‘Mạng nhện’ các mục tiêu Địa chính trị và Kinh tế của ‘Nhện Chúa’ Trung Quốc (Phần 1)

\"‘Mạng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu tại cuộc họp báo sau Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 27/04/2019. (Ảnh: Wang Zhao / Getty Images)

‘Mạng nhện’ các mục tiêu Địa chính trị và Kinh tế của ‘Nhện Chúa’ Trung Quốc (Phần 1)

 Bình luậnLê Minh •  26/09/21

Hai sáng kiến ​​chiến lược lớn được công bố rộng rãi khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đó là: “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” (BRI) và “Made in China 2025”. Hai sáng kiến ​​này cùng những động thái theo sau đã tạo nên một ‘mạng nhện’ đáng sợ và phát triển ngày càng rộng đến các quốc gia trên thế giới. Mục đích của mạng nhện này là đem đến sự thống trị và kiểm soát của Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực mà nhân loại đang nỗ lực thực hiện.

Bài viết này là phần 1 trong số 3 phần tóm tắt ngắn gọn các mục tiêu thứ cấp của ‘Nhện Chúa’ Trung Quốc, chúng có tác dụng hiệp đồng và hỗ trợ nhau để Bắc Kinh đạt được mục đích lớn.

Hướng tới ‘Trật tự Thế giới Mới’ do Trung Quốc thống trị

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách thuyết phục, gây ảnh hưởng, và bắt nạt cộng đồng quốc tế bằng cách thâm nhập và kiểm soát các tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mục tiêu là thay thế trật tự do Mỹ lãnh đạo bằng Trật tự Thế giới Mới theo các quy tắc Cộng sản. Để đạt được mục tiêu này, ĐCSTQ đã thẳng tay ‘đàn áp’ các giá trị phương Tây hiện diện ở Trung Quốc đại lục nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của tư tưởng ĐCSTQ. Không chỉ thế, ĐCSTQ còn khai thác năng lực sản xuất và chế tạo ngày càng tăng của Trung Quốc để gây ảnh hưởng, làm mất uy tín, và cuối cùng là phá bỏ các giá trị tự do nền tảng của hệ thống kinh tế thế giới. Chưa hết, ĐCSTQ còn đang dẫn dắt một “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” để cố gắng kiểm soát nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới.

Định hình lại sự thống trị toàn cầu

Mục tiêu của ĐCSTQ là thay thế các cơ quan điều hành quốc tế do Mỹ chi phối như Liên hợp quốc, cùng các tổ chức trực thuộc như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Kỹ thuật, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), và Tòa án Công lý Quốc tế bằng các cơ quan quản lý nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của ĐCSTQ.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trên thế giới

Mục tiêu là nâng cao hình ảnh ông Tập như một nhà lãnh đạo toàn cầu, cùng lúc đó làm suy yếu Mỹ bằng cách thúc đẩy một thế giới lưỡng cực và các giải pháp đa phương cho các vấn đề. Điều này bao gồm ngoại giao vaccine, thương mại quốc tế, tận dụng sự thống trị của chuỗi cung ứng cũng như nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc, khai thác ngoại giao bẫy nợ, v.v. Tất cả đều nhằm đạt được mục tiêu về một Trật tự Thế giới Mới được mô tả ở trên.

Mở rộng quyền hạn của Luật An ninh Quốc gia

Luật an ninh quốc gia mới của ĐCSTQ được thông qua vào tháng 06/2020 là bước đầu tiên trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý để kiểm soát người Hoa ở nước ngoài (và cuối cùng là tất cả những người khác). Luật này hiện đang được “thử nghiệm” ở Hồng Kông trong việc kiểm soát và định hình dân cư theo mong muốn của ĐCSTQ.

Triển khai đầy đủ Hệ thống Tín nhiệm Xã hội của ĐCSTQ

ĐCSTQ đang phát triển một hệ thống tín nhiệm xã hội trong nước với mục tiêu làm \”hài hòa xã hội Trung Quốc\” – hay đúng hơn là để giám sát và kiểm soát mọi khía cạnh trong hành vi của người Trung Quốc – bằng cách điều chỉnh hành vi của công dân Trung Quốc dựa trên một hệ thống điểm. Họ tìm cách mở rộng hệ thống này để kiểm soát Hoa kiều và cuối cùng là những người khác trên khắp thế giới.

Khiến tiền phương Tây chảy vào Trung Quốc

Mức sống của người dân phổ thông ở Trung Quốc phải tăng lên hàng năm để ĐCSTQ đảm bảo sự kiểm soát đất nước. Điều đó đòi hỏi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Trung Quốc phải được duy trì, bao gồm cả các liên doanh với các ngân hàng đầu tư nước ngoài.

Đưa Thượng Hải trở thành Trung tâm Tài chính hàng đầu thế giới

Mục tiêu là gia tăng thanh thế và kiểm soát, thể hiện sự lãnh đạo của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính, đồng thời kiểm soát tài chính các doanh nghiệp lớn.Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Philip Hammond (ở trung tâm) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (trung tâm bên phải) hoan nghênh sự ra mắt liên kết chứng khoán giữa các sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và London, tại London, hôm 17/06/2019. (Ảnh: Henry Nicholls / AFP qua Getty Images)

Thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trên toàn cầu

Mục tiêu là thách thức đồng USD với tư cách là đồng tiền quốc tế chủ yếu trong hệ thống thương mại thế giới, và cuối cùng là đưa đồng NDT thay thế đồng USD – trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới.

Đi đầu thế giới trong triển khai tiền kỹ thuật số

Mục tiêu này cộng hưởng với mục tiêu trước. Khả năng chuyển đổi của đồng NDT và khả năng trao đổi cũng như thanh toán kỹ thuật số với ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cho phép ĐCSTQ mở rộng đế chế tài chính của họ trên toàn thế giới. Mục đích là tách các công ty và ngân hàng phương Tây khỏi thị trường vốn và dòng tiền toàn cầu, từ đó giúp đồng NTD dễ dàng chiếm ưu thế hơn.

Triển khai Mạng lưới dịch vụ dựa trên công nghệ Blockchain (BSN)

Mục tiêu của ĐCSTQ là triển khai một BSN có độ tin cậy, bảo mật, phân tán, và minh bạch để có thể giám sát và kiểm soát tất cả các giao dịch kinh tế và thương mại của người dùng trên khắp thế giới. Tham gia vào BSN của ĐCSTQ có thể là một điều kiện trong tương lai để giao dịch với ĐCSTQ, và điều đó có nghĩa là chấp nhận sự giám sát, theo dõi, và kiểm soát của họ.

Trở thành cường quốc sản xuất công nghệ cao

Mục tiêu này liên quan đến việc kết hợp sản xuất tự động và công nghệ “Internet vạn vật” trong các cơ sở sản xuất của Trung Quốc. Một yếu tố quan trọng trong đó là việc thành lập Liên minh Internet công nghiệp cho “Internet và các sáng kiến ​​sản xuất hợp tác.”

Chuẩn bị thế giới sẵn sàng cho \’Fangkong\’ (Ngăn chặn và Kiểm soát)

ĐCSTQ tìm cách xuất khẩu \”Fangkong\” ra nước ngoài như một kiểu chuẩn bị tâm lý cho sự kiểm soát độc tài trong tương lai của Bắc Kinh. Các biện pháp phong tỏa được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 là những ví dụ điển hình về tương lai khi ĐCSTQ đạt được mục tiêu thống trị thế giới.

Kết luận

Danh sách các mục tiêu thứ cấp đan xen lẫn nhau của Nhện Chúa rất dài, tuỳ vào trí tưởng tượng của các quan chức ĐCSTQ và Bộ Chính trị ĐCSTQ. Điều này thật dễ hiểu vì phương Tây đang cung cấp các nguồn lực để ĐCSTQ có mọi cơ hội chiếm đoạt các lợi ích tập thể của phương Tây. Bất kể mục tiêu nào mà họ có thể tạo ra đều đang được thực hiện song song với các mục tiêu mà họ đã công bố công khai với thế giới trong “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” và “Made in China 2025”, cũng như tại Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ tổ chức 5 năm một lần. Chúng là không lay chuyển, không ngừng nghỉ, và dường như không thể cưỡng lại được.

Phần 2 của loạt bài này sẽ tóm tắt nhiều hơn về các mục tiêu của Nhện Chúa.

Phần 3 sẽ vạch trần các mục tiêu thống trị người dân thế giới của ĐCSTQ.

Quan điểm trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Stu Cvrk là một Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do – điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.

Lê Minh

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment