Phá cửa cưỡng chế xét nghiệm là \’lạm dụng chức vụ và trái luật\’

Phá cửa cưỡng chế xét nghiệm là \’lạm dụng chức vụ và trái luật\’

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Nhiều luật sư cho rằng hành động phá cửa, đột nhập vào nhà và cưỡng chế người dân đi xét nghiệm là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người.

Các biện pháp chống dịch mạnh tay của Việt Nam tiếp tục bị đặt dấu hỏi về tính pháp lý. Trong vụ việc mới nhất, một phụ nữ ở Bình Dương đã bị cảnh sát cơ động khống chế, đưa ra khỏi nhà để xét nghiệm.

Ngày 29/9 báo chí Việt Nam nói Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, Bình Dương, Võ Thanh Quan đã xin lỗi bà Hoàng Phương Lan (ngụ tại chung cư Ehome 4), về việc phá khóa, cưỡng chế bà đi xét nghiệm nCoV.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, luật sự Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp nói: \”Xét nghiệm là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Do đó, việc người dân từ chối xét nghiệm là sai. Tuy nhiên, việc người dân sai không đồng nghĩa với việc chính quyền hành xử như thế nào cũng được.\”

\”Việc chính quyền đem lực lượng xuống phá khoá, vào nhà, bẻ trái tay người dân đem đi xét nghiệm là trái quy định. Đây là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của người khác. Hành vi này có dấu hiệu phạm vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 157 BLHS và tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 158 BLHS.\”

Từ đó, luật sư kiến nghị: \”Để tránh tình trạng lạm quyền xảy ra khá phổ biến trong thời điểm hiện nay, và để lấy lại niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước thì cơ quan chức năng cần nhanh chóng khởi tố vụ án để xử lý nghiêm những cá nhân liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Việc này cần phải làm ngay, không nhất thiết phải có đơn tố cáo của người bị hại vì trường hợp này, việc khởi tố không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại.\”

Phá cửa, khóa tay

Tối 28/9, một đoạn video ghi lại cảnh lực lượng chức năng cùng một số người mặc thường phục, trang phục công an và cảnh sát cơ động cũng như đồng phục một số lực lượng khác đang phá cửa một căn hộ trong chung cư được chia sẻ trên mạng xã hội.

Video cho thấy, khi mở được cửa căn hộ, nhóm người xông vào, khống chế người phụ nữ và yêu cầu đi xét nghiệm nhanh Covid-19.

Giữa lúc bà mẹ bị hai người đàn ông khóa tay dẫn ra, có tiếng la hét của trẻ em trong căn hộ.

Trong khi bị khóa tay áp giải ra, người phụ nữ liên tục kêu lên: \”Người ta đang làm việc mà nhào vô đập cửa\”.

Một người dẫn giải đáp lại: \”Rượu mời không uống thì uống rượu phạt.\”

Người phụ nữ này sau đó được đưa xuống sảnh chung cư nơi có nhân viên y tế chờ sẵn và được yêu cầu phải xét nghiệm Covid-19.

Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, vụ việc trên xảy ra tại chung cư Ehome 4 ở phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Là người có mặt trong video, ông Võ Thanh Quan, Bí thư phường Vĩnh Phú, cho biết khi nhân viên y tế đang lấy mẫu tại chung cư Ehome 4 vào sáng 28/9 thì đoàn công tác phòng chống dịch được ban quản lý chung cư báo có một người phụ nữ không chịu đi xét nghiệm dù chung cư đã phát hiện có 2 ca dương tính.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Võ Thanh Quan cho biết dù đã vận động nhưng người phụ nữ vẫn không chịu mở cửa ra ngoài để xét nghiệm nhanh với lý do sợ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, lực lượng chức năng đã tìm thợ khóa để mở cửa căn hộ, tiếp tục vận động nhưng người phụ nữ không đồng ý nên mới phải áp chế đưa người này đi xét nghiệm.

Zing.news dẫn lời Bí thư Thành ủy Thuận An, lực lượng của phường Vĩnh Phú \”hơi nóng vội và mạnh tay\” khi cưỡng chế người dân; đồng thời cho rằng nếu người dân không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch của địa phương thì địa phương có quyền thực hiện các biện pháp theo quy định.

Tuy nhiên, cảnh trong video cho thấy sau khi phá cửa xông vào, lực lượng của chính quyền đã khống chế người phụ nữ và áp giải đi liền, không hề có cảnh \”tiếp tục vận động\” như thông tin từ bí thư phường.

Về phía người phụ nữ trong clip, chị cho biết: \”Tôi tự test ở nhà và kết quả đã âm tính. Mặt khác tôi thấy test cộng đồng như vậy khả năng lây nhiễm cao vì ngoài đó đông người.\”

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền có các hành động mạnh tay với người dân liên quan tới xét nghiệm và phòng chống dịch.

\"Vụ
Chụp lại hình ảnh,Vụ phá cửa, cưỡng chế F1 đi cách ly ở Nghệ An gây xôn xao cộng đồng mạng

Vào ngày 23/8, tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, một phụ nữ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 đã cởi áo cố thủ trong nhà và lực lượng chức năng đã phá cửa rồi cưỡng chế đi cách ly. Người phụ nữ này sau đó bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ.

Tại Cà Mau, vào ngày 1/9, một người đàn ông không chịu đi xét nghiệm cũng đã bị công an hốt lên xe chở đi cách ly tập trung.

Tại Thanh Hóa, chính quyền khóa trái cổng những gia đình có \”F2\”.

Trên mạng xã hội, nhiều video quay cảnh người dân bị còng tay hoặc bị dẫn giải đi xét nghiệm.

\’Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn\’

Luật sư Sơn phân tích:

\”Hiện tại, đối với hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế chỉ bị phạt tiền từ 1.000.0000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong các biện pháp khắc phục hậu quả hiện nay không có biện pháp nào là cưỡng chế xét nghiệm cả mà chỉ có cưỡng chế cách ly. Quan trọng hơn, là điều luật này không quy định về biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan chức năng không được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, tức cơ quan chức năng không thể cưỡng chế người dân đi xét nghiệm.\”

\"Chụp
Chụp lại hình ảnh,Một người đàn ông ở Cà Mau bị cưỡng chế, đưa đi cách ly tập trung

Từ đó, ông Sơn nêu ý kiến cá nhân rằng, sở dĩ Chính phủ Việt Nam không quy định biện pháp khắc phục hậu quả là \”cưỡng chế xét nghiệm\” cũng có cái lý của Chính phủ Việt Nam:

\”Để áp ứng nhu cầu phòng chống dịch nên tháng 9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Trong lúc thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 5.000.000 đồng/ tháng, nhưng mà mức phạt mà Nghị định 117/2020/NĐ-CP đưa ra cho hành vi không chấp hành yêu cầu xét nghiệm lên đến 3.000.000 đồng, hơn 50% thu nhập bình quân tháng của người dân. Mức xử phạt này theo tôi là quá cao so với thu nhập người dân và quá đủ để răn đe mà không cần thiết phải áp dụng thêm bất kỳ hình thức xử phạt bổ sung hay khắc phục hậu quả nào.\”

\”Do đó, việc chính quyền đem lực lượng xuống phá khoá, vào nhà, bẻ trái tay người dân đem đi xét nghiệm là trái quy định. Đây là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của người khác. Hành vi này có dấu hiệu phạm vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 157 BLHS và tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 158 BLHS.\”

\"NHAC

\”Nhà nước Việt Nam nói chung và chính quyền tỉnh Bình Dương nói riêng không nên nhân danh phòng chống dịch bệnh mà ngang nhiên tước bỏ các quyền cơ bản của người dân về chỗ ở, về thân thể. Nếu cơ quan chức năng không khởi tố và xử lý nghiêm những cán bộ liên quan thì vô tình truyền tải các thông điệp sai đến công chúng: hoặc (i) việc làm của những cán bộ này là đúng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hoặc (ii) Nhà nước Việt Nam đang \”bật đèn xanh\” cho các hành vi trái pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức của mình; hoặc (iii) Việt Nam là một xã hội không có luật pháp;\” ông Sơn lý giải.

Trên báo Tuổi Trẻ, luật sư Hoàng Văn Hướng từ Đoàn luật sư Hà Nội nói rằng hành vi của lực lượng chính quyền trong trường hợp tại Bình Dương là vi phạm pháp luật.

\”Phải khẳng định đây là hành vi trái pháp luật và vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Bởi việc thực hiện một hành vi cưỡng chế một người phải thực hiện theo một quy trình hành chính. Clip về nội dung vụ việc cho thấy việc cưỡng chế không tuân theo một quyết định và một quy trình nào,\” luật sư Hướng nhận định.

Bài Liên Quan

Leave a Comment