EU ra mắt chương trình chống lại chính sách ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Cộng

EU ra mắt chương trình chống lại chính sách ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Cộng

Hôm thứ Tư (15/09), Liên minh Âu Châu (EU) đã thông báo rằng họ sẽ ra mắt một chương trình đầu tư mới có tên “Cổng Toàn cầu” (Global Gateway) để cạnh tranh với chương trình phát triển gây tranh cãi của Trung Cộng, chính là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), vốn đã khiến nhiều quốc gia nghèo mang thêm gánh nặng nợ vay.

September 18, 2021

\"\"
Chủ tịch Ủy ban u Châu Ursula von der Leyen có bài diễn văn trong một cuộc tranh luận về “Nhà nước của Liên minh u Châu” trong khuôn khổ phiên họp toàn thể tại Strasbourg hôm 15/09/2021. (Ảnh: Yves Herman/Pool /AFP/Getty Images)

Bà Von der Leyen chỉ trích các hoạt động cưỡng bức lao động của Bắc Kinh: “Nhân quyền không phải để mua bán – dù với bất kỳ giá nào.”

Hôm thứ Tư (15/09), Liên minh Âu Châu (EU) đã thông báo rằng họ sẽ ra mắt một chương trình đầu tư mới có tên “Cổng Toàn cầu” (Global Gateway) để cạnh tranh với chương trình phát triển gây tranh cãi của Trung Cộng, chính là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), vốn đã khiến nhiều quốc gia nghèo mang thêm gánh nặng nợ vay.

Trong bài diễn văn Nhà nước của Liên minh, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết chương trình mới này sẽ là “một khuôn mẫu” cho các dự án và đầu tư trong tương lai của Âu Châu trên khắp thế giới.

“Chúng ta đang làm tốt về việc cấp vốn đầu tư cho các dự án đường bộ. Nhưng việc xây dựng một con đường hoàn hảo nằm giữa mỏ đồng và bến cảng thuộc sở hữu của Trung Cộng là không có ý nghĩa nào đối với Âu Châu,” bà nói với các nhà lập pháp tại Nghị viện Âu Châu.

“Chúng ta phải sáng suốt hơn nữa khi nói đến những loại đầu tư này.”

Trung Quốc đang bị cai trị như một quốc gia độc đảng kể từ khi Đảng Cộng Sản lên nắm quyền vào năm 1949. Cho đến khi chính phủ cựu Tổng thống Trump bắt đầu thách thức chế độ này vì luôn coi thường luật pháp quốc tế và vi phạm nhân quyền một cách rộng rãi, còn phương Tây, trong hơn 40 năm, vẫn luôn hợp tác với Trung Quốc với hy vọng rằng chế độ cộng sản sẽ giúp đất nước này được tự do.

Thế nhưng họ lại nhận được điều ngược lại.

Với sự thay đổi của những cơn sóng toàn cầu, bà von der Leyen cho biết EU đã cải tiến trọng tâm của mình và muốn đầu tư vào “chất lượng cơ sở hạ tầng” theo “cách tiếp cận dựa trên giá trị, cung cấp sự minh bạch và quản trị tốt” cho các quốc gia khác.

“Chúng tôi muốn tạo sự liên kết chứ không phải là phụ thuộc,” bà nói thêm.

Thông báo của bà được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 (Group of Seven) hồi tháng Sáu cam kết rằng sẽ cung cấp một “giải pháp thay thế dân chủ” cho BRI của Trung Cộng để giải quyết khoảng cách cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo, vốn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch.

Tổng nhu cầu cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển sẽ vượt quá 40 ngàn tỷ USD vào năm 2035, theo một tờ thông tin của Tòa Bạch Ốc.

Để có thể thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng này và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo của bảy quốc gia giàu nhất thế giới này đã đưa ra một sáng kiến mới, được gọi là Build Back Better World [Xây dựng lại thế giới tốt đẹp], hoặc gọi tắt là B3W, để hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng cầu, cảng, đường bộ và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở những quốc gia đang phát triển.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2013, chiến dịch BRI của Trung Cộng, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường, đã rót hàng tỷ dollar vào các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Phi Châu, Mỹ Latinh, Đông Âu và Á Châu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh bị cáo buộc đang sử dụng chính sách “ngoại giao bẫy nợ” để lôi kéo nhiều quốc gia vào quỹ đạo của mình.

\"chính
Vào ngày 12/06/2019, một người biểu tình đang giơ khẩu hiệu trong cuộc biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở quận tài chính Makati, thủ đô Manila, Philippines, để kỷ niệm Ngày Độc lập. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết một tàu đánh cá của Philippines đang thả neo đã bị đánh chìm ở vùng tranh chấp chủ quyền Biển Đông sau khi bị một con tàu nghi là của Trung Quốc đâm phải rồi sau đó đã bỏ rơi 22 thuyền viên người Philippines này. (Ảnh: Aaron Favila/AP)
\"chính
Dân làng Sri Lanka hô khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình ở làng Mirijjawila ở Ambalantota, Sri Lanka, vào ngày 07/01/2017. Cảnh sát Sri Lanka đã sử dụng vòi rồng để cố gắng phá vỡ các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người ủng hộ chính phủ và dân làng đang tuần hành để chống lại những gì họ nói về một kế hoạch chiếm đất tư nhân cho một khu công nghiệp mà Trung Quốc sẽ có cổ phần chính. Chính phủ đã ký một thỏa thuận thống nhất về hợp đồng thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm với một công ty mà Trung Cộng sẽ sở hữu 80% cổ phần. Các quan chức cũng có kế hoạch thành lập khu công nghiệp gần đó, nơi mà các công ty Trung Quốc sẽ được mời đặt nhà máy tại đây. (Ảnh: AP/Eranga Jayawardena)

Hoa Thịnh Đốn đã nhiều lần chỉ trích Trung Cộng vì đã mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình thông qua các hoạt động cho vay mang tính chất săn mồi. Các dự án BRI đã làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước vay nợ, bao gồm Sri Lanka, Montenegro, Pakistan và Tajikistan, bởi vì các mức cho vay không bền vững và các hợp đồng không rõ ràng.

“Chúng tôi muốn hướng chương trình Global Gateway trở thành một thương hiệu đáng tin cậy trên toàn thế giới,” bà von der Leyen nói.

“Nếu Âu Châu muốn trở thành một bên tham gia tích cực hơn trên toàn cầu, thì Âu Châu cũng cần tập trung vào các thế hệ quan hệ đối tác tiếp theo,” bà nói, đồng thời ca ngợi chiến lược EU-Indo-Pacific mới nhằm tăng cường ảnh hưởng của Âu Châu ở Á Châu. Như là một phần của chiến lược này, liên minh sẽ thiết lập các mối liên hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn đối với Đài Loan, nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Cộng trong khu vực.

Bà Von der Leyen cũng chỉ trích các hoạt động cưỡng bức lao động và vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh mà không nêu đích danh Trung Quốc.

Bà cho biết, “Có tới 25 triệu người đang bị đe dọa hoặc bị cưỡng bức lao động. Chúng tôi không bao giờ có thể chấp nhận rằng họ đang bị ép buộc phải sản xuất các sản phẩm – và những sản phẩm này sau đó sẽ được bán ra tại các cửa hàng ở Âu Châu.”

Trung Quốc hiện được coi là điểm nóng toàn cầu về hàng hóa được sản xuất bởi lao động cưỡng bức. Các quan chức Hoa Kỳ và EU đã nhiều lần đưa ra mối lo ngại về việc sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Tân Cương.

Bà von der Leyen khẳng định, “Chính vì vậy, chúng ta sẽ đề ra một lệnh cấm đối với các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức trên thị trường của chúng ta. Bởi vì nhân quyền không phải để mua bán — dù với bất kỳ giá nào.”

Thanh Tâm biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment