David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens đoạt giải Nobel Kinh tế học
một giờ trước
Ba nhà kinh tế người Mỹ vừa được trao giải Nobel Kinh tế cho các công trình nghiên cứu đưa ra kết luận từ các thử nghiệm không định trước, hay còn gọi là \”các thử nghiệm tự nhiên\”.
Ông David Card từ Đại học Berkely California được trao một nửa giải thưởng, và nửa kia được trao chung cho ông Joshua D. Angrist từ Viện Công nghệ Massachusetts và ông Guido W. Imbens từ Đại học Stanford.
Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói ba ông đã \”hoàn toàn định hình lại các công trình thực nghiệm trong khoa học kinh tế.\”
David Card nhận giải nhờ \”những đóng góp thực nghiệm của ông về kinh tế lao động.
Ông Joshua D. Angrist và Guido W. Imbens nhận giải nhờ \”những đóng góp phương pháp luận cho các phân tích về mối quan hệ nhân quả\”.
\”Dùng các thử nghiệm tự nhiên, David Card đã phân tích các tác động về mức lương tối thiểu, di dân và giáo dục lên thị trường lao động,\” thông cáo báo chí của Nobel Prize viết. Các nghiên cứu của ông từ những năm 1990 thách thức những kiến thức truyền thống, dẫn tới các phân tích và hiểu biết mới. Kết quả các nghiên cứu cho thấy rằng tăng mức lương tối thiểu không nhất thiết dẫn đến ít việc làm hơn. \”
Về đóng góp của Joshua Angrist và Guido Imbens, từ giữa những năm 1990, hai ông đã giải quyết vấn đề phương pháp luận, cho thấy có thể các kết luận chính xác về nhân quả có thể được rút ra từ các thử nghiệm tự nhiên, thông cáo cho biết.
Ba nhà kinh tế sẽ chung nhau giải thưởng 10 triệu crown Thụy Điển, với ông Carl nhận một nửa số tiền đó.
Nói với các phóng viên, ông Imbens cho biết ông \”hết sức vui mừng khi nghe tin [được trao giải], đặc biệt là nghe tin tôi được nhận giải chung với Joshua Angrist và David Card, hai người bạn tốt của tôi.\”
Ông nói thêm là ông Angist đã làm phù rể tại đám cưới của ông. \”Tôi rất mừng được chung giải này với ông ấy và David.\”
Không như các giải Nobel khác, giải kinh tế không được lập ra theo di chúc của Alfred Nobel, mà do ngân hàng trung ương Thụy Điển lập ra năm 1968 để tưởng nhớ ông. Người đầu tiên nhận giải Nobel kinh tế được công bố một năm sau đó, vào năm 1968.
Đây là giải Nobel cuối cùng được công bố hàng năm.