Wikipedia cấm một số ủng hộ viên Trung Quốc

Wikipedia cấm một số ủng hộ viên Trung Quốc

  • Chris Vallance
  • Phóng viên công nghệ

16 tháng 9 2021

\"Wikipedia

Wikipedia đã phải hứng chịu tình trạng \”xâm nhập\” nhằm mục đích tạo lợi thế cho Trung Quốc, tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, chủ sở hữu trang web bách khoa toàn thư được xây dựng, biên tập bởi các tình nguyện viên, nói.

Quỹ Wikimedia Foundation nói với BBC News rằng sự xâm nhập này đã đe dọa tới \”những nền tảng rất căn bản của Wikipedia\”.

Quỹ đã cấm bảy người biên tập có liên quan tới một nhóm hoạt động từ Trung Hoa đại lục.

Nhóm có tên là Wikimedians of China Mainland, tức là \’các thành viên Wikipedia của Trung Hoa đại lục\’, cáo buộc quỹ là đã \”phỉ báng vô căn cứ một nhóm nhỏ\”.

\’Phản ứng nhanh chóng\’

\”Trường hợp này là chưa từng xảy ra,\” phó chủ tịch quỹ Maggie Dennis nói trong một tin nhắn tới các tình nguyện viên.

Bà nói với BBC News rằng quỹ đã tiến hành điều tra việc xâm nhập vào trang Wikipedia bản tiếng Trung trong gần một năm.

Nhưng vào mùa hè này, \”những đe dọa thực sự\” nhắm vào sự an toàn của các tình nguyện viên đã \”khiến chúng tôi phải ưu tiên vào việc có phản ứng nhanh chóng\”.

Quỹ đang phải đấu tranh, chống lại tình trạng \”chiếm đoạt\” khi một nhóm nắm quyền kiểm soát biên tập nội dung Wikipedia theo hướng có lợi cho một quan điểm cụ thể, bà Dennis viết.

Quỹ gần đây đã thành lập nhóm chống thông tin sai lệch.

\’Kiểm soát nội dung\’

Trong trường hợp này, những kẻ xâm nhập đã tìm cách cổ súy cho \”những mục tiêu của Trung Quốc, được diễn giải dưới bất kỳ bộ lọc nào họ muốn dùng\”, bà Dennis nói với BBC News.

\”Kiểm soát thông tin là một mục tiêu,\” bà nói.

Nhưng bà cũng cho biết: \”Tôi không thể chỉ thẳng tới nhà nước Trung Quốc, cũng không nắm được những thông tin để tôi có thể làm được điều đó.\”

\"Wikipedia
Chụp lại hình ảnh,Đã xảy ra cuộc cạnh tranh dữ dội trong việc biên tập quá mức các bài viết trên Wikipedia về các sự kiện chính trị tại Hong Kong

Tuy nhiên, những cuộc điều tra lâu dài và kỹ lưỡng đối với nhóm \’Các thành viên Wikipedia ở Trung Hoa đại lục\’, nhóm tuyên bố có khoảng 300 thành viên, đã dẫn tới việc ra lệnh cấm đối với bảy người và xóa quyền quản trị viên của thêm 12 người khác, Wikipedia nói.

Đã có những quan ngại rằng việc bầu chọn các vị trí quản trị viên đầy quyền lực đã bị thao túng, và tiến trình biên tập chỉnh sửa có nguy cơ bị thực hiện quá mức.

Những người biên tập khác cũng đã được yêu cầu phải điều chỉnh hành vi ứng xử của mình.

Trong một tin đăng để phản ứng lại lệnh cấm, nhóm Các Thành viên Wikipedia của Trung Hoa đại lục cáo buộc hành động của quỹ là đi ngược lại \”những cảm xúc và ý kiến của cộng đồng\”.

Nhưng bà Dennis nói rằng quỹ đã hành động trên cơ sở nhận thức được xung đột giữa nhóm các thành viên ở Trung Quốc và các tình nguyện viên tại Hong Kong.

Hồi tháng Bảy, tờ báo độc lập Hong Kong Free Press tường thuật về \”cuộc chiến giữa những người biên tập cạnh tranh lẫn nhau\” quanh các bài viết miêu tả các sự kiện chính trị.

Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn sau vụ nhật báo Apple Daily của Hong Kong buộc phải đóng cửa và bảy lãnh đạo cao cấp của báo này bị bắt giữ.

Những người biên tập ở Trung Hoa lục địa ngày càng \”đẩy mạnh việc coi truyền thông nhà nước Trung Quốc như những nguồn tin tức đáng tin cậy\” trong các bài viết trên Wikipedia, Hong Kong Free Press cáo buộc.

\"People
Chụp lại hình ảnh,Người dân xếp hàng dài để mua số báo cuối cùng của Apple Daily

Báo này cũng tiết lộ rằng một số người đã bàn tính trong các nhóm thảo luận trực tuyến về việc báo cáo những người biên tập Hong Kong lên đường dây nóng của cảnh sát an ninh quốc gia.

Một số thành viên của cộng đồng Wikipedia ở Hong Kong nay lo lắng về việc đã tham gia bình luận về các bài báo nhạy cảm chính trị, phóng viên Hong Kong Free Press, Selina Cheng nói với BBC News.

\”Người dùng Hong Kong sợ rằng họ có thể bị nhắm vào, do danh tính của họ đã bị biết tới,\” bà nói.

Họ đã yêu cầu nhóm chuyên về bảo vệ an toàn của Wikimedia Foundation, bộ phận \’Trust and Safety\’ giúp đỡ.

\’Thông tin thiên vị\’

Vài tuần trước, để phản ứng trước một cảnh cáo an ninh, quỹ đã hạn chế quyền tiếp cận tới các thông tin cá nhân, là những thông tin có thể dẫn tới việc xác định được danh tính cá nhân, tại hai vùng lãnh thổ chặn Wikipedia, trong đó có Trung Quốc.

Quỹ sợ rằng các tình nguyện viên – trong đó có một số người còn rất trẻ – có thể bị lợi dụng hoặc bị ép phải chia sẻ dữ liệu cá nhân bởi \”những người làm việc cho nhà nước hoặc những người muốn đưa ra thông tin thiên vị\”.

Bà nói rằng \”phần mềm\” cho thấy các hoạt động của quỹ đã hiệu quả, và không có dữ liệu nào bị sử dụng sai mục đích.

Hong Kong: Người dân xúc động chia tay tờ báo ủng hộ dân chủ, Apple Daily

Nhưng hành động mới nhất trong việc ứng đối phó với tình trạng xâm nhập là cần thiết, bởi các cá nhân đã vô tình đặt bản thân họ vào tình thế hiểm nguy qua việc chia sẻ thông tin cá nhân, \”chẳng hạn như dự các cuộc họp địa phương hoặc chia sẻ địa chỉ email cá nhân\” với những người dùng khác.

\’Nguy cơ rủi ro\’

\”Khi quỹ có thông tin đáng tin cậy rằng có một số tình nguyện viên có thể hành động hoàn toàn không thành ý – và trong trường hợp này thì có khá nhiều người như vậy – chúng tôi cảm thấy cần phải bảo vệ cộng đồng bằng cách không để các cá nhân đó được tiếp cận thông tin nữa,\” bà nói.

\”Ttrong những trường hợp đó, người dùng sẽ bị cấm.\”

Bà Dennis nói bà mong rằng các biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ Wikipedia sẽ không khiến cho những người nói tiếng Trung cảm thấy ngần ngại tham gia vào cộng đồng này, và không khiến cho các tình nguyện viên tại Trung Quốc, những người đã làm việc vì \”kiến thức tự do và cởi mở\” vốn có thể phải đối diện với những nguy cơ rủi ro từ việc đó, cảm thấy e dè.

Đối với 4.000 thành viên Wikipedia nói tiếng Trung, bà viết: \”Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn thực hiện công việc này, hướng tới tương lai, với những công cụ mà các bạn cần, để đạt thành công trong một môi trường an toàn, được đảm bảo an toàn, và hiệu quả.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment