Aukus: Pháp bỏ thảo luận quốc phòng với Anh vì căng thẳng ngoại giao

Aukus: Pháp bỏ thảo luận quốc phòng với Anh vì căng thẳng ngoại giao

  • Alex Therrien
  • BBC News

20 tháng 9 2021

Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã hủy các cuộc hội đàm với người đồng cấp Vương quốc Anh trong bối cảnh căng thẳng dâng cao liên quan đến thỏa thuận an ninh mới giữa Anh, Mỹ và Úc.

Paris nổi giận sau khi Úc ký hiệp ước Aukus đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nên rút ​​khỏi hợp đồng tầm cỡ với Pháp.

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cho biết Pháp không có gì phải lo lắng về thỏa thuận này.

Nhưng cuộc họp của Florence Parly với Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, tại London trong tuần này đã bị hoãn.

Lord Ricketts, cựu đại sứ Anh tại Pháp, người sẽ đồng chủ trì hai ngày hội đàm, xác nhận cuộc gặp đã \”bị hoãn lại sau\”.

\’Mối quan hệ rất thân thiết\’

Thỏa thuận Aukus vào tuần trước, theo nhiều nhận định, là nỗ lực nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Thỏa thuận này đặt dấu chấm hết thỏa thuận trị giá 37 tỷ đôla do Úc ký vào năm 2016, để Pháp đóng 12 tàu ngầm thông thường.

Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian, đã mô tả thỏa thuận Aukus là trò \”đâm sau lưng\” tạo nên \”hành vi không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác\”.

Và trong một động thái gần như chưa từng có tiền lệ giữa các đồng minh, Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron đã ra lệnh triệu hồi các đại sứ Pháp tại Washington và Canberra.

Phát biểu trên chuyến bay tới New York để tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Johnson nói Pháp không nên \”lo lắng\” về liên minh này, đồng thời nhấn mạnh rằng quan hệ Anh-Pháp là \”không thể xóa bỏ\”.

Thủ tướng nói Anh và Pháp có một \”mối quan hệ rất thân thiết\”, mà ông mô tả là có \”tầm quan trọng to lớn\”.

Ông nói với các phóng viên: \”Tình yêu của chúng tôi đối với nước Pháp là không thể xóa bỏ được.\”

\”Aukus không phài là trò kẻ thắng người thua, nó không có nghĩa là loại trừ. Đó không phải là điều mà bất kỳ ai phải lo lắng và nhất là những người bạn Pháp của chúng tôi.\”

Ông Johnson đang tham gia chuyến đi với Ngoại trưởng mới, Liz Truss, người đã bảo vệ thỏa thuận Aukus trong một bài báo cho Sunday Telegraph.

Bà Truss cho biết thỏa thuận cho thấy Vương quốc Anh sẵn sàng \”cứng rắn\” trong việc bảo vệ lợi ích của mình và có tiềm năng tạo ra hàng trăm công việc tay nghề cao mới.

\"Liz
Chụp lại hình ảnh,Liz Truss trở thành Ngoại trưởng trong lần cải tổ tuần này

Trong khi đó, Úc đã biện minh cho việc hủy bỏ thỏa thuận với Pháp để chạy theo hiệp ước Aukus.

Thủ tướng Scott Morrison bác bỏ những cáo buộc rằng Úc đã dối trá, nói rằng Pháp đáng ra phải biết rằng Úc đã chuẩn bị rút khỏi thỏa thuận.

Phát biểu hôm Chủ nhật, ông Morrison nói: \”Cuối cùng, đây là một quyết định về việc liệu những chiếc tàu ngầm đang được đóng, tiêu tốn chi phí lớn từ tiền thuế của người dân Úc, có thể làm được việc mà chúng tôi cần khi đưa vào phục vụ hay không, và về sự đánh giá chiến lược của chúng tôi dựa trên những khuyến nghị tình báo và quốc phòng tốt nhất. Và câu trả lời là không.\”

Thỏa thuận này đồng nghĩa việc Úc sẽ thành quốc gia thứ 7 trên thế giới vận hành các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hiệp ước cũng sẽ cho ​​các đồng minh chia sẻ năng lực về mạng, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ dưới đáy biển khác.

Nhưng Trung Quốc chỉ trích Aukus và cáo buộc ba cường quốc chơi đòn \”tâm lý Chiến tranh Lạnh\”.

Và hôm thứ Hai, Bắc Hàn, quốc gia có các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân được giám sát chặt chẽ, cảnh báo thỏa thuận có thể châm ngòi cho một \”cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân\”.

Hãng truyền thông nhà nước KCNA dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao nói: \”Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không được trông đợi, nó sẽ làm đảo lộn cán cân chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương\”.

\"BBC\"/

Bài Liên Quan

Leave a Comment