Tamar cùng thuộc lớp River, có độ choán nước khoảng 2.000 tấn, khởi hành thực hiện sứ mệnh dự kiến kéo dài 5 năm với hoạt động từ bờ biển phía tây của châu Phi đến phía tây của Mỹ. Trong đó, các chiến hạm này sẽ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Giữa tháng 7, Reuters từng đưa tin Anh thông báo kế hoạch điều động 2 chiến hạm đến hoạt động thường trực tại châu Á.

Đối phó Trung Quốc

Suốt những tháng qua, Trung Quốc liên tục lên án các hoạt động của hải quân Anh trong khu vực và cho rằng đó là những hành động khiêu khích Bắc Kinh. Thực tế, London cũng nhiều lần thể hiện rõ sự chỉ trích đối với các hành vi của Bắc Kinh ở Indo-Pacific nói chung và Biển Đông nói riêng trong thời gian qua.Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng London suốt nhiều năm qua vẫn duy trì các liên kết kinh tế mạnh mẽ với châu Á.

\"Thế

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận cùng tàu chiến Ấn Độ hồi tháng 7.2021“Bên cạnh đó, việc tách khỏi EU đã khiến London có thêm động lực mới để thiết lập lại sự hiện diện và các mối quan hệ bên ngoài châu Âu. Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có khả năng đe dọa mối quan hệ kinh tế của Anh với Nhật Bản, Malaysia và Singapore”, theo ông Schuster.Bên cạnh đó, ông còn dẫn ra rằng Anh cùng với Úc, Malaysia, Singapore và New Zealand từ nhiều năm trước đã tham gia ký kết “Hiệp ước phòng thủ chung 5 bên”. “Nên ngay cả khi chưa xem Trung Quốc là mối đe dọa, Úc và Anh đều quan tâm đến các hành động ở Biển Đông của Trung Quốc”, cựu đại tá Schuster nhận xét.Bên cạnh đó, theo cựu đại tá Schuster, Anh cũng duy trì quan hệ tốt với Ấn Độ, quốc gia đã có đụng độ biên giới với Trung Quốc cách đây chưa lâu.

Dù đụng độ Ấn – Trung diễn ra trên bộ, nhưng tình hình an ninh của Ấn Độ Dương là lợi ích chung của London – New Delhi”.Ngoài ra, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét việc Anh tăng cường hoạt động quân sự ở Indo-Pacific còn thể hiện sự sát cánh cùng Mỹ. Như thế sẽ góp phần tạo nên áp lực mạnh mẽ hơn, có tính liên kết hơn nhằm vào Trung Quốc.Nguồn Tin nóng

Bài Liên Quan

Leave a Comment