Đại sứ Trung Quốc Trịnh Trạch Quang bị Quốc hội Anh \’cấm cửa\’

Đại sứ Trung Quốc Trịnh Trạch Quang bị Quốc hội Anh \’cấm cửa\’

  • James Landale
  • Phóng viên ngoại giao, BBC News

6 giờ trước

\"Zheng
Chụp lại hình ảnh,Trịnh Trạch Quang đã có một buổi tiếp kiến qua mạng với Nữ hoàng khi ông được bổ nhiệm làm đại sứ vào tháng 7

Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh đã được thông báo rằng ông không được vào sự kiện tại Quốc hội Anh ở Điện Westminster trong khi các lệnh trừng phạt cá nhân TQ áp dụng đối với một số nghị sĩ và chính khách Anh vẫn còn hiệu lực.

Ông Trịnh Trạch Quang đáng ra đã tham dự tiệc chiêu đãi của Hạ viện Anh vào thứ Tư, do Khối Nghị sĩ Liên đảng về Trung Quốc (All-party group on China) tổ chức.

Nhưng sau các sự phản đối, Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle và Chủ tịch Thượng viện Anh John McFall đã hủy bỏ sự kiện này.

Đại sứ quán Trung Quốc cho rằng đây là một quyết định \”đáng khinh và hèn nhát\” có thể gây tổn hại đến lợi ích của cả hai nước.

Vụ cấm này do Daily Telegraph đưa tin lần đầu tiên, được đưa ra vào thời điểm căng thẳng giữa hai chính phủ đang ở mức cao.

Vào tháng Ba, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 5 nghị sĩ Hạ viện và hai thành viên thượng viện Anh. Những người này bị Bắc Kinh cáo buộc đã phát tán \”dối trá về Trung Quốc\”.

Động thái này nhằm đáp trả quyết định của Vương quốc Anh khi áp đặt lệnh trừng phạt lần đầu tiên với các quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Mặc dù vậy, nhóm nghị sĩ đa đảng về Trung Quốc vẫn quyết định mời ông Trịnh đến dự bữa tiệc mùa hè của ở khuôn viên Quốc hội nhìn hướng ra sông Thames.

Tuần trước, năm nghị sĩ Đảng Bảo thủ Anh bị Trung Quốc trừng phạt – lãnh đạo Đảng bảo thủ Iain Duncan Smith, Tom Tugendhat, Nusrat Ghani, Neil O\’Brien và Tim Loughton – đã viết thư cho Chủ tịch Hạ viện để bày tỏ quan ngại.

Hai nghị sĩ khác – Lord Alton đảng Tự do và Baroness Kennedy của đảng Lao động – đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện.

Họ nói: \”Các biện pháp trừng phạt mà chính phủ Trung Quốc áp đặt thể hiện một cuộc tấn công không chỉ vào các thành viên mà còn nhằm vào Quốc hội, tất cả các nghị sĩ, các ủy ban và đặc quyền của Quốc hội.

\”Chúng ta không bao giờ nên cho phép nơi làm việc của mình biến thành diễn đàn phê chuẩn và thúc đẩy các biện pháp trừng phạt như vậy.

\”Chúng tôi biết rằng đây là quan điểm rất nhiều quý ngài và thành viên đáng kính chia sẻ, những người sẽ mong muốn sự phản đối của họ được lắng nghe nếu việc thăm này được tiếp tục.\”

Họ nói thêm: \”Không thể tưởng tượng được rằng các nghị sĩ phải chịu sự xâm phạm quyền tự do trong khi đại diện chính của chính phủ Trung Quốc tại Vương quốc Anh dường như vẫn được tự do đến Điện Westminster và dùng các cơ sở ở đây làm cơ quan ngôn luận cho chế độ của mình. \”

Nữ nghị sĩ Hạ viện Nusrat Ghani hoan nghênh vụ cấm \”chưa từng có\” đối với đại sứ Trung Quốc và nói với BBC News:

\”Trừng phạt các nghị sĩ là mối đe dọa trực tiếp đối với Quốc hội và nền dân chủ của chúng ta.

\”Chúng tôi sẽ không bị bất kỳ chế độ nào bịt miệng hay đe dọa, và Quốc hội của chúng tôi sẽ không trở thành công cụ tuyên truyền cho các lệnh trừng phạt vô lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc.\”

Một nghị sĩ bị trừng phạt khác, Tim Loughton, đã tweet: \”Nếu chế độ diệt chủng Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của các nghị sĩ trong một nền dân chủ thì sẽ có hậu quả và trong trường hợp này là việc chế độ Trung Quốc không thể có được một diễn đàn trong Quốc hội Anh.\”

\"Sir
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle yêu cầu Trung Quốc xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với các nghị sĩ và đồng nghiệp

Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay cho biết ông thường xuyên tổ chức các cuộc gặp với các đại sứ để \”thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các quốc gia và các nghị sĩ\”.

Nhưng ông nói thêm: \”Tôi không cảm thấy thích hợp để đại sứ Trung Quốc gặp gỡ tại Quốc hội hay tại nơi làm việc của chúng ta, khi đất nước của ông ấy áp đặt lệnh trừng phạt lên một số thành viên của chúng ta.

\”Nếu những lệnh trừng phạt đó được dỡ bỏ, thì tất nhiên đây sẽ không phải là vấn đề.\”

Người phát ngôn của Chủ tịch Thượng viện McFall cho biết \”cuộc họp nên diễn ra ở nơi khác, liên quan đến các biện pháp trừng phạt hiện tại của Trung Quốc đối với các thành viên, bao gồm cả hai thành viên của Quốc hội Anh\”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết: \”Nghị viện độc lập với chính phủ. Chủ tịch Hạ viện là người quyết định ai được phép đến Quốc hội.\”

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc nói: \”Hành động đáng khinh và hèn nhát của một số cá nhân trong Quốc hội Vương quốc Anh nhằm cản trở trao đổi và hợp tác bình thường giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh vì lợi ích chính trị cá nhân là đi ngược lại mong muốn và có hại cho lợi ích của nhân dân cả hai nước.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment