Hồ sơ Pandora: Tài sản và giao dịch bí mật của một số lãnh đạo thế giới bị phơi bày
- Đội phóng viên Hồ sơ Pandora
- BBC Panorama
4 tháng 10 2021
Tài sản và các giao dịch bí mật của một số lãnh đạo, chính trị gia và tỷ phú trên thế giới đã bị phơi bày khi một trong những vụ rò rỉ tài liệu tài chính lớn nhất đến nay được công bố.
Khoảng 35 nhà lãnh đạo đã hết nhiệm kỳ hoặc đương nhiệm và hơn 300 nhân viên nhà nước đã bị nêu tên trong tập hồ sơ về các công ty ở nước ngoài, có tên gọi Hồ sơ Pandora.
Tài liệu cho thấy Quốc vương của Jordan đã bí mật thu gom tài sản tại Mỹ và Anh với giá trị lên đến 70 triệu bảng. Tài liệu cũng cho thấy cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và vợ đã giữ lại 312.000 bảng tiền thuế trước bạ khi họ mua một văn phòng tại London.
Vợ chồng cựu Thủ tướng Blair đã mua một công ty ở nước ngoài sở hữu tòa nhà đó.
Vụ rò rỉ cũng cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có tài sản bí mật ở Monaco, và cho thấy Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis – người đang đối mặt với cuộc bầu cử trong tuần này – đã không nêu tên một công ty đầu tư nước ngoài được sử dụng để mua 2 biệt thự trị giá 12 triệu bảng Anh ở miền nam nước Pháp.
Đây là vụ rò rỉ tài liệu mới nhất trong một loạt các vụ rò rỉ trong vòng 7 năm qua, theo sau vụ Tài liệu FinCen, Hồ sơ Paradise, Hồ sơ Panama và LuxLeaks.
Đây cũng là quá trình thẩm tra tài liệu có quy mô lớn nhất do International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ) tiến hành, với hơn 650 phóng viên tham gia.
BBC Panorama là một cuộc điều tra phối hợp với Guardian và các đối tác truyền thông khác, hiện tiếp cận được gần 12 triệu tài liệu và tập tin từ 14 công ty dịch vụ tài chính tại các nước bao gồm British Virgin Islands, Panama, Belize, Cyprus, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Singapore và Thụy Sĩ.
Một số nhân vật đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế toàn cầu.
Thế nhưng một trong những hé lộ động trời nhất là cách thức một số người giàu có và có vị trí quan trọng đã thành lập các công ty một cách hợp pháp và bí mật mua tài sản tại Anh.
Các tài liệu của cho biết một số chủ sở hữu của khoảng 95.000 công ty ở nước ngoài đứng đằng sau các thương vụ này.
Tài liệu này cũng nhấn mạnh đến việc chính phủ Anh đã thất bại trong việc đưa ra danh sách các chủ sở hữu tài sản ở nước ngoài, mặc dù liên tục hứa sẽ thực hiện, trong bối cảnh đã có các quan ngại về việc một số người mua tài sản có thể lợi dụng để thực hiện các hoạt động rửa tiền.
Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev và gia đình của mình đã bị cáo buộc lấy cắp tài sản của chính đất nước là một ví dụ.
Một cuộc điều tra cũng phát hiện Aliyev cùng các cộng sự thân cận đã bí mật tham gia vào các thương vụ bất động sản tại Anh với trị giá lên đến hơn 400 triệu bảng.
UK properties owned offshore by foreign leaders
Tap to see the UK offshore property empires of foreign heads of state
Animation enabledThe King of Jordan has secretly acquired luxury homes in Malibu and Washington DC, plus eight properties in London and south-east England
In Malibu, California, he spent £50m ($68m) on three clifftop mansions
The king’s property portfolio also includes apartments in Washington DC, where his son attended university
And in the UK, King Abdullah’s properties include these two near Buckingham Palace. He owns the building on the left and three flats in the building on the right
Azerbaijan’s ruling Aliyev family, long accused of corruption, have built a vast offshore network to hide their money
The files expose how the Aliyev family and close associates were involved in property deals in the UK worth over £400m
This includes a £33m property in central London bought for the president’s 11-year-old son
They also sold a property to the Crown Estate for £66m in 2018, having paid £35m for it 10 years earlier
Các hé lộ có thể khiến chính phủ Anh khó xử khi gia đình của Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev dường như đã kiếm được khoản lợi nhuận 31 triệu bảng sau khi bán một trong các tài sản tại London cho Công ty Crown Estate – một đế chế bất động sản của Nữ hoàng Anh do Bộ Tài chính quản lý và quy động được tiền mặt cho quốc gia.
Nhiều giao dịch trong tài liệu này thì không có gì sai về mặt pháp lý.
Thế nhưng Fergus Shiel từ ICIJ nói rằng: \”Chưa từng có quy mô như thế này và điều này cho thấy thực tế là các công ty nước ngoài có thể giúp mọi người giấu đồng tiền bất chính hay trốn thuế.\”
Ông cho biết thêm: \”Họ đang sử dụng những tài khoản ở nước ngoài này, một số quỹ tín thác nước ngoài để mua hàng trăm triệu đôla tài sản ở những nước khác, nhằm làm giàu cho gia đình mình, dựa vào đồng tiền của nhân dân.\”
ICJI tin rằng vụ điều tra đang \”mở một chiếc hộp gồm rất nhiều thứ\” – vì vậy đã đặt tên là Hồ sơ Pandora.
Các dinh thự ở Malibu của Quốc vương Jordan
Các tập hồ sơ tài chính bị rò rỉ cũng cho thấy cách mà Quốc vương Jordan bí mật gom tài sản ở Anh và Mỹ với trị giá hơn 70 triệu bảng Anh (tương đương hơn 100 triệu đôla Mỹ).
Hồ sơ này cũng xác định một mạng lưới các công ty ở nước ngoài tại Quần đảo British Virgin và các \’thiên đường thuế\’ khác đã được Quốc vương Jordan, Abdullah II bin Al-Hussein dùng để mua 15 ngôi nhà kể từ khi ông lên nắm quyền lực vào năm 1999.
Trong số đó bao gồm 3 căn liền kề nhìn ra biển với tổng trị giá là 50 triệu bảng ở Malibu, California và các tài sản ở London và Ascot, Anh Quốc.
Mối quan tâm về bất động sản của ông lớn dần khi Quốc vương của Jordan bị cáo buộc cai trị một chế độ độc tài, trong khi các cuộc biểu tình xảy ra trong những năm gần đây giữa bối cảnh xuất hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tăng thuế.
Các luật sư của Quốc vương Abdullah nói rằng những tài sản đó được mua bằng tiền cá nhân và ông cũng sử dụng để tài trợ cho các dự án dành cho người dân Jordan.
Các luật sư này cũng nói rằng việc các nhân vật có chức vụ cao mua tài sản qua các công ty nước ngoài là điều bình thường vì lý do riêng tư và an ninh.
Một số những tiết lộ khác trong Hồ sơ Pandora:
- Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta và 6 thành viên trong gia đình bí mật sở hữu một mạng lưới các công ty nước ngoài. Họ cũng liên quan đến 11 công ty – một trong số đó được định giá tài sản là 30 triệu bảng.
- Các thành viên thân thuộc của Thủ tướng Pakistan, Imran Khan bao gồm các bộ trưởng nội các và gia đình họ đã bí mật sở hữu các công ty và quỹ tín thác với giá trị hàng triệu đôla.
- Công ty luật do Tổng thống Cyprus, Nicos Anastasiades thành lập dường như đã sử dụng các chủ sở hữu giả mạo nhằm che đậy danh tính cho chủ sở hữu thật của một loạt các công ty nước ngoài – là một cựu chính trị gia của Nga, người đã bị cáo buộc biển thủ tài sản. Tuy nhiên công ty luật này đã bác bỏ thông tin.
- Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky đã chuyển vốn sở hữu sang một công ty bí mật ở nước ngoài trước khi thắng trong cuộc bầu cử năm 2019.
- Tổng thống Ecuador Guillermo Lass, một cựu quan chức ngân hàng đã thay một quỹ của Panama dùng để chi trả tiền hằng tháng cho các thành viên gia đình bằng một quỹ tín thác ở South Dakota, Mỹ.
Không có thuế trước bạ trong vụ mua văn phòng của cựu Thủ tướng Blair
Không có thông tin trong Hồ sơ Pandora rằng cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và vợ Cherie Blair đã cất giấu tài sản.
Thế nhưng các tài liệu cho thấy tại sao vợ chồng cựu Thủ tướng không trả tiền thuế trước bạ khi họ mua tài sản trị giá 6,45 triệu bảng.
Cựu Thủ tướng Anh thuộc Công Đảng cùng vợ là luật sư đã mua một tòa nhà ở Marylebone, trung tâm London hồi tháng 7/2017 bằng cách mua công ty ở nước ngoài sở hữu tòa nhà này.
Việc mua tài sản theo cách này tại Anh là hợp pháp và không phải trả thuế trước bạ – thế nhưng ông Blair đã luôn chỉ trích việc trốn thuế.
Tòa nhà tại Marylebone, trung tâm London hiện giờ là nhà của đội ngũ tư vấn luật của bà Cherie Blair, phụ trách tư vấn pháp lý cho các chính phủ trên thế giới cũng như một quỹ vì quyền lợi nữ giới của bà.
Bà Blair cho biết những người bán muốn mua nhà thông qua công ty ở nước ngoài.
Bà nói rằng hai người đã mua tài sản trở lại theo luật của nước Anh và sẽ phải trả tiền thuế cho số vốn tăng thêm nếu có bán tài sản trong tương lai.
Những người sở hữu tài sản là gia đình có mối quan hệ chính trị với Bahrain nhưng cả hai bên cho biết họ không biết trước đối tượng đang giao dịch là ai.
Cậu bé sở hữu tài sản 33 triệu bảng ở London
Các tài liệu cũng cho thấy gia đình của Tổng thống Azerbaijan, Aliyev đã bí mật mua tài sản ở Anh Quốc bằng cách sử dụng các công ty ở nước ngoài.
Các tài liệu cũng cho thấy gia đình này – từ lâu bị cáo buộc tham nhũng ở Azerbaijan đã mua 17 tài sản, bao gồm một khối văn phòng ở London trị giá 33 triệu bảng cho cậu con trai 11 tuổi, Heydar Aliyev.
Tòa nhà ở Mayfair được một công ty vốn chỉ là vỏ bọc mua vào năm 2009, công ty này do một người bạn của gia đình Tổng thống Ilham Aliyev sở hữu.
Sau đó 1 tháng tòa nhà này được chuyển sang cho cậu bé Heydar.
Nghiên cứu cũng cho thấy cách mà khối văn phòng khác do gia đình này sở hữu gần đó bị bán cho Crown Estate với giá 66 triệu bảng vào năm 2018.
Crown Estate cho biết đã thực hiện việc kiểm tra theo luật định vào thời điểm mua nhưng cũng đang điều tra vụ việc.
Chính phủ Anh nói đang thẳng tay xử lý nạn rửa tiền với việc thực thi luật pháp nghiêm khắc hơn và sẽ đưa ra danh sách các công ty nước ngoài sở hữu tài sản ở Anh khi thời gian ở Quốc hội cho phép.
Hồ sơ Pandora là vụ rò rỉ gần 12 triệu hồ sơ và tập tin, phơi bày tài sản và các giao dịch bí mật của các lãnh đạo, chính trị gia và tỷ phú thế giới. International Consortium of Investigative Journalists ở Washington DC đã thu thập dữ liệu và dẫn đầu một trong những cuộc điều tra lớn nhất lịch sử trên toàn cầu.
Hơn 600 nhà báo từ 117 quốc gia đã tiếp cận được tài sản giấu kín của một trong số những nhân vật quyền lực nhất hành tinh. BBC Panorama và The Guardian dẫn đầu cuộc điều tra tại Anh.