Aukus: Úc đặt cược lớn vào Mỹ liên quan đến vấn đề Trung Quốc

Aukus: Úc đặt cược lớn vào Mỹ liên quan đến vấn đề Trung Quốc

  • Frances Mao
  • BBC News, Sydney

Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Thông qua việc ký kết hiệp ước Aukus hồi tuần trước, Úc đã hé lộ lập trường của mình trên thế giới: Úc đang đứng về phía Mỹ liên quan đến vấn đề Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, đây là một động thái dứt khoát đối với một quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Thỏa thuận an ninh với Mỹ (và Anh) mang lại cho Úc một sự nâng cấp quốc phòng khổng lồ từ lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới.

Nhưng có một món quà kèm theo ràng buộc. Và đang có tranh luận về việc liệu một quyết định như vậy – được đưa ra mà không có sự tham vấn công khai – sẽ giúp tăng cường lợi ích quốc gia của Úc hay không.

Từ trung dung sang \’chọn phe\’

Khi Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh, nước này bắt đầu thách thức sự thống trị của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã thiết lập lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và ngày càng tỏ ra quyết liệt đối với các khu vực tranh chấp như Biển Đông.

Úc từ lâu đã duy trì lập trường không đứng về phía nào giữa hai cường quốc, nhưng trong những năm gần đây, thái độ của Úc đối với Bắc Kinh đã trở nên cứng rắn hơn.

Trung Quốc đã bị nghi ngờ can thiệp vào chính trị Úc và các cuộc tấn công mạng vào các tổ chức chủ chốt.

Căng thẳng càng gia tăng vào năm ngoái khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona. Sau đó là một loạt các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Úc.

John Blaxland, Giáo sư an ninh quốc tế từ Đại học Quốc gia Úc, cho biết đó là khoảnh khắc \”a-ha\” của Úc.

Ông nói: \”Những gì xảy ra là sự nhận thức ngày càng rõ ràng rằng điều diễn ra trước đó đều không tốt đẹp gì. Chúng tôi đang đề cập đến một quốc gia đã trở nên không thân thiện một cách đáng kinh ngạc.\”

Úc nhận ra rằng họ cần phải cải thiện khả năng phòng thủ của mình – một cách nhanh chóng.

Lợi thế chính

Trên mặt trận đó, Aukus là một việc làm táo bạo cho một quốc gia. Hiệp ước sẽ cho phép Úc tiếp cận với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và tên lửa tầm xa từ công nghệ của Mỹ.

Richard Maude, cựu quan chức an ninh hàng đầu của Úc và hiện là Giám đốc chính sách tại Asia Society Australia nhìn nhận: \”Tất cả những điều này là nhằm mang lại ưu thế cho Lực lượng Quốc phòng Úc trong một khu vực mà năng lực của lực lượng quốc phòng của chúng tôi thụt lùi khi so với Trung Quốc.

\"Scott
Chụp lại hình ảnh,Nhà lãnh đạo Australia Scott Morrison mô tả Aukus là \”mối quan hệ đối tác vĩnh viễn\” với Mỹ và Anh

Trong trường hợp có xung đột nổ ra, Úc lần đầu tiên sẽ có khả năng tấn công đối thủ từ xa.

Mỹ nhận được gì?

Đối với Mỹ, việc chia sẻ phần tinh hoa trong công nghệ quốc phòng của Washington là một thỏa thuận khá lớn.

Nhưng Washington coi thương vụ \”một lần\” này là bước đi quan trọng trong những nỗ lực sâu rộng hơn để kiềm chế Trung Quốc.

Khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân trong khu vực, hạm đội của Úc – dù quy mô nhỏ và chưa hoàn chỉnh – sẽ là một số hình thức đối phó kề vai sát cánh cùng với các lực lượng cơ động của Mỹ, họ nói thêm.

Giáo sư Blaxland nói: \”Chúng tôi đang cố gắng bắt kịp bằng cách phát triển một biện pháp can thiệp đáng tin cậy để giảm viễn cảnh xảy ra chiến tranh.\”

\”Bởi năng lực quốc phòng hiện tại của chúng tôi cơ bản là không mạnh. Trung Quốc có thể hành động chống lại chúng ta mà không bị trừng phạt gì. Đây là điều không thể tha thứ được về mặt chính trị.\”

Nhưng điểm yếu là gì?

Các nhà phê bình cho rằng Úc đã từ bỏ sự mơ hồ trong chiến lược và biến mình thành mục tiêu lớn hơn vì hiệp ước.

Giáo sư Allan Gyngell, chủ tịch Australian Institute of International Affairs, cho biết: \”Cách thức mà hiệp ước được công bố đã gạt bỏ mọi sự giả vờ rằng Úc không kiên quyết đứng về phía kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự\”.

Các nhà phân tích cảnh báo Úc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều đòn trả đũa kinh tế hơn từ đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Tiến sĩ Lai-Ha Chan từ Đại học Công nghệ Sydney cho biết: \”Các nước này còn lâu mới trở lại với trạng thái ngoại giao chuẩn mực và điều này chỉ có thể làm trầm trọng thêm điều đó.\”

Những người khác nói rằng Aukus cũng khiến Úc mắc kẹt với Mỹ trong nhiều thế hệ sau này.

\"An
Chụp lại hình ảnh,Aukus có nghĩa là Úc và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong các hoạt động trên biển trong tương lai

Trong tương lai, Úc có thể đấu tranh để giữ quyền tự chủ đối với các quyết định vì lợi ích tốt nhất của mình. Úc sẽ phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân của nước ngoài.

\”Chúng tôi không thể tự vận hành các tàu ngầm. Vì vậy, trên thực tế, chúng tôi đang nhượng lại một số quyền của mình cho Mỹ và có thể là Vương Quốc Anh\”, Giáo sư Gyngell nói.

\”Do đó, năng lực tấn công lớn của hải quân Úc sẽ không thể hoạt động nếu không có sự phủ quyết của Hoa Kỳ.\”

Ông nói rằng hiệp ước cũng đưa Úc trở thành \”một đối tác nhỏ hơn trong nhóm các quốc gia nói tiếng Anh (Anglosphere)\”, bất chấp việc nước này gây ồn ào trong thời gian gần đây về việc trở thành trung tâm tại châu Á.

\”Chúng tôi lại kết giao những người mà chúng tôi cảm thấy dễ chịu, bỏ đi nỗ lực xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với những người khác trong khu vực của mình\”, Giáo sư Gyngell nói. \”Đó là vấn đề.\”

Các góc nhìn trong khu vực

Ông Maude cũng nhấn mạnh nguy cơ mà Đông Nam Á sẽ \”ngày càng cảm thấy rằng Úc coi an ninh của khu vực như một thứ mà chỉ các cường quốc phương Tây lớn khác mới có thể nắm quyền\”.

Điều này đã gây ra một số phản ứng dữ dội trong nhóm 10 quốc gia Đông Nam Á của ASEAN.

Indonesia đã hủy cuộc gặp với Thủ tướng Australia Scott Morrison và Malaysia, cảnh báo hiệp ước này là \”chất xúc tác cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân\”.

Nhà phân tích James Chin, từ Đại học Tasmania, nói rằng Aukus \”củng cố những ý tưởng rằng các ý kiến của các thành viên ASEAN ít quan trọng khi so với các siêu cường và cách họ hoạt động trong khu vực này.\”

\"(From
Chụp lại hình ảnh,Các cường quốc tầm trung ở châu Á đều đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ

Một số nhà phân tích cho rằng nhiều quốc gia châu Á nhỏ hơn đang vui mừng khi Mỹ, Anh và Úc có những động thái táo bạo.

Các chuyên gia sẽ nói riêng với bạn rằng: \”Chúng tôi nghĩ người Úc quý vị là kỳ quặc, không khéo léo và hiếu nhạy cảm về văn hóa nhưng chúng tôi không ghét những gì quý vị đang thực sự làm. Chúng tôi chỉ không thích cách quý vị làm – chúng tôi muốn quý vị nói chuyện với chúng tôi trước khi làm điều đó để chúng tôi cảm thấy được quan tâm và tôn trọng hơn,\” Giáo sư Blaxland nói.

Nguy cơ đã cận kề

Hầu hết các chuyên gia cho rằng Úc đã nghiên cứu không kỹ lưỡng chính sách ngoại giao của mình đối với Aukus. Nó cũng khiến Pháp cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng khi bỏ đi hợp đồng tàu ngầm trước đó.

Theo các chuyên gia, đó là một dấu hiệu không tốt, bởi vì quan hệ quốc tế phần lớn là về ngoại giao – cũng như về các hiệp ước quân sự.

Các nhà phân tích nói rằng việc Mỹ duy trì vị thế thống trị của mình trong khu vực là vì lợi ích của Úc – cũng như các nền dân chủ khác.

Nhưng về cơ bản, giới học giả đang có sự chia rẽ về cách tốt nhất để đạt được điều đó.

Một số người nói rằng cần phải có một cách tiếp cận thận trọng hơn; nhiều tiếng nói diều hâu nói rằng Trung Quốc sẽ không đáp trả bất cứ điều gì ngoài việc phô trương vũ lực.

Một điều có vẻ chắc chắn – chúng ta đang hướng tới giai đoạn căng thẳng hơn nữa.

Giáo sư Gyngell nói: \”Chúng ta đã quen với việc Đông Á là một nơi sóng yên biển lặng trên thế giới. Điều đó sẽ không còn đúng nữa\”.

\”Vì vậy, chính sách đối ngoại và quốc phòng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống của người dân Úc so với những thập kỷ trước. Nguy cơ đã cận kề.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment