Vụ bê bối gian lận ở Ngân hàng Thế giới hé lộ ảnh hưởng độc hại và sâu rộng của Trung Quốc tại Liên hợp quốc

\"Vụ

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hầu như phát biểu tại Kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/09/ 2021 tại New York. (Ảnh :Spencer Platt / POOL / AFP qua Getty Images)

Vụ bê bối gian lận ở Ngân hàng Thế giới hé lộ ảnh hưởng độc hại và sâu rộng của Trung Quốc tại Liên hợp quốc

 Bình luậnĐức Duy •  08/10/21

Việc Trung Quốc có thể can thiệp vào kết quả của báo cáo có tầm ảnh hưởng nhất thế giới của Ngân hàng thế giới đã một lần nữa hé lộ tầm ảnh hưởng sâu rộng và cực kỳ độc hại của Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Trong một số trường hợp với các tổ chức quan trọng thuộc Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế thế giới và Ban Kinh tế & Xã hội, Trung Quốc có thể hoàn toàn thao túng và sử dụng các tổ chức này khiến mọi nguồn lực của Liên hợp quốc (gồm tài chính, truyền thông, nhân sự) phục vụ cho bẫy nợ Vành đai và Con đường (BRI) của chế độ này.

Những tiết lộ về việc các nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới gây áp lực buộc nhân viên phải thực hiện một báo cáo có ảnh hưởng theo hướng có lợi cho Trung Quốc đã một lần nữa làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong hệ thống Liên hợp quốc (LHQ).

Một cuộc điều tra gần đây cho thấy Chủ tịch Ngân hàng Thế giới lúc bấy giờ là ông Jim Yong Kim và Giám đốc điều hành lúc đó là bà Kristalina Georgieva đã tạo ra “áp lực quá mức” đối với nhân viên để nâng thứ hạng của Trung Quốc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh” (Doing Business) năm 2018. Các nhà điều tra cho biết vào thời điểm đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng Thế giới đã \”bận rộn với các cuộc đàm phán nhạy cảm\” về một đợt tăng vốn lớn, một động thái làm tăng cổ phần của Trung Quốc tại bên cho vay. Các nhà lãnh đạo cũng đã nhiều lần nhận được những lời đề nghị từ các quan chức cấp cao của Trung Quốc rằng họ muốn điểm số của nước này được nâng lên để phản ánh hiệu quả các sáng kiến ​​cải cách của nước này.

Kết quả cuộc điều tra khiến Ngân hàng Thế giới phải tuyên bố từ bỏ hoàn toàn báo cáo “Môi trường kinh doanh” tai tiếng. 

Bà Georgieva, người bị cáo buộc đã ‘phục vụ Trung Quốc\’ trong việc làm sai lệch kết quả báo cáo, hiện là người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức. Ngay cả tạp chí The Economist, một tạp chí kinh tế thiên tả, có mối quan hệ ‘tích cực’ với Trung Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi này. Tuy nhiên, vị quan chức đứng đầu Ngân hàng Thế giới bị chỉ trích đã kịch liệt phủ nhận kết quả điều tra.Bà Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ tướng Đức ở Berlin, hôm 26/08/2021. (Ảnh: Clemens Bilan / Getty Images)

Các nhà quan sát và chuyên gia quốc tế bình luận rằng vụ bê bối ở Ngân hàng Thế giới cho thấy ảnh hưởng độc hại của Trung Quốc tại các tổ chức toàn cầu có tầm ảnh hưởng lớn và quan trọng khác. 

Ông Seth Cropsey, một thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Washington nói với The Epoch Times rằng Bắc Kinh coi trật tự quốc tế hiện có là mối đe dọa đối với lợi ích của mình. \”Vì vậy, họ muốn phá vỡ nó bất cứ khi nào có thể\”.

“Tầm ảnh hưởng và tư cách thành viên cũng như việc tham gia vào các tổ chức quốc tế giúp Bắc Kinh có một cánh cửa mà họ cần để hoàn thành mục tiêu đó\”.

Theo ông Cropsey, để đạt được mục đích, Bắc Kinh “sẵn sàng sử dụng hối lộ, đe dọa vũ lực, áp lực chính trị” và bất kỳ phương tiện nào khác.

Lịch sử \’phụng  sự\’ Trung  Quốc của Ngân  hàng thế giới

Theo chuyên gia về Trung Quốc Michael Pillsbury, Ngân hàng Thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các cải cách kinh tế của ĐCSTQ trong những năm 1980 và 1990, khi chế độ này đang cố gắng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tù túng.

Trong cuốn sách “Cuộc thi Marathon trăm năm”, ông Pillsbury viết rằng Ngân hàng Thế giới đã bí mật cố vấn cho ĐCSTQ ngay từ năm 1983. Năm đó, các lãnh đạo cấp cao nhất của Ngân hàng Thế giới đã gặp lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình. Do đó, ngân hàng đã đồng ý nghiên cứu Trung Quốc và khuyến nghị cách chế độ này có thể bắt kịp Hoa Kỳ về mặt kinh tế trong những thập kỷ tiếp theo.

Ông Pillsbury đã viết, trong khi bên cho vay đưa ra \”một vài báo cáo mơ hồ\” về nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trường trường tự do của Trung Quốc, thì một cách riêng tư, Ngân hàng Thế giới vào giữa những năm 1980 đã tán thành cách tiếp cận xã hội chủ nghĩa của chế độ này, và Ngân hàng Thế giới đã lấp liếm sự thật là Trung Quốc không có nền kinh tế thị trường thực sự, cũng như không làm gì để buộc Trung Quốc phải cải thiện điều này. 

Ông Pillsbury nói với The Epoch Times trong một email: \”Trung Quốc sẽ không dừng chiến dịch [thao túng các tổ chức quốc tế] vốn rất thành công của họ. Trung Quốc cần các tổ chức này để giành được ảnh hưởng quyết định trong tất cả các cơ quan chuyên môn của LHQ và thu được lợi ích từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới.” 

Ảnh hưởng độc hại của Trung Quốc

IMF và Ngân hàng Thế giới nằm trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ, trong đó đại diện của Trung Quốc đứng đầu 3 cơ quan. Ngoài Trung Quốc, thế giới không có quốc gia nào khác lãnh đạo nhiều hơn một cơ quan. Trong khi đó, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế vừa chứng kiến ​​vị lãnh đạo là người Trung Quốc của mình rời đi vào tháng Tám sau nhiệm kỳ 7 năm.Ông Pillsbury viết: “Kể từ khi tôi viết cuốn Cuộc thi Marathon Trăm năm cách đây sáu năm, người Trung Quốc đã không phải chịu bất kỳ lệnh trừng phạt đáng kể nào khiến họ phải thay đổi quỹ đạo thành công [bằng cách tiếp cận cửa sau] để vượt qua Hoa Kỳ trong vai trò đứng đầu toàn cầu\”.

Ông Pillsbury chia sẻ: “Kể từ khi tôi viết cuốn Cuộc thi Marathon Trăm năm cách đây 6 năm, Trung Quốc đã không phải chịu bất kỳ lệnh trừng phạt đáng kể nào khiến họ phải thay đổi quỹ đạo thành công [bằng cách tiếp cận cửa sau] để vượt qua Hoa Kỳ trong vai trò đứng đầu toàn cầu\”.

Theo ông Pillsbury, thất bại duy nhất gần đây của Trung Quốc trong hệ thống LHQ xảy ra khi ứng cử viên người Trung Quốc thua trong cuộc bỏ phiếu bầu vị trí cao nhất tại Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Câu chuyện thành công của WIPO thời cựu Tổng thống Trump

Trước cuộc bầu cử vào tháng 03/2020 của WIPO, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đó đã nỗ lực để đảm bảo rằng bà Wang Binyang, đại diện của ĐCSTQ, nơi nổi tiếng nhất thế giới về đánh cắp sở hữu trí tuệ, thất bại trong lần bỏ phiếu bầu lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất toàn cầu. 

Cuối cùng, bà Wang đã bị đánh bại bởi ông Daren Tang đến từ Singapore, người được Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây khác ủng hộ, với số phiếu 28-55.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông Mike Pompeo nói vào tháng 07/2020: “Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đã nhanh chóng đạt được [vị trí] đó. Chúng tôi đã đưa ra một ứng cử viên sáng giá. … Và chúng tôi đã nghiền nát mưu đồ của Trung Quốc. Đó là một nỗ lực ngoại giao đáng kinh ngạc\”.

Ông Andrew Bremberg, lúc đó là đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ ở Geneva, là người đi đầu trong chiến dịch tranh cử của Chính quyền Tổng thống Trump.Giám đốc Hội đồng Chính sách Nội địa lúc bấy giờ của Tòa Bạch Ốc Andrew Bremberg nói trong cuộc thảo luận bàn tròn về an toàn mạng và công nghệ tại Tòa Bạch Ốc hôm 20/03/2018. (Ảnh:Chip Somodevilla / Getty Images)

Ông Bremberg nói với The Epoch Times, thành công của Washington tại WIPO “hoàn toàn có thể được lặp lại\”.

Ông nói: “Chính phủ của ông Biden cũng có thể làm được\”, vấn đề là phải xác định các ưu tiên chính và làm việc với “các đối tác quan trọng không để ĐCSTQ chiếm thế thượng phong khi các cuộc bầu cử này diễn ra\”.

Ví dụ, trong cuộc bầu cử WIPO, Hoa Kỳ đã làm việc với ủy ban quy tắc của cơ quan để cấm điện thoại hoặc chụp ảnh trong phòng bỏ phiếu. Theo ông Bremberg, trong một số trường hợp, ĐCSTQ đã yêu cầu các quốc gia chụp ảnh lá phiếu để xác minh lá phiếu của họ.

Ông nói, bước cuối cùng là các quan chức Hoa Kỳ phải làm việc để “tạo ra một liên minh đoàn kết lớn đằng sau một ứng cử viên tốt hơn được các bên đồng ý\”.

Từ kinh nghiệm của mình ở Geneva, ông Bremberg khẳng định rằng các quan chức Mỹ và cộng đồng toàn cầu đã thiếu nhận thức về ‘ảnh hưởng xấu của ĐCSTQ tại các tổ chức quốc tế’. 

Cựu đại sứ lưu ý rằng mặc dù chế độ Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, nhưng nó vẫn chưa phải là lực lượng thống trị trong hệ thống LHQ. Tuy nhiên, việc ngăn cản cuộc hành quân dài hơi của Bắc Kinh thông qua các thể chế đa phương này sẽ cần rất nhiều nỗ lực.

Ông nói: “Đó không phải là một điều dễ dàng. Nhưng tôi cực kỳ lạc quan rằng nếu chúng tôi sẵn sàng làm công việc để củng cố hệ thống và tái sử dụng vai trò lãnh đạo phù hợp với các giá trị của chúng tôi, thì trên thực tế, Trung Quốc sẽ không thể chiếm ưu thế\”.

WHO không còn hy vọng cải cách

Theo quan điểm của ông Bremberg, trong số các tổ chức toàn cầu thì Tổ chức y tế Thế giới (WHO) không còn hy vọng cải cách nữa. 

Ông nói: “Tất cả những gì chúng ta học được trong một năm rưỡi qua là muốn và cần một WHO có ý nghĩa, có thể thực sự hoạt động cho hệ thống sức khỏe toàn cầu, nhưng chúng ta không có. Và tôi nghĩ rằng không có cách nào để cải cách WHO”. 

Ông Bremberg năm ngoái đã tham gia vào một nỗ lực của chính quyền ông Trump nhằm tìm kiếm các cải cách cho WHO liên quan đến việc xử lý đại dịch và giảm bớt sự luồn cúi trước ĐCSTQ. Khi WHO từ chối những lời kêu gọi này, Tổng thống Donald Trump khi đó đã rút khỏi tổ chức, nói rằng WHO thuộc về ĐCSTQ. 

Đáng tiếc, sau đó, chính phủ của ông Biden đã gia nhập lại WHO. Có thể một số quan chức cho rằng WHO vẫn có thể cải cách và giữ một ghế ở WHO vẫn tốt hơn là từ bỏ nó. 

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, cơ quan này đã bị chỉ trích nặng nề về việc nhại lại các tuyên bố chính thức của ĐCSTQ vốn đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát, đồng thời ca ngợi những gì ĐCSTQ cho là nỗ lực kiểm soát dịch của họ.

Đầu năm nay, một báo cáo về nguồn gốc virus của một nhóm do WHO đứng đầu thực hiện cùng với các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định rằng giả thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm là nguồn gốc \”cực kỳ khó xảy ra\”. Hơn một chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã đặt câu hỏi về tính toàn vẹn của báo cáo, chỉ ra rằng nhóm nghiên cứu thiếu quyền truy cập vào dữ liệu thô từ Trung Quốc.

Trước áp lực gay gắt từ dư luận, vài tháng trở lại đây, WHO đã tỏ rõ thái độ chống lại Bắc Kinh, kêu gọi sự minh bạch và yêu cầu ĐCSTQ cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu thô.

Thúc đẩy Vành đai và Con đường (BRI) thông qua thao túng LHQ

ĐCSTQ cũng đã sử dụng các cơ quan của LHQ để hợp pháp hóa và thúc đẩy dự án đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ của mình, được gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Kế hoạch ngàn tỷ USD này đã bị giới chức Hoa Kỳ chỉ trích vì tạo điều kiện cho Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng kinh tế và quân sự, đồng thời tạo gánh nợ nặng nề và không bền vững cho các nước đang phát triển.

Một báo cáo năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu về An ninh mới của Mỹ có trụ sở tại Washington đã chỉ ra rằng Ban Kinh tế & Xã hội của LHQ, một cơ quan thư ký, là phương tiện chính được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy BRI. Các quan chức Trung Quốc đã giữ vị trí cao nhất tại cơ quan LHQ từ năm 2007, cho phép Bắc Kinh thu hút “một mạng lưới công dân Trung Quốc rộng khắp để hướng tổ chức này theo đuổi” BRI.

Báo cáo cho biết, thông qua những nỗ lực này, Trung Quốc đã có thể hoàn thành các dự án BRI của mình theo các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, do đó hướng các nguồn lực của LHQ đến các khoản đầu tư do Trung Quốc hậu thuẫn.

WHO, do bà Margaret Chan của Hong Kong lãnh đạo từ năm 2007 đến năm 2017, cũng thúc đẩy BRI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Vào tháng 01/2017, bà Chan đã ký một bản ghi nhớ BRI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với Trung Quốc tại cuộc gặp với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình ở Geneva. Vào tháng 05/2017, chưa đầy 2 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, bà Chan đã đến thăm Bắc Kinh và ký kế hoạch hành động. Sau khi rời WHO, bà Chan ngay lập tức đảm nhận các vị trí cấp cao trong các tổ chức của ĐCSTQ, bao gồm Đại hội Hiệp thương Chính trị, một cơ quan cố vấn chính trị, cơ quan chủ chốt trong các nỗ lực ảnh hưởng trong và ngoài nước của Chính phủ, được gọi là công việc “Mặt trận thống nhất”.

Trong các nhiệm kỳ của mình, bà Chan cũng đã bổ nhiệm vợ của ông Tập, Thiếu tướng Bành Lệ Viên và người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Trung Quốc James Chau làm đại sứ thiện chí của WHO (hiện họ vẫn đang đảm nhiệm vị trí này). 

Giám đốc hiện tại của WHO ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người kế nhiệm bà Chan vào tháng 07/2017, đã dẫn đầu phái đoàn của WHO đến Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác Y tế ở Bắc Kinh vào tháng 08/ 2017. Trong chuyến đi đến Trung Quốc đó, ông Tedros đã ký một thỏa thuận chiến lược hỗ trợ BRI, trong khi WHO đã nhận được khoản đóng góp bổ sung là 20 triệu USD từ chính phủ này.

Ông Ian Easton, giám đốc cấp cao tại Viện Dự án 2049 có trụ sở tại Virginia, đã cảnh báo trong một cuộc thảo luận trực tuyến vào tháng 8 do Viện Hudson tổ chức rằng: Bản ghi nhớ này giữa WHO và Trung Quốc, chưa được công khai, sẽ cho phép ĐCSTQ mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các hệ thống bệnh viện trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực dữ liệu.

Ông Easton nói, thỏa thuận mở đường cho “các quốc gia trên khắp thế giới sử dụng công nghệ, sản phẩm và phần mềm của Trung Quốc trong các bệnh viện và các tổ chức khác liên quan đến y tế toàn cầu.” 

Ngân hàng Thế giới và IMF đã không trả lời các câu hỏi từ The Epoch Times liên quan đến ảnh hưởng của ĐCSTQ trong các hệ thống của LHQ. Các quan chức của WHO cũng không trả lời yêu cầu bình luận. 

Đức Duy 

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment