Camera an ninh AI (trí tuệ nhân tạo) với công nghệ nhận dạng khuôn mặt được nhìn thấy tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 10 năm 2018. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP / Getty)
Sự trỗi dậy của AI: Tại sao nhiều công ty Mỹ lại giúp đỡ ĐCSTQ?
Bình luậnĐức Duy • 20/09/21
Khi bạn nghĩ đến trí tuệ nhân tạo (AI), bạn sẽ nghĩ đến hình ảnh nào? Robot giết người đạp đổ cửa nhà bạn, bắt bạn và những người thân yêu của bạn làm nô lệ? Nếu vậy, bạn không đơn độc. Theo Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu (BEUC), hơn 80% người Châu Âu tin rằng AI được quản lý kém. Hiện gần 60% người Châu Âu lo sợ rằng các cơ quan hữu quan sẽ không kiểm soát được công nghệ trong tương lai. Vậy nỗi sợ hãi của họ có cơ sở hay không?
AI và AGI khác nhau như thế nào?
Trước khi đi sâu vào các rủi ro cụ thể, điều quan trọng là phải phân biệt giữa AI và trí thông minh nhân tạo (AGI). AI là một hệ thống có khả năng cạnh tranh hoặc vượt qua khả năng nhận thức của con người. Tuy nhiên, để máy móc thực hiện được chức năng, trước tiên con người phải lập trình nó. Sau đó, khi được cung cấp ngày càng nhiều dữ liệu, “cỗ máy” trở thành người giải quyết vấn đề thành thạo. Nói cách khác, máy AI được lập trình sẵn, ví dụ như các thiết bị xử lý giọng nói và nhận dạng hình ảnh là các máy AI xuất sắc trong việc thực hiện các tác vụ một chiều.
Với AGI, một tập hợp con của AI, mọi thứ có chút khác biệt. Trong khi AI được lập trình sẵn để làm những việc rất cụ thể (như xác định các đặc điểm trên khuôn mặt), AGI tập trung vào các máy móc không chỉ hoàn thành tác vụ hiệu quả hơn con người mà còn có khả năng “lập luận, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề”. Bây giờ, nếu bạn tình cờ nghĩ đến những người lính robot có tri giác thì bạn đang đi đúng hướng. Mặc dù AGI vẫn chưa phát triển đến mức độ như vậy, nhưng nó đã rất gần đến vạch đích này. Và khi đó, những cỗ máy này sẽ có khả năng tự nhận thức; họ sẽ có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ, từ đánh bại con người trong môn cờ vua đến đánh chết con người. Đây thực sự là các mối đe dọa mang tính sinh tồn.
Hỗ trợ kẻ thù
Nói về các mối đe dọa hiện hữu, ông Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google, gần đây đã viết một bài mô tả sự đầu tư của Trung Quốc vào tất cả mọi thứ liên quan đến AI. Theo ông Schmidt: “Trung Quốc bây giờ là một đối thủ cạnh tranh công nghệ ngang hàng. Họ được tổ chức, đầu tư tối đa nguồn lực và quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ này. Mục tiêu của họ là định hình lại trật tự toàn cầu về công nghệ để phục vụ lợi ích hạn hẹp của chính mình. AI và các công nghệ mới nổi khác là trọng tâm trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, vượt qua sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ, đồng thời khóa chặt sự ổn định trong nước”. Điều này rõ ràng là rất đáng lo ngại, ông Schmidt tiếp tục, “Trung Quốc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khổng lồ trên khắp thế giới, đồng thời tìm cách thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu phản ánh các giá trị độc đoán của chính họ. Công nghệ của họ đang được sử dụng để kiểm soát xã hội và trấn áp bất đồng chính kiến”.
Nếu vậy, thì tại sao rất nhiều phòng nghiên cứu của Mỹ đặc biệt dành riêng cho nghiên cứu AI lại đang được đặt tại Trung Quốc?
Theo một báo cáo khá thú vị được công bố bởi Trung tâm Bảo mật và Công nghệ mới nổi, Amazon, Apple, Facebook, Google, IBM và Microsoft “đã chi hơn 76 tỷ USD cho R&D hàng năm”. Đối với “vốn hóa thị trường tập thể” của họ, nó đứng ở mức “trên 5 ngàn tỷ USD”. Tuy nhiên, theo báo cáo, 6 công ty này “nhận được ít hơn một nửa tổng doanh thu từ thị trường Hoa Kỳ”.
Trung Quốc đóng vai trò chính trong việc cung cấp một nửa tổng doanh thu còn lại của họ. Đây là một tin xấu cho Mỹ. Hôm 1/9 vừa qua, ĐCSTQ đã ban hành Luật Bảo mật Dữ liệu mới. Các quan chức ở Bắc Kinh hiện có toàn quyền truy cập vào dữ liệu của tất cả các công ty ở Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nước ngoài. Theo luật mới, tất cả dữ liệu hiện được coi là dữ liệu \”trạng thái cốt lõi”.Một màn hình cho thấy khách tham quan được quay bởi camera an ninh AI (trí tuệ nhân tạo) với công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại Triển lãm Quốc tế Trung Quốc lần thứ 14 về An ninh và An toàn Công cộng tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 10 năm 2018. (Đã được cảnh sát sử dụng trên các đường phố ở Bắc Kinh và Thượng Hải, \”nhận dạng dáng đi\” là một phần của sự thúc đẩy lớn để phát triển trí tuệ nhân tạo và giám sát dựa trên dữ liệu trên khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về việc công nghệ này sẽ tiến xa đến mức nào. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)
Trong một bài bình luận cho Defense One, ông Klon Kitchen và ông Bill Drexel, hai nhà nghiên cứu rất quen thuộc về các mối đe dọa an ninh, đã thảo luận về những mối nguy hiểm thực sự khi tiến hành nghiên cứu AI ở Trung Quốc. Trong một phần đặc biệt của nghiên cứu, các tác giả đã tập trung vào Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Á Châu của Microsoft có trụ sở tại Bắc Kinh, một trong những cơ sở lớn nhất ở Châu Á; trên thực tế, \”trong hai thập kỷ qua\”, nó đã trở thành \”tổ chức quan trọng nhất duy nhất trong sự ra đời và phát triển của hệ sinh thái AI Trung Quốc\”.
Cùng với việc cả thế giới chú ý đến các sự kiện ở Afghanistan, người Mỹ càng phải để mắt nhiều hơn vào Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ. Tất nhiên, chủ nghĩa khủng bố truyền thống, dưới hình thức Taliban và al-Qaeda, là một mối đe dọa thực sự. Nhưng mối đe dọa lớn nhất lại đến từ chủ nghĩa khủng bố đã được trang bị công nghệ đỉnh cao. Như chúng ta đã thấy với Bitcoin và Ethereum, 2 loại tiền ảo phổ biến nhất hiện nay – các tác nhân xấu được hưởng lợi từ các công nghệ mới nổi – phần lớn là do chúng bị quản lý bởi những chính trị gia kém hiểu biết. AI cũng không khác là mấy. Những tiến bộ trong công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt; các cơ quan quản lý đơn giản là không thể theo kịp. ĐCSTQ, ẩn sau bức tường bí mật lớn của nó, đang bận rộn nghiên cứu vũ khí của ngày mai. Những tên mọi rợ chăn dê với khẩu súng kalashnikovs đang đe dọa ở khắp Kabul, nhưng chế độ Trung Quốc – với công nghệ AI – mới là mối đe dọa thực sự cho thế giới phương Tây.
Ông Schmidt nhận định rằng Mỹ đang “bắt kịp để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu này”. Bây giờ, khi đã rút lui khỏi Afghanistan, liệu Tổng thống Biden có thể đưa “quân đội AI” của Hoa Kỳ ra khỏi Trung Quốc? Điều này xem ra là bất khả tư nghị. Vào tháng 3 vừa qua, ĐCSTQ đã dàn dựng một cuộc tấn công vào các máy chủ Microsoft Exchange. Thông tin thu thập được, theo các báo cáo , được sử dụng để đào tạo các hệ thống AI. Tuy nhiên, Microsoft vẫn tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc. Tôi đã quá quen thuộc với khái niệm lợi nhuận quan trọng hơn con người, thậm chí lợi nhuận trên cả lòng trung thành quốc gia, nhưng lợi nhuận trên cả ý thức chung cơ bản thì đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến.
Tác giả: Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và các tờ báo có uy tín khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Đức Duy
Theo The Epoch Times