Đại sứ Myanmar tại LHQ: \’Phải trừng phạt chính phủ quân đội\’
\”Chúng ta cần phải cắt tất cả nguồn tài chính dành cho quân đội\”, Kyaw Moe Tun, Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói với BBC.
Theo một thỏa thuận giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ thì Kyaw Moe Tun vẫn giữ chức vụ Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc – miễn là ông ấy không phát biểu trong ngày cuối cùng của phiên họp thường niên tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Chính quyền quân sự Myanmar trước đó cho biết không công nhận Kyaw Moe Tun là Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc và muốn thay bằng ứng viên khác của mình.
Vào đầu tháng 2, phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Kyaw Moe Tun kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng \”bất kỳ biện pháp nào cần thiết\” với quân đội Myanmar để giúp \”khôi phục nền dân chủ\”. Để tỏ sự bất khuất hơn nữa, Kyaw Moe Tun giơ ba ngón tay lên, một cử chỉ chống lại chế độ độc tài được người biểu tình chống đảo chính trong nước áp dụng.
Sau đó một ngày, nhà cầm quyền quân sự Myanmar cho biết đã sa thải Kyaw Moe Tun nhưng ông vẫn tiếp tục đại diện cho chính phủ dân sự của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc.
Vào tháng 8, hai công dân Myanmar đã bị bắt tại Mỹ với cáo buộc âm mưu giết hoặc làm bị thương đại sứ Liên Hiệp Quốc của Myanmar.
\’Cần có các lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào chính quyền quân sự\’
Trả lời phỏng vấn với Rebecca Henschke, Biên tập viên Châu Á của BBC mới đây, Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có các lệnh trừng phạt mạnh mẽ, có trọng tâm và mang tính phối hợp nhằm vào chính quyền quân sự cầm quyền.
Đại sứ Kyaw Moe Tun: Những gì chúng ta nhìn thấy thì đây là một nền tảng quan trọng nhất cho đất nước, cho người dân Myanmar để liên lạc với cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy tự hào vì vẫn còn đại diện cho quốc gia và nhân dân Myanmar. Vì vậy quý vị sẽ nghe được tiếng nói từ người dân bên trong và ngoài đất nước. Cách họ nhìn nhận chính quyền quân sự như thế nào và họ xem tôi là một đại diện thường trực của Myanmar.
BBC: Bởi vì nhiều người ủng hộ dân chủ nói với chúng tôi là họ cảm thấy chán nản khi thiếu hành động. Ông có cùng chia sẻ sự nản chí cùng quan điểm của họ rằng thế giới đã thật sự bỏ rơi Myanmar hay không?
Đại sứ Kyaw Moe Tun:Tôi thật sự hiểu điều này. Tôi thật sự chia sẻ sự chán nản của họ, đó là lý do tôi muốn kêu gọi những quốc gia, những nước có cùng ý thức hệ hãy cùng đưa ra các lệnh trừng phạt mạnh mẽ, phối hợp và trọng tâm nhằm vào giới quân sự cầm quyền. Chúng ta cần phải cắt tất cả nguồn tài chính dành cho quân đội.
BBC: Và một trong những cách mà Chính phủ Thống nhất Quốc gia đang xem xét để chấm dứt sự thống trị của quân đội sau cuộc đảo chính là một cuộc nổi dậy bạo lực. Họ đã tuyên bố một cuộc chiến nhằm vào giới quân sự cầm quyền, có phải điều này khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn hơn không khi bây giờ là xung đột giữa 2 bên – đều sử dụng bạo lực để đạt được mục đích?
Đại sứ Kyaw Moe Tun:Người dân tiến hành biểu tình ôn hòa chống quân đội. Nhiều người chết, hơn 1.000 người đã bỏ mạng, hàng ngàn và hàng ngàn người đã bị bắt giữ, hàng ngàn và hàng ngàn người bị tra tấn – có khi bị tra tấn đến chết. Quý vị nhìn vấn đề này thế nào – hãy đặt chính chúng ta vào vị trí cha mẹ của những nạn nhân này.
BBC: Vì thế ông nghĩ rằng bạo lực là hợp lý trong những tình huống như thế này?
Đại sứ Kyaw Moe Tun: Quý vị có thể thấy cuộc chiến giữa một nhóm người có vũ khí nhằm vào những người không có gì. Thương vong sẽ là về phía người dân. Chúng tôi muốn mất đi thậm chí một sinh mạng nào, vì vậy chúng tôi cần sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế để gìn giữ mạng sống của người dân Myanmar.
BBC: Ngài Đại sứ, chính vào tháng 8, bản thân ông cũng là mục tiêu trong một âm mưu ám sát. Hiện giờ ông cảm thấy an toàn không?
Đại sứ Kyaw Moe Tun:Vâng. Tôi cảm thấy tôi cảm thấy mình an toàn. Đó là lý do tôi vẫn đang làm những điều mình thường làm. Nhưng cùng lúc tôi cũng cố tránh những nơi đông đúc nhiều nhất có thể. Tôi cảm thấy mình phải cẩn trọng khi đi đến bất kỳ nơi nào hoặc bất kỳ khi nào làm điều gì.
Bất ổn Myanmar
Từ thời điểm xảy ra cuộc đảo chính vào tháng 2 cho đến nay, theo số liệu tính đến ngày 27/9 từ Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) thì đã có hơn 1.100 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự tại Myanmar. Hơn 8.500 người bị bắt giữ.
Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) do một số nhà lập pháp và giới bất đồng với chính quyền quân sự lập nên đã tuyên bố một cuộc nổi dậy vào hôm 7/9 nhằm vào lực lượng quân đội.
Theo Reuters, hồi cuối tuần rồi, quân đội Myanmar đã tiến hành các đợt không kích nhằm vào lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân sự tại vùng Sagaing, điện thoại và internet cũng bị cắt đứt tại một số quận.
Hồi tuần rồi, hàng ngàn người cũng đã tháo chạy khỏi thị trấn Thantlang ở bang Chin, giáp biên giới với Ấn Độ sau khi xảy ra một cuộc giao tranh.
Trước đó, chính quyền quân sự cầm quyền cũng đôi khi cắt internet, đặc biệt tại một số thành phố lớn nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình.
Theo báo cáo từ Freedom House, một cơ quan theo dõi về dân chủ của Mỹ công bố hồi tuần rồi thì tự do internet của Myanmar đã giảm 14 điểm, mức giảm hằng năm cao nhất từ trước đến nay.